MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 5, 27/09/2018, 10:23
VNGX

 CTCP VNG (OTC)

Giá hiện tại: VNGX 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Lộ diện các cổ đông lớn của VNG nhưng tỷ lệ sở hữu thực sự của Tencent vẫn là ẩn số
Lộ diện các cổ đông lớn của VNG nhưng tỷ lệ sở hữu thực sự của Tencent vẫn là ẩn số

Mặc dù nhà đầu tư nước ngoài chỉ nắm giữ hơn 44% vốn điều lệ của VNG nhưng đang nắm giữ quá bán quyền biểu quyết của công ty này.

Ngày 24/9, Phòng đăng ký kinh doanh Thành phố HCM đã cấp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của Công ty cổ phần VNG do doanh nghiệp này vừa hoàn tất phát hành 814.201 cổ phiếu ESOP cho cán bộ công nhân viên, tăng vốn điều lệ lên 345,36 tỷ đồng. Qua đó, danh sách các cổ đông nước ngoài của công ty game online lớn nhất Việt Nam cũng lần đầu "lộ diện".

Hiện tại, VNG có 8 cổ đông nước ngoài đang nắm giữ xấp xỉ 15 triệu cổ phiếu, tương đương 43,42% vốn điều lệ mới. Trước đợt tăng vốn này, tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài là 44,26%.

VNG có 4 tổ chức ngoài gồm GS Treasure S.a.r.l, Gamvest Pte Ltd, Tenacious Bulldog Holdings Limited và Prosperous Prince Enterprises Limited đang nắm tổng cộng 13,86 triệu cổ phiếu.

Theo thông tin chúng tôi có được, GS Treasure S.a.r.l là một đơn vị đầu tư trực thuộc Goldman Sachs còn Gamvest Pte Ltd là đơn vị đầu tư trực thuộc quỹ đầu tư GIC của Chính phủ Singapore.

Hai tổ chức Tenacious Bulldog Holdings Limited Prosperous Prince Enterprises Limited cùng có địa chỉ đăng ký tại P.O. Box 957, Offshore Incorporations Centre, Road Town, Tortola, British Virgin Islands.

Nhiều khả năng 2 tổ chức này là những công ty con hoặc có liên quan đến Tencent - công ty dịch vụ internet lớn nhất châu Á. Ngoài Tencent, Goldman Sachs và GIC thì cũng chưa có tổ chức nào khác được biết đến là cổ đông ngoại của VNG.

Tencent được cho là đầu tư vào VNG từ năm 2010 nhưng cả 2 bên đều chưa hề chính thức xác nhận công khai thông tin này dù cho một trong những lãnh đạo cao cấp nhất của Tencent là ông Martin Lau đã tham gia Hội đồng quản trị của VNG từ lâu. Ông Martin Lau là Chủ tịch điều hành (president) của Tencent và đứng thứ 1070 trong danh sách tỷ phú của Forbes với khối tài sản 1,9 tỷ USD.

Lộ diện các cổ đông lớn của VNG nhưng tỷ lệ sở hữu thực sự của Tencent vẫn là ẩn số - Ảnh 1.

Trong 4 cổ đông cá nhân nước ngoài, có 2 người thuộc Ban Giám đốc là Phó Tổng giám đốc Thường trực Johnny Shen Hao, nắm giữ 602.474 cổ phiếu và Giám đốc Phát triển Doanh nghiệp Thomas Loc Heron, nắm giữ 20.050 cổ phiếu.

Hai người còn lại là Julie Thien Nga Lam (493.000 cổ phiếu) và Liu C Christopher (16.200 cổ phiếu) - trong đó, bà Julie Thien Nga Lam là vợ của ông Don Lam, Tổng giám đốc công ty quản lý quỹ VinaCapital.

Các cổ đông trong nước không được đề cập trong thay đổi đăng ký kinh doanh. Theo công bố trong báo cáo thường niên của VNG, cuối năm 2017, chủ tịch kiêm TGĐ Lê Hồng Minh nắm giữ 14,95% vốn điều lệ, tương ứng 5,16 triệu cổ phiếu và phó tổng giám đốc Vương Quang Khải nắm giữ 1,17% vốn điều lệ, tương ứng gần 405 nghìn cổ phiếu.

Cổ đông nước ngoài nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết

Hiện tại, mặc dù tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài chỉ ở mức 44,32% vốn điều lệ nhưng tính trên số lượng cổ phiếu đang lưu hành có quyền biểu quyết thì tỷ lệ này lên đến 55,38% do VNG đã mua lại 7,46 triệu cổ phiếu quỹ. Trong đó, 4 tổ chức nước ngoài nắm giữ 51,2% quyền biểu quyết.

Hai tổ chức có địa chỉ đăng ký ở British Virgin Islands nếu như có "cùng tiếng nói chung" thì có thể phủ quyết mọi quyết sách quan trọng tại Đại hội đồng cổ đông của VNG do nắm giữ tới hơn 36% quyền biểu quyết.

Bên cạnh đó, các công ty con của VNG hiện cũng nắm giữ 2,86 triệu cổ phiếu của công ty mẹ. Số cổ phiếu do các công ty con nắm được coi là cổ phiếu quỹ trên báo cáo tài chính hợp nhất của VNG tuy nhiên vẫn có đầy đủ các quyền của cổ đông.

Lộ diện các cổ đông lớn của VNG nhưng tỷ lệ sở hữu thực sự của Tencent vẫn là ẩn số - Ảnh 2.

Kiến Khang

Các tin khác
Mật mã 1441 ngày “lột xác” và tâm sự về giấc mơ IPO còn dang dở của VNG qua lời kể CEO Lê Hồng Minh
VNG bị kiện bản quyền hơn 14 tỷ đồng: Toà phúc thẩm chấp nhận kháng cáo, VNG không phải bồi thường và xin lỗi, luật sư nguyên đơn phản bác
VNG đối diện nhiều vụ kiện liên quan đến vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Ngành game hướng tới mốc tỷ đô, “ông trùm” game VNG: Điều chúng tôi cần là sự bình đẳng và thay đổi được góc nhìn xã hội
Ông chủ của Zalo đang nỗ lực gọi thêm vốn trước thềm niêm yết lên sàn chứng khoán Mỹ
Kỳ lân VNG nắm giữ gần 5.000 tỷ đồng tiền gửi, lãi ròng 339 tỷ đồng quý 2 dù Zalo Pay vẫn lỗ lớn
Chủ quản Zalo, ZaloPay đạt 265 tỷ LNST sau nửa đầu năm, nắm giữ gần 4.200 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi
Đầu tư mạnh cho ZaloPay, "kỳ lân" VNG dự kiến lỗ sau thuế 246 tỷ đồng năm 2020 sau nhiều năm lãi lớn
Trong khi nhiều startup khát vốn, công ty mẹ của Zalo, ZaloPay đang có hơn 4.000 tỷ đồng gửi ngân hàng
CEO VNG - Lê Hồng Minh: Nếu muốn xây dựng những doanh nghiệp tỷ USD tiếp theo của Việt Nam thì ý tưởng mới là một trong những nhân tố quyết định
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.