MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 2, 08/07/2024, 00:05
PLX

 Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (HOSE)

Giá hiện tại: PLX 37.7 -0.7(-1.82%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Cổ phiếu hai “ông trùm” bán lẻ xăng dầu Petrolimex, PV Oil nổi sóng sau một dự thảo Nghị định mới, đâu là điểm đặc biệt?
Cổ phiếu hai “ông trùm” bán lẻ xăng dầu Petrolimex, PV Oil nổi sóng sau một dự thảo Nghị định mới, đâu là điểm đặc biệt?

Sau chưa đầy 2 tháng, cổ phiếu PLX đã tăng khoảng 30% trong khi OIL tăng đến hơn 50% lên vùng giá cao nhất trong hơn 2 năm.

Cuối tháng 3/2024, Bộ Công Thương công bố dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu thay thế Nghị định 83/2014/NĐ-CP và các Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 83/2014/NĐ-CP. Không mất nhiều thời gian để nhà đầu tư đánh giá tác động của dự thảo đến các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Dòng tiền nhanh chóng tìm đến Petrolimex (PLX)PV Oil (OIL) từ giữa tháng 4 đẩy cổ phiếu của hai "ông trùm" bán lẻ xăng dầu lớn nhất Việt Nam liên tục tăng mạnh. Sau chưa đầy 2 tháng, thị giá PLX đã tăng khoảng 30% trong khi OIL tăng đến hơn 50% lên vùng giá cao nhất trong hơn 2 năm.

photo-1720263084975

Theo báo cáo mới đây của Maybank Investment Bank, dự thảo Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu được đánh giá sẽ hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp lớn trong ngành. CTCK này cho rằng, Nghị định mới sẽ củng cố lợi thế của thương nhân đầu mối, mang lại lợi ích nhiều nhất cho các doanh nghiệp chiếm ưu thế trong nhóm này (Petrolimex, PV Oil) về tiềm năng gia tăng thị phần và biên lợi nhuận.

Cụ thể, Nghị định vẫn duy trì quy định chỉ các thương nhân đầu mối được phép mua xăng dầu trực tiếp từ nhà máy lọc dầu trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, trong khi giá bán từ các thương nhân đầu mối này cho các thương nhân phân phối/bán lẻ không được luật hóa và hoàn toàn dựa trên thỏa thuận giữa các bên tham gia. Nói cách khác, thương nhân đầu mối vẫn duy trì được quyền định đoạt việc phân chia biên lợi nhuận trong chuỗi giá trị.

Các thương nhân phân phối sẽ phải mua xăng dầu trực tiếp từ thương nhân đầu mối và không còn được phép mua chéo từ các thương nhân phân phối khác. Bên cạnh đó, Nghị định yêu cầu các điều kiện chặt chẽ hơn đối với các thương nhân bán lẻ dẫn đến làm yếu đi vị thế của nhóm này trong chuỗi giá trị so với các thương nhân phân phối và thương nhân đầu mối.

Ngoài ra, Nghị định mới cũng muốn tăng số ngày dự trữ xăng dầu từ 20 lên 30 ngày, điều này sẽ làm tăng chi phí kinh doanh, nhưng không ảnh hưởng đến tương quan lợi thế cạnh tranh của các thương nhân đầu mối trong toàn bộ chuỗi giá trị.

"Nếu không có những sửa đổi đáng kể so với dự thảo ban đầu, tinh thần của Nghị định mới sẽ cải thiện cách vận hành giá bán lẻ đồng thời giảm sự phân mảnh và có lợi hơn cho các doanh nghiệp đầu mối có quy mô lớn", báo cáo của Maybank Investment Bank nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, báo cáo mới đây của ACBS cho rằng, dự thảo sửa đổi Nghị định 80/2023 gần đây cũng có nhiều điểm hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu mối xăng dầu như Petrolimex về dài hạn. Trong đó có thể kể đến như:

(1) Thương nhân phân phối không được mua hàng của nhau, chỉ được nhập hàng từ đầu mối giúp giảm chi phí trong khâu trung gian;

(2) Tăng thêm các điều kiện để trở thành thương nhân đầu mối;

(3) Thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối xăng dầu được quyền quyết định giá bán nhưng không cao hơn mức giá mà công thức giá quy định. Diễn biến này nhằm xây dựng môi trường cạnh tranh và giảm sự can thiệp của Nhà nước.

(4) Tổng chi phí kinh doanh và Lợi nhuận định mức tối đa trong dự thảo cao hơn mức hiện tại.

ACBS cho rằng, với những lợi thế như kho chứa xăng dầu lớn nhất, vị trí cây xăng thuận lợi và thương hiệu, Petrolimex sẽ cạnh tranh tốt hơn các đối thủ khác.

Về cơ bản, các doanh nghiệp tham gia kinh doanh xăng dầu (trừ nhà máy lọc dầu) được phân loại thành 3 nhóm: (1) thương nhân đầu mối, (2) thương nhân phân phối và (3) thương nhân bán lẻ. Ngoài ra, thương nhân đầu mối có thể có kênh phân phối, bán lẻ riêng. Hai thương nhân đầu mối có kênh phân phối và bán lẻ lớn nhất Việt Nam chính là Petrolimex và PV Oil.

Theo ước tính, Việt Nam hiện có hơn 17.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, cung cấp hàng chục triệu tấn sản phẩm cho người tiêu dùng mỗi năm. Khoảng gần 70% thị phần xăng dầu dựa trên doanh thu nội địa hiện nằm trong tay "bộ đôi" Petrolimex và PV Oil.

photo-1720263107596

Trong đó, Petrolimex dẫn đầu với thị phần 50% cùng 5.500 cửa hàng trên toàn quốc. PV Oil xếp thứ 2 với thị phần 18% cùng 700 cửa hàng trực thuộc. Trong quý đầu năm 2024, tổng doanh thu của Petrolimex và PV Oil lên đến gần 105.000 tỷ đồng, cao nhất kể từ quý 2/2022. Bình quân mỗi ngày hai nhà bán lẻ xăng dầu này thu về 1.150 tỷ đồng.

Nghị định số 80/2023/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 17/11/2023 là Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 1/11/2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.


Hà Linh

Đời sống pháp luật

Các tin khác
Các “sếu đầu đàn” PVN, Petrolimex, Vitas, Sữa TH… đang dẫn dắt nền kinh tế ESG Việt Nam
PLX: Giải trình BCTC quý 3/2024 so với cùng kỳ năm trước
PLX: Giải trình BCTC soát xét bán niên năm 2024
Cổ phiếu PLX lên đỉnh 28 tháng, vốn hóa Petrolimex vượt nhiều ngân hàng
Hai nhà bán lẻ xăng dầu lớn nhất Việt Nam Petrolimex và PV Oil: Bình quân mỗi ngày thu gần 1.200 tỷ, cổ phiếu cùng tăng phi mã dù lợi nhuận trái chiều
PLX: Giải trình chênh lệch LNST Q2/2024 so với cùng kỳ năm trước
Petrolimex (PLX) báo lãi tăng hơn 40% so với cùng kỳ, cầm hơn 26.700 tỷ tiền mặt và tiền gửi, mỗi ngày thu lãi 2,8 tỷ đồng
PLX: Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2024
Công bố Dự thảo lần 3 Nghị định Kinh doanh xăng dầu, 2 'ông lớn' nhà nước nắm 70% thị phần có thể hưởng lợi thế nào?
Cổ phiếu hai “ông trùm” bán lẻ xăng dầu Petrolimex, PV Oil nổi sóng sau một dự thảo Nghị định mới, đâu là điểm đặc biệt?
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.