MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 4, 29/05/2024, 10:59
HVN

 Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (HOSE)

Giá hiện tại: HVN 33.2 -1.15(-3.35%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Giải mã cú 'cất cánh' của Vietnam Airlines: Vì đâu vốn hóa tăng gấp đôi chỉ trong 2 tháng?
Giải mã cú cất cánh của Vietnam Airlines: Vì đâu vốn hóa tăng gấp đôi chỉ trong 2 tháng?

Vé máy bay cao trong bối cảnh nguồn cung co hẹp, lợi nhuận tăng sau nhiều quý lỗ đậm, tác động tích cực của tình hình vĩ mô… đâu là nguyên nhân khiến thị giá của cổ phiếu Vietnam Airlines (HVN) liên tục phá đỉnh lịch sử trong thời gian qua?

Kết thúc phiên 28/5, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines tăng trần lên 26.900 đồng. Hiện, mức giá này ngang hồi cuối tháng 2/2022, khi VN-Index trên đà hưng phấn. Tuần vừa rồi, khi thị trường vào vùng điều chỉnh ngắn hạn, cổ phiếu của Vietnam Airlines vẫn tăng 22,55%. Đến nay, thị giá của HVN tăng gần 56% trong một tháng. Thậm chí, kể từ tháng 3/2024, giá cổ phiếu của hãng hàng không quốc gia đã tăng gấp đôi.

Đà tăng của cổ phiếu HVN diễn ra trong bối cảnh kết quả kinh doanh khởi sắc, giá vé máy bay tiếp sẽ tiếp tục neo cao, ngành hàng không được dự báo còn nhiều dư địa phát triển.

Giải mã cú 'cất cánh' của Vietnam Airlines: Vì đâu vốn hóa tăng gấp đôi chỉ trong 2 tháng?- Ảnh 1.

Thị giá của HVN tăng "bốc đầu" từ đầu năm 2024. Ảnh: Trading View


Hãng bay quốc gia báo lãi đậm

Theo báo cáo tài chính quý I/2024, cả doanh thu và lợi nhuận của Vietnam Airlines đạt kỷ lục trong bối cảnh thị trường phục hồi. Doanh thu thuần đạt gần 28.000 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức doanh thu một quý cao nhất kể từ khi Vietnam Airlines cổ phần hóa vào năm 2015.

Doanh thu cao cộng hưởng với việc các công ty con kinh doanh có lãi cũng đóng góp vào sự tăng trưởng của hãng bay này. Vietnam Airlines tạm nhẹ gánh với khoản nợ của Pacific Airlines khi công ty này được xóa nợ theo thỏa thuận trả tàu bay.

Cụ thể, ông Đặng Anh Tuấn – Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines nói tại Hội thảo "Hạ nhiệt giá vé máy bay được không?" sáng 17/5, lãi quý I/2024 của doanh nghiệp chủ yếu đến từ khoản thu nhập khác, như việc xóa nợ theo thỏa thuận trả tàu bay của công ty con Pacific Airlines, thay vì tới từ giá vé đắt đỏ như mọi người vẫn nghĩ.

Nhờ khoản thu kỷ lục này, hãng hàng không quốc gia lần đầu ngắt mạch lỗ sau 16 quý liên tiếp. Kết thúc quý I, hãng lãi hợp nhất sau thuế 4.441 tỷ đồng, riêng công ty mẹ ghi nhận lợi nhuận 1.500 tỷ đồng.

Giải mã cú 'cất cánh' của Vietnam Airlines: Vì đâu vốn hóa tăng gấp đôi chỉ trong 2 tháng?- Ảnh 2.

Lợi nhuận sau thuế Vietnam Airlines. Ảnh: Hà My

Giá vé neo cao

Bên cạnh động lực tăng trưởng nội tại của doanh nghiệp, việc giá vé nhảy vọt trong thời gian qua được xem là "nguồn nguyên liệu" giúp thị giá HVN liên tục phá đỉnh. Theo thông tin từ Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy tại Phiên họp về kinh tế, xã hội sáng 13/5, bình quân giá vé của Vietnam Airlines tăng 14-20% trên các đường bay.

Ba nguyên nhân của việc vé máy bay tăng giá được ông Huy lý giải do thiếu máy bay, chênh lệch tỷ giá và người dân mua vé sát giờ.

Cụ thể, tình trạng thiếu tàu bay buộc các hãng hàng không phải thuê ướt, tức thuê cả máy bay, phi công khiến chi phí vận hành cao hơn. Việc nhà sản xuất động cơ Pratt&Whitney (PW) thu hồi động cơ PW1100 để kiểm tra và sửa chữa chuyên sâu ảnh hưởng tới 33 chiếc máy bay của các hãng trong nước.

Giải mã cú 'cất cánh' của Vietnam Airlines: Vì đâu vốn hóa tăng gấp đôi chỉ trong 2 tháng?- Ảnh 3.

Một nguyên nhân khác, theo ông Huy, đến từ việc tăng giá nguyên liệu do chênh lệch tỷ giá. Hiện chi phí nguyên liệu chiếm 65-70% trong cơ cấu giá vé, trong khi từ đầu năm đến này, tỷ giá USD/VND tăng gần 5%.

Cuối cùng, việc người dân mua vé sát giờ cũng khiến giá vé cao hơn so với mức trung bình. Theo nghiên cứu của Cục Hàng không và Tổng cục Thống kê, giá vé máy bay nếu mua trước sớm 1-2 tháng sẽ giảm so với mức bình quân, còn mua càng sát ngày giá vé càng cao.

Dư địa phát triển của cổ phiếu hàng không

Theo báo cáo phân tích ngành hàng không của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, thời kỳ khó khăn nhất của ngành đã đi qua. Điều này phần nào giúp cổ phiếu của các doanh nghiệp hàng không trong đó có HVN của Vietnam Airlines cất cánh.

Bốn lý do được nhóm phân tích của công ty chứng khoán này chỉ ra gồm: giá dầu kỳ vọng duy trì ổn định; nhu cầu du lịch và vận chuyển hàng hóa tăng; tăng trần vé máy bay nội địa; triển vọng dài hạn nhờ sân bay Long Thành.

Đầu tiên, chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 25 - 28% chi phí khai thác của các hãng hàng không. Với việc giá dầu duy trì quanh mức 90 USD/thùng, hãng chứng khoán này nhận định, biên lợi nhuận của ngành sẽ không phải chịu quá nhiều áp lực trong năm nay.

Bên cạnh đó, trong năm 2023, khi lượng khách quốc tế đang trên đà phục hồi, số lượng khách trong nước đạt tăng trưởng mức 7%. Đến quý I/2024, khách du lịch trong nước đạt mức 30 triệu người, tăng 9% so với cùng kỳ.

"Dự báo thị trường hàng không Việt Nam cũng nằm trong xu thế của thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương và sẽ hoàn toàn hồi phục vào cuối năm 2024", báo cáo phân tích nêu.

Mặt khác, công ty chứng khoán này cũng đưa ra lưu ý, việc tăng trần giá vé máy bay sẽ tạo điều kiện cho các hãng bù đắp chi phí đầu vào, đặc biệt là giá nhiên liệu. Điều này cũng giúp các hãng có dư địa điều chỉnh giá vé trên đường bay nội địa. Tuy nhiên, các hãng sẽ phải cân đối giá vé để bảo đảm hiệu quả hoạt động và quyền lợi khách hàng.

Cuối cùng, khi sân bay quốc tế Long Thành được hoàn thiện với công suất 100 triệu khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa, sẽ cải thiện tình trạng quá tải tại Tân Sơn Nhất. Điều này mang lại lợi ích cho các hãng hàng không và dịch vụ hàng không dài hạn.

Theo Thảo Vân

Đời Sống Pháp Luật

Các tin khác
Quốc hội đồng ý cho Vietnam Airlines gia hạn trả nợ 4.000 tỉ đồng
Vietnam Airlines vẫn đối mặt thách thức thiếu máy bay trầm trọng
HVN: Nghị quyết và Biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024
HVN: Bổ nhiệm ông Daisuke Suzuki làm thành viên HĐQT từ 21.6.2024
Chủ tịch Vietnam Airlines nói về việc khi nào cổ phiếu HVN hết bị hạn chế giao dịch
Lý do Vietnam Airlines dừng khai thác 11 máy bay, hoãn bán 6 chiếc A321
ĐHCĐ Vietnam Airlines: Tình trạng thiếu máy bay có thể kéo dài đến cuối năm 2025, có thể tự cân đối thu chi từ năm nay
Vietnam Airlines đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục vượt 100.000 tỷ đồng năm 2024, dự kiến có lãi sau 4 năm lỗ liên tiếp
Đón tin vui, cổ phiếu Vietnam Airlines "bay thẳng" lên đỉnh 5 năm, vốn hóa cán mốc 3 tỷ USD
Vietnam Airlines đưa cổ đông 'bay cao' một tuần trước thềm ĐHCĐ thường niên 2024: Cổ phiếu tăng trần lên mức giá cao nhất 5 năm, vốn hóa tăng hơn 41.000 tỷ
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.