MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 4, 21/06/2017, 16:38
EVN

 Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Công ty TNHH MTV (OTC)

Giá hiện tại: EVN 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Thủ tướng nhắc EVN về 9,7 tỷ USD được Chính phủ bảo lãnh
Thủ tướng nhắc EVN về 9,7 tỷ USD được Chính phủ bảo lãnh

Tổ công tác của Thủ tướng truyền đạt ý kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu EVN báo cáo, làm rõ một số vấn đề, trong đó có việc EVN giữ vị trí “quán quân” về nợ vay so với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước khác.

Ngày 21/6, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Phó Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Cao Lục, Tổ phó Tổ công tác dẫn đầu đã kiểm tra Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Theo Phó Chủ nhiệm Nguyễn Cao Lục, tại phiên họp Chính phủ tháng 5, Thủ tướng đã giao Tổ công tác kiểm tra một số tập đoàn, trong đó có EVN, về tình hình thực hiện các nhiệm vụ được giao. Đồng thời kiểm tra tình hình triển khai Chỉ thị 24 của Thủ tướng về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng các ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% năm 2017.

Tổ phó Tổ công tác Nguyễn Cao Lục nêu rõ, thông qua Tổ công tác, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc truyền đạt một số ý kiến đề nghị EVN cần lưu ý, làm rõ.

Thứ nhất, sản xuất và phân phối điện là một trong 4 ngành công nghiệp nhóm 1, theo yêu cầu của Thủ tướng, phải đạt tăng trưởng 11,5% trong năm 2017, bảo đảm điện cho nền kinh tế, cung ứng điện cho miền Nam, không để xảy ra thiếu điện… EVN cần báo cáo các giải pháp thực hiện mục tiêu này.

“Cung ứng đủ điện là một giải pháp để bảo đảm tăng trưởng chung của nền kinh tế, nhưng trong năm 2017 đã có tình trạng quá tải cục bộ gây mất an toàn ổn định vận hành hệ thống điện. Trong 4 ngày nắng nóng đầu tháng 6/2017, đã có tới 12.632 cuộc gọi tới Trung tâm Chăm sóc khách hàng của EVN liên quan đến sự cố, an toàn và mất điện. EVN cần nêu rõ trách nhiệm và các giải pháp, kế hoạch để không xảy ra tình trạng này”, Phó Chủ nhiệm Nguyễn Cao Lục nêu thực tế.

Thủ tướng cũng lưu ý EVN về công tác vận hành các nhà máy thủy điện, nhiệt điện. Trong thời gian qua đã có một số vụ việc gây bức xúc như 4 học sinh bị đuối nước, tử vong tại khu vực hạ lưu Thủy điện sông Ba Hạ (Phú Yên); sự cố công trình Thủy điện Sông Bung 2 vào tháng 9/2016 khiến 2 công nhân tử vong.

Cùng với đó, tình trạng ngập lụt ở các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận và Đắk Lắk, tình trạng ngập lụt tại Hà Tĩnh vào cuối năm 2016 diễn biến phức tạp, một số ý kiến đặt vấn đề về việc các thủy điện liên quan xả lũ. Gần đây, nhiệt điện Phả Lại cũng gặp sự cố vào ngày 6/6. Thủ tướng đã chỉ đạo, “không thể để tình trạng xả lũ làm tăng ngập cho dân vùng hạ lưu rồi lại trả lời là xả đúng quy trình. Vậy cái quy trình đó là sai, không thể chấp nhận được”. Tổ công tác yêu cầu EVN báo cáo các giải pháp để không xảy ra sự cố ảnh hưởng tới người dân.

Một vấn đề khác là việc đầu tư một số dự án thuộc Quy hoạch điện VII bị chậm so với dự kiến do các nguyên nhân chủ quan và khách quan, như thu xếp nguồn vốn khó khăn, vướng mắc thủ tục đầu tư xây dựng… EVN có giải pháp gì để đẩy nhanh tiến độ các dự án này, bảo đảm đủ điện cho nền kinh tế theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng.

Thứ ba, Thủ tướng yêu cầu báo cáo về kết quả tái cơ cấu EVN. Dựa trên số liệu báo cáo tài chính hợp nhất năm 2015, EVN giữ vị trí “quán quân” về nợ vay so với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước khác. Vốn vay của EVN phần lớn là nợ vay được Chính phủ bảo lãnh. Theo báo cáo được Bộ Tài chính trình lên Chính phủ, Công ty mẹ EVN năm 2015 vay thêm 2 tỷ USD, nâng mức bảo lãnh nợ vay của Chính phủ đối với EVN lên 9,7 tỷ USD.

“EVN cần tăng hiệu quả sử dụng vốn, đa dạng hóa ngoại tệ đi vay để giảm rủi ro tỉ giá. EVN cần báo cáo về giải pháp tái cơ cấu, giảm chi phí trực tiếp, gián tiếp, tăng hiệu quả đầu tư”, Phó Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Cao Lục đề nghị.

Tính từ ngày 1/10/2016 tới ngày 10/6/2017, EVN đã nhận được Chính phủ, Thủ tướng giao 153 nhiệm vụ, trong đó đã hoàn thành đúng hạn 129 nhiệm vụ, chỉ còn 24 nhiệm vụ trong hạn đang thực hiện. EVN cũng cần báo cáo về các giải pháp thực hiện kịp thời, đầy đủ các nhiệm vụ đang thực hiện trong thời gian tới.

Theo Hà Chính

Chinhphu.vn

Các tin khác
EVN chính thức ra số kiểm toán: lỗ gần 1 tỷ USD năm 2022, cầm 100.000 tỷ tiền mặt và tiền gửi, vượt trội các doanh nghiệp lớn trên sàn
Hoạt động hết công suất để “gánh” thủy điện nhưng lại có rủi ro thiếu than, các nhà máy nhiệt điện miền Bắc kinh doanh ra sao?
Nhiều ông lớn lỗ nặng, vì sao?
3 Tập đoàn nhà nước lớn nhất Việt Nam: Lợi nhuận hàng chục nghìn tỷ mỗi năm, đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước
Vì đâu lợi nhuận nửa năm của EVN tăng gấp 7 lên hơn 10.000 tỷ đồng?
Đấu giá cổ phần EVN Finance: 2 nhà đầu tư cá nhân trả gấp đôi thị giá
EVN đưa gần 2,7 triệu cổ phần EVN Finance (EVF) ra bán đấu giá
EVN đưa 13 triệu cổ phần Thiết bị điện Đông Anh ra đấu giá trọn lô với giá khởi điểm hơn 2.000 tỷ đồng
EVNGenco 3 (PGV) ghi nhận 488,5 tỷ lãi ròng 9 tháng, tăng 69% cùng kỳ
BVSC: Giá điện dự kiến vẫn ở mức cao đến cuối năm 2019, điện mặt trời giảm nhiệt do hết "xúc tác" ưu đãi giá
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.