MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 4, 22/05/2024, 08:40
PVD

 Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (HOSE)

Giá hiện tại: PVD 31.45 +0.1(+0.32%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
PSI: Giá dầu năm 2024 giữ quanh mốc 85 USD/thùng, chỉ ra mức ảnh hưởng với DN trong chuỗi sản xuất, phân phối dầu khí
PSI: Giá dầu năm 2024 giữ quanh mốc 85 USD/thùng, chỉ ra mức ảnh hưởng với DN trong chuỗi sản xuất, phân phối dầu khí

Mức giá này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hoạt động thăm dò và khai thác trên toàn thế giới khi đã vượt xa điểm hòa vốn đối với các doanh nghiệp khai thác.

Theo báo cáo phân tích giá dầu và ngành Dầu khí của Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí (PSI), nhu cầu dầu thô thế giới trong năm 2024 sẽ tăng nhẹ do tình hình kinh tế tại các nước phục hồi chậm, sản lượng khai thác tại các nước ngoài OPEC lại tăng nhanh hơn ước tính, qua đó giúp cho thị trường chỉ ở trạng thái thâm hụt nhẹ. 

Ngoài ra, việc tồn kho dầu tại các khu vực gần mức trung bình nhiều năm, công suất dự phòng vẫn khá dồi dào cho thấy thị trường dường như không ở trong giai đoạn của một đợt tăng giá lớn và kéo dài. Trong năm 2024, PSI dự báo giá dầu bình quân cả năm sẽ neo trên mức 85 USD/thùng, mức giá này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hoạt động E&P (Exploration & Production - thăm dò và khai thác) trên toàn thế giới khi đã vượt xa điểm hòa vốn đối với các doanh nghiệp khai thác.

Các Chuyên gia Dầu khí và PSI đánh giá, trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cổ phiếu dầu khí rất nhạy cảm với giá dầu Brent. Sau khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính giữa giá cổ phiếu dầu khí và giá dầu Brent, PSI nhận thấy giá cổ phiếu Dầu khí như: GAS, BSR, PVD, PVT, PVS,… có mức độ tương quan với giá dầu cao, biến động thuận chiều với giá dầu Brent. 

photo-1716342251379

Nguồn Bloomberg, PSI tổng hợp

Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp đều có những mảng hoạt động khác nhau (sản xuất, vận chuyển, dịch vụ, khai thác,…) và sản phẩm khác nhau (khí đốt, dầu, xăng,…). Do đó, mức độ chịu ảnh hưởng, độ trễ sẽ phụ thuộc vào vị trí của doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, phân phối dầu khí. Việc giá dầu thô neo cao sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu thăm dò, khai thác và vận tải dầu khí, giúp các doanh nghiệp liên quan hưởng lợi và có triển vọng tương sáng trong năm 2024.

photo-1716342535500

Nguồn: PSI

Ở thượng nguồn, giá dầu neo cao thúc đẩy các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí; qua đó các doanh nghiệp dịch vụ dầu khí như: PVD, PVS sẽ hưởng lợi.

Cụ thể, với Tổng công ty CP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí – PV Drilling (HOSE: PVD), các giàn khoan của PVD đã ký hợp đồng năm 2024 với các đối tác trong khu vực với giá thuê giàn cao. 

Các giàn I, II, III, V, VI có việc làm liên tục trong năm nay. Giàn 11 cũng đã được đối tác tại GBRS tại Algeria gia hạn hợp đồng tới giữa năm 2024. Cùng với đó, các dự án đầu tư thượng nguồn trong nước sẽ là nguồn công việc cho PVD trong trung và dài hạn; đặc biệt là việc khởi động dự án khí Lô B sẽ tác động tích cực đến ngành E&P Việt Nam và thúc đẩy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 

Với Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam – PTSC (HOSE: PVS): mảng M&C tiếp tục là mảng kinh doanh chiến lược, tập trung vào các dự án EPCI ngoài khơi, EPC cho các nhà máy công nghiệp và gần đây là các tuabin gió năng lượng tái tạo. Ngoài việc nhận được FID từ Murphy Oil của Mỹ vào tháng 11/2023 cho dự án Lạc Đà Vàng, PVS còn được trao thư mời thầu có giới hạn (LLOA) cho dự án thượng nguồn khí phát điện Lô B – Ô Môn. 

Bên cạnh đó, trong mảng FPSO/FSO: với kỳ vọng giá dầu cao của năm 2024, sự hồi sinh của các hoạt động kinh doanh dầu khí thượng nguồn trong nước và tỷ lệ sử dụng tàu cao, PSI nhận định mảng FPSO/FSO sẽ tiếp tục tạo ra nguồn doanh thu và lợi nhuận ổn định cho PVS.

Ở lĩnh vực trung nguồn, Tổng công ty Khí Việt Nam - PV GAS (HOSE: GAS), giá khí khô và LPG phục hồi trong năm 2024 nhờ giá dầu neo cao khi nhu cầu gia tăng và nguồn cung thắt chặt. Nhu cầu khí khô tiếp tục tăng trưởng đạt mức 2,6% trong năm 2024. Chuỗi dự án khí Lô B – Ô Môn được xúc tiến mạnh. 

EVN đã trao lại dự án Nhà máy điện Ô Môn 3 và 4 cho Petrovietnam trong tháng 5/2023, gỡ bỏ một trong những nút thắt quan trọng là đảm bảo đầu ra cho nguồn khí từ Lô B.

Ở lĩnh vực hạ nguồn, biên lợi nhuận lọc dầu vẫn duy trì ở mức cao, tiếp tục tạo thuận lợi cho hoạt động của Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR). Bên cạnh đó, biên lợi nhuận của BSR sẽ có sự cải thiện do nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu máy bay tăng trưởng; Crack Spread các sản phẩm dầu Diesel, nhiên liệu máy bay tại khu vực Châu Á đang ở mức cao, theo đà tăng của các loại dầu thành phẩm. 

Ngoài ra, Dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành trong Quý 1 năm 2028 sẽ mang lại lợi thế trong dài hạn cho BSR. 

Huyền My

An ninh tiền tệ

Các tin khác
PVD: Nghị quyết HĐQT về việc chấp thuận bảo lãnh HMTD ngắn hạn cho PVD Tubulars
PVD: Nghị quyết HĐQT thông qua giao dịch với bên có liên quan
PVD: Bổ nhiệm ông Nguyễn Đình Dương giữ chức Phó Tổng giám đốc từ 17.6.2024
PVD: Nghị quyết HĐQT về việc chấp thuận Hợp đồng số PVEPPOC-DRL-2024-039
PVD: Nghị quyết HĐQT số 01 và 02 ngày 04/06/2024
PVD: Nghị quyết HĐQT chấp thuận sửa đổi số 01 hợp đồng số PQ-CTR-DEW-2020-106C và các thỏa thuận chuyển giao hợp đồng số PVEP POC-DEV3-PRJ-2022-002A
PSI: Giá dầu năm 2024 giữ quanh mốc 85 USD/thùng, chỉ ra mức ảnh hưởng với DN trong chuỗi sản xuất, phân phối dầu khí
Sở hữu 6 giàn khoan tìm kiếm các 'kho báu' nghìn tỷ, doanh nghiệp khoan lớn nhất Việt Nam trung bình mỗi ngày lãi 1,5 tỷ
PVD: Báo cáo thay đổi sở hữu của nhóm NĐTNN là CĐL Trương Ngọc Phượng
Nhóm quỹ ngoại quy mô lớn nhất Việt Nam liên tục “lướt sóng”, trở thành cổ đông lớn tại PVD
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.