MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 3, 18/06/2013, 16:29
DAIABANK

 Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Á (OTC)

Giá hiện tại: DAIABANK 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
DaiABank và HDBank đã ký thỏa thuận hợp tác như thế nào?
DaiABank và HDBank đã ký thỏa thuận hợp tác như thế nào?

Tỷ lệ hoán đổi cổ phần là 1:1; toàn bộ nhân sự của ngân hàng sau hợp nhất/sáp nhập sẽ được giữ nguyên. Hai ngân hàng ủy quyền cho HDBank làm tổ chức đầu mối triển khai.

Ngày 15/6 vừa qua, Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank) đã tổ chức thành công ĐHCĐ thường niên 2013. Sau một ngày làm việc (hiếm có ngân hàng nào tổ chức ĐHCĐ kéo dài một ngày), ĐHCĐ cuối cùng cũng thông qua 10 vấn đề, bao gồm báo cáo kết quả kinh doanh 2012, định hướng, mục tiêu phát triển năm 2013, báo cáo kiểm toán, chi phí thù lao cho HĐQT, BKS…

Đáng chú ý, ĐHCĐ ngân hàng đã thông qua đề án tái cơ cấu DaiABank giai đoạn 2013 – 2015 theo phương án 2 là hợp tác với HDBank để tái cơ cấu. Đại hội đồng thời ủy quyền cho HĐQT DaiABank triển khai thực hiện các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật và điều lệ của DaiABank.

Vấn đề mà dư luận quan tâm lúc này là DaiABank và HDBank đã ký kết thỏa thuận hợp tác như thế nào?

Theo thỏa thuận ghi nhớ giữa hai bên ngân hàng, mục đích của Thỏa thuận là nhằm đáp ứng chủ trương của NHNN trong xu thế tái cấu trúc đang diễn ra mạnh trong hệ thống;  để mở rộng quy mô, đa dạng hóa sản phẩm và các giải pháp tài chính; mở rộng mạng lưới, tăng thị phần, tăng lợi nhuận, tăng năng lực và quan trọng là để đảm bảo lợi ích lâu dài cho cổ đông, khách hàng và nhân sự của hai nhà băng.

Nội dung chính của thỏa thuận là sẽ hoán đổi cổ phần hai ngân hàng sang ngân hàng hợp nhất theo tỷ lệ hoán đổi 1:1 (1 cổ phần của ngân hàng sau hợp nhất đổi 1 cổ phần của HDBank; 1 cổ phần của DaiABank đổi 1 cổ phần của ngân hàng sau hợp nhất).

Các cổ phiếu phổ thông bị hạn chế về quyền của mỗi ngân hàng do được phát hành theo bất cứ chương trình nào cũng được hoán đổi thành cổ phiếu của ngân hàng sau hợp nhất như các cổ phiếu phổ thông khác. Tuy nhiên, các hạn chế về quyền đối với từng cổ phiếu này vẫn được duy trì, không giới hạn cho tới thời điểm các hạn chế về quyền chấm dứt như đã quy định tại thời điểm cổ phiếu đó được phát hành.

Về nhân sự, HĐQT, BKS, Ban điều hành của hai ngân hàng sẽ tiếp tục điều hành hoạt động của ngân hàng mình cho đến khi hoàn thành giao dịch. Tất cả các cán bộ nhân viên của hai ngân hàng đều hoạt động, công tác bình thường.

Nhưng sau giao dịch, căn cứ trên tỷ lệ sở hữu và theo quy định của pháp luật, các nhóm cổ đông chính sẽ cử thành viên tham gia HĐQT, BKS và Hội đồng chuyên môn của ngân hàng sau hợp nhất. Theo đó, DaiABank sẽ có 3 – 5 thành viên tham gia HĐQT, BKS, Hội đồng chuyên môn và giữ ít nhất một vị trí Phó chủ tịch HĐQT.

Ban điều hành của ngân hàng hợp nhất sẽ được hình thành trên cơ sở đánh giá năng lực cá nhân và cơ cấu cán bộ do HĐQT ngân hàng sau hợp nhất quyết định. Đặc biệt, toàn bộ lao động có ký thỏa thuận lao động của hai ngân hàng cũng sẽ thành lao động của ngân hàng hợp nhất.

Tất cả các chi phí liên quan trong quá trình triển khai việc giao dịch hợp tác bao gồm nhưng không giới hạn bởi chi phí kiểm toán, tư vấn tài chính, tư vấn triển khai giao dịch, tư vấn luật sẽ được ngân hàng sau hợp nhất thanh toán.

Đặc biệt, bản thỏa thuận có một nội dung đáng chú ý đó là việc hợp tác này hai ngân hàng thống nhất ủy quyền cho HDBank làm tổ chức đầu mối triển khai.

Trở lại với ĐHCĐ của DaiABank cuối tuần trước, HDBank giờ đây đã chính thức đưa người vào HĐQT và BKS của DaiABank, với sự có mặt của 3 đại diện HDBank là ông Nguyễn Minh Đức (Phó TGĐ), bà Nguyễn Thị Vân (Phó GĐ Tài chính) và bà Trần Thị Thu Thảo (Phó Kiểm soát nội bộ HDBank).

Dù chưa lên tiếng nhưng với sự tham gia của HDBank trong bộ máy quản lý của DaiABank cho thấy quá trình hợp tác giữa hai ngân hàng đang diễn ra thuận lợi. Thị trường có thêm cơ sở để chờ đợi vào một cuộc “hôn nhân tự nguyện” đầu tiên trong ngành ngân hàng Việt Nam.

Đánh giá về sự hợp tác giữa HDBank và DaiABank, một cán bộ cấp cao của NHNN cho biết, hoạt động tái cơ cấu theo hướng hợp tác với HDBank sẽ có lợi cho cổ đông của ngân hàng Đại Á bởi HDBank là ngân hàng có tiềm lực mạnh không chỉ về tài chính mà còn về quản trị, bên cạnh hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp. Sự hợp tác giữa HDBank và DaiABank cũng phù hợp với xu hướng tái cơ cấu của hệ thống ngân hàng.

Giám đốc của một NHTM cũng cho rằng, với tỷ lệ hoán đổi cổ phần 1:1 là rất có lợi cho cổ đông của DaiABank. "Người ta lo sợ nhất là tỷ lệ hoán đổi cổ phần rồi đến vấn đề nhân sự, nhưng HDBank và DaiABank đã thống nhất hoán đổi tỷ lệ 1:1 và sử dụng toàn bộ lao động của hai ngân hàng trước hợp nhất/sáp nhập, tôi cho rằng không có lý do gì để cổ đông không đồng thuận cả hai tay", vị này nói.

Được biết, trước khi quyết định hợp tác cùng DaiABank, HDBank cũng đã tìm kiếm một số đối tác là các ngân hàng có quy mô tương đương để bàn chuyện hợp nhất/sáp nhập, tuy nhiên các phương án đều không khả thi do đối tác quá yếu kém. Trong chiến lược phát triển đã đề ra, HDBank đặt mục tiêu trở thành 1 trong những ngân hàng mạnh nhất Việt Nam vào năm 2015.

Nguyễn Hằng

Các tin khác
DaiABank: Ngày 25/12 chốt DS cổ đông hoán đổi cp HDBank (tỷ lệ 1:1)
Tổng công ty Tín Nghĩa thoái vốn gần 80 triệu cổ phần khỏi DaiABank
Sẽ xóa tên DaiABank trong tháng 12/2013
HDBank và DaiABank sắp “đăng ký kết hôn”
Cổ đông DaiABank thông qua các tờ trình sáp nhập vào HDBank
Chạy đua theo "mốt" sáp nhập
DaiABank chuẩn bị ĐHCĐ bất thường thông qua sáp nhập với HDBank
PGS: Đính chính báo cáo không còn là CĐL của Ngân hàng TMCP Đại Á
Ngân hàng Đại Á thay Tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT
DaiABank và HDBank đã ký thỏa thuận hợp tác như thế nào?
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.