Cuối tuần vừa qua, Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HDBank)
và Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank) đã tiến hành Đại hội cổ đông bất thường
thông qua việc sáp nhập DaiABank vào HDBank.
Kết quả là, cổ đông của cả hai ngân hàng đã đồng thuận với tỷ lệ xấp xỉ
100% thông qua các văn kiện quan trọng để DaiABank “về với” HDBank trong thời
gian tới.
HDBank vừa tổ chức thành công ĐHCĐ thông qua các văn
kiện sáp nhập DaiABank vào HDBank
Gian nan “cuộc tình” Những “đồn thổi” về "cuộc tình" giữa HDBank và
DaiABank đã xuất hiện từ năm ngoái và đặc biệt thu hút sự chú ý của dư luận vào
cuối tháng 10 khi mà cả hai nhà băng này đều bất ngờ thông báo tổ chức đại hội
cổ đông. Thời điểm đó, một số báo điện tử đã dẫn nguồn từ DaiABank cho biết
ngân hàng này sẽ M&A với HDBank và tổ chức đại hội để xin ý kiến cổ đông.
Phía HDBank trong khi đó lại phủ nhận thông tin này. Và kết quả là đại hội cổ
đông bất thường đã được cả hai bên trì hoãn.
Cho dù HDBank lên tiếng phủ nhận và ĐHCĐ không diễn ra
nhưng dư luận vẫn không dễ dàng bỏ qua bởi họ tin tưởng không có lửa ắt sẽ
không có khói, chỉ là chưa đến thời điểm để người trong cuộc lên tiếng.
Lúc ấy, một vị cán bộ cấp cao của Ngân hàng Nhà nước khi trao đổi với chúng tôi
cũng khẳng định, thực tế thì hai ngân hàng này đã xin chủ trương từ NHNN và được
chấp thuận, phía HDBank chưa muốn xác nhận bởi họ còn trong quá trình hai bên
“tìm hiểu nhau”.
Và thực tế đã minh chứng, tại ĐHCĐ của HDBank ngày 25/4, trả
lời chất vấn của cổ đông về những tin đồn với DaiABank, không còn cách nào
khác, đại diện của HDBank là bà chủ tịch Lê Thị Băng Tâm đã thừa nhận đúng là
có chuyện ngân hàng đang tìm hiểu Đại Á. Tuy nhiên, đại diện của HDBank cũng khẳng
định, nếu “cuộc tình” với DaiABank là tốt, là mang lại lợi ích cho cổ đông, thì
HĐQT mới tiến hành tiếp, còn nếu không thì sẽ dừng lại. Bởi lẽ, HDBank là ngân
hàng hoàn toàn khỏe mạnh, , nên việc tìm kiếm một ngân hàng để mua lại không phải
là cấp thiết, Hội đồng Quản trị sẽ chỉthực hiện thương vụ này nếu đảm bảo sẽ tốt
hơn cho cả 2 bên.
Trước khi tìm hiểu DaiABank, HDBank cũng đã tìm hiểu các đối tác khác, trong đó có 2 ngân hàng ở khu vực miền Bắc, thậm chí đã kịp ký biên bản ghi nhớ về M&A với một ngân hàng. |
Một nguồn tin từ giới ngân hàng khi ấy cũng cho biết, trước
khi tìm hiểu DaiABank, HDBank cũng đã có một thời gian tìm hiểu kỹ các đối tác
khác, trong đó có 2 ngân hàng ở khu vực miền Bắc, thậm chí đã kịp ký biên bản
ghi nhớ về M&A với một trong hai ngân hàng này. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc
kỹ lưỡng và nhận thấy triển vọng của 2 ngân hàng này không mấy lạc quan nên
HDBank đã chủ động dừng cuộc chơi.
Đại hội cổ đông lần 1 của Đại Á đã thất bại vì không được sự
ủng hộ của đa số cổ đông, khi mà DaiABank lúc bấy giờ vẫn không đưa các nội
dung quan trọng vào nghị sự, trong đó có vấn đề M&A với HDBank cũng như bầu
cử bổ sung thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát. Mãi cho đến tháng 6, DaiABank mới
tổ chức đại hội thành công khi các nội dung đại hội đã được bổ sung theo yêu cầu
của đa phần cổ đông.
Hôn sự bắt đầu
Tại Đại hội của DaiABank diễn ra hồi tháng 6, HĐQT gửi tới
cổ đông bản Thỏa thuận hợp tác giữa HDBank và DaiABank, trong đó đáng chú ý nhất
là tỷ lệ hoán đổi cổ phần là 1:1 và tất cả các nhân sự của DaiABank sẽ được giữ
nguyên.
Sau sáp nhập, toàn bộ nhân sự của DaiABank được giữ nguyên, tỷ lệ hoán đổi cổ phần là 1:1. Thương hiệu DaiABank sẽ mất đi. |
Theo giới quan sát, bản thỏa thuận này được xem là một chiến thắng lớn
với các cổ đông của DaiABank cũng như cán bộ nhân viên của ngân hàng, bởi lẽ
xét trên toàn diện, DaiABank không thể ngang bằng với HDBank.
Sau ĐHCĐ, quá trình tái cơ cấu DaiABank nhanh hơn cũng như
“cuộc tình” giữa HDBank và DaiABank diễn ra êm đẹp hơn. Chỉ sau 3 tháng, cả hai
bên đã tổ chức ĐHCĐ để thông qua việc sáp nhập DaiABank vào HDBank và được sự ủng
hộ tới gần 100% của các cổ đông DaiABank và gần 100% của các cổ đông HDBank.
Chỉ chờ “giấy đăng ký”
DaiABank sáp nhập vào HDBank, điều đó đã rõ và đã được
thông qua. Sau sáp nhập, thương hiệu DaiABank sẽ mất đi và thay vào đó là tên
tuổi mới HDBank. Theo như nội dung hai đại hội đã thông qua thì vụ sáp nhập này
sẽ chỉ giúp ngân hàng mới tốt hơn và DaiABank còn không chịu một tổn thất nào,
bởi lẽ tỷ lệ hoán đổi là 1:1, các nhân sự được giữ nguyên, vị trí công tác của
các cán bộ cũng sẽ không có sự thay đổi hay xáo trộn nào. Mất đi thương hiệu
DaiABank nhưng ngân hàng lại được khoác lên mình chiếc áo mới mang hình HDBank
– một trong những ngân hàng được đánh giá là hoạt động an toàn và hiệu quả hàng
đầu trong hệ thống.
Ngày 25/9, ĐHCĐ DaiABank đã diễn ra tại Đồng Nai,
báo cáo cùng cổ đông
tiến trình sáp nhập vào HDBank
HDBank sau khi sáp nhập DaiABank vào sẽ có vốn điều lệ
8.100 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động hơn 200 điểm giao dịch khắp cả nước, nhân sự
hơn 3.600 người. Vấn đề của cuộc hôn nhân HDBank - DaiABank giờ đây chỉ là chờ
một “giấy chứng nhận kết hôn” từ phía NHNN để DaiABank chính thức về một nhà với
HDBank. Nguồn tin của chúng tôi cho biết, cho đến thời điểm này thì hai ngân
hàng cũng đã chuẩn bị khá đầy đủ cho “cuộc sống sau hôn nhân” và phía NHNN cũng
đang chuẩn bị công bố chấp thuận cho cuộc hôn nhân tự nguyện đầu tiên trong chương
trình tái cấu trúc ngành ngân hàng Việt Nam.
Nguyễn Hằng