MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 3, 17/09/2013, 09:22
CASC

 Công ty Cổ phần Chứng khoán Thủ Đô (OTC)

Giá hiện tại: CASC 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
CTCK loay hoay với danh mục đầu tư cũ
CTCK loay hoay với danh mục đầu tư cũ

Đến ngày 15/1/2014 là hạn chót các CTCK sẽ phải cơ cấu lại danh mục tự doanh để đảm bảo đúng tỷ lệ quy định của Thông tư 210.

Năm 2006, 2007 là thời “hoàng kim” của TTCK. Các CTCK cũ và mới thi nhau giải ngân nhằm kiếm những khoản lợi khổng lồ từ thị trường niêm yết và thị trường OTC. Thời điểm đó nhà đầu tư vác từng bao tải tiền xếp hàng để nộp vào TTCK, bảng điện tử tím ngắt một màu và trắng bảng bên bán, cổ phiếu OTC mua 1 bán 5 thậm chí 10.

Nhưng mà thời gian đó kéo dài không lâu. Những khoản giải ngân vội vã của những năm 2006,2007 cho đến thời điểm này đã kéo theo không ít hậu quả cho các CTCK và làm đau đầu các nhà lãnh đạo kế nhiệm sau này.

Trích lập dự phòng

Nhiều CTCK lớn thành lập những năm đầu tiên phải trích lập dự phòng hàng năm cho các khoản đầu tư cũ. Có lãnh đạo CTCK nói đùa nó là “khối u” chỉ muốn cắt đi cho xong nhưng với tình hình thị trường hiện nay không thể cắt nổi.

Như trường hợp của BVSC phải trích lập dự phòng 112 tỷ cho khoản đầu tư ngắn hạn 520 tỷ, trích lập dự phòng dài hạn 24 tỷ cho khoản đầu tư tài chính dài hạn 275 tỷ; SHS trích lập dự phòng 93 tỷ cho danh mục đầu tư ngắn hạn 348 tỷ; VNDS trích lập dự phòng 180 tỷ cho danh mục ngắn hạn 527 tỷ; SSI trích lập 171 tỷ cho danh mục đầu tư ngắn hạn 2.365 tỷ (trong đó 773 tỷ là cổ phiếu, 1.592 tỷ là tiền gửi ngân hàng)...

CTCK Đầu tư ngắn hạn Đầu tư dài hạn
Giá trị sổ sách Trích lập dự phòng Giá trị sổ sách Trích lập dự phòng
SSI 2.365 171 2.811 148
VND 527 180 0,375 0
SHS 348 93 45 0
BVSC 633 112 599 24,5
SBS 160 21,46 452 251
ACBS 913 230 541 49,5
Đơn vị: Tỷ đồng

Đối với cổ phiếu niêm yết, SSI đi theo hướng “một mũi tên trúng hai đích”, khi đẩy mạnh gom mua cổ phiếu các công ty tiềm năng trong danh mục thành công ty liên kết. Do đó đối với các khoản đầu tư giá cao trước đây sẽ không phải trích lập dự phòng từ năm này sang năm khác. Nhưng không phải CTCK nào cũng đủ tiềm lực tài chính như SSI để làm như vậy, và SSI có công ty quản lý quỹ sau lưng để mua cổ phiếu mà không vi phạm quy định hạn chế đầu tư của Thông tư 210.

Đối với cổ phiếu OTC, nhiều CTCK đã “lách luật” không trích lập dự phòng cổ phiếu OTC bởi một lý do chung là “do thị trường OTC đóng băng nên không biết giá là bao nhiêu”.

Như trường hợp của chứng khoán Thủ Đô CSC, Kiểm toán và tư vấn A&C lưu ký công ty không trích lập dự phòng các khoản đầu tư cổ phiếu chưa niêm yết với tổng giá trị khoản đầu tư là 13,2 tỷ đồng; kiểm toán Deloitte không thể xác định mức độ hợp lý của việc trích lập dự phòng 29,37 tỷ cho danh mục OTC 291 tỷ của CTCP Dầu khí (PSI) và các khoản ủy thác và hợp tác đầu tư cổ phiếu OTC giá trị 49,63 tỷ đồng; chứng khoán Phú Gia (PGSC) không trích lập dự phòng cổ phiếu OTC với giá trị sổ sách 42,6 tỷ đồng.

Thông tư 210: Hạn chế đầu tư

Kể từ ngày 15/1/2013, Thông tư 210/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn thành lập và hoạt động của CTCK có hiệu lực. Thông tư này quy định giới hạn việc đầu tư của các CTCK như không được đầu tư vào bất động sản, không đầu tư quá 20% số cổ phiếu lưu hành của tổ chức niêm yết, quá 15% số cổ phiếu lưu hành của tổ chức chưa niêm yết (OTC)...

Những CTCK nào đầu tư quá hạn mức phải điều chỉnh trong thời hạn 1 năm kể từ khi thông tư có hiệu lực tức là đến ngày 15/1/2014 các CTCK sẽ phải cơ cấu lại danh mục tự doanh để đảm bảo đúng tỷ lệ quy định.

Tuy nhiên với tình hình thị trường như hiện nay việc bán/thanh lý/ cơ cấu lại danh mục đầu tư không phải chuyện đơn giản.

Kiểm toán có lưu ý việc CTCK Phố Wall (WSS) ký hợp đồng hợp tác đầu tư xây dựng tòa nhà 163 Đại La và 152 Ngọc Lâm với CTCP Đầu tư và phát triển đô thị Phố Wall từ năm 2011, chi phí đến 30/6/2013 là 108 tỷ đồng. Tuy nhiên theo WSS, HĐQT đã có nghị quyết về việc thoái vốn khỏi hoạt động này và công văn gửi cho đối tác đã được đối tác chấp thuận nhưng đối tác cần có thời gian để thu hồi công nợ và nguồn tiền và đề nghị công ty cho phép thanh toán nhiều lần đến hết năm 2013 nên WSS chưa hoàn tất việc rút vốn này.

WSS cũng có khoản đầu tư vào CTCP khoáng sản Thiên đức tại ngày 30/6/2013 là 6,9 tỷ đồng, chiếm trên 20% vốn của công ty này, nhưng do thị trường khó khăn nên chưa tìm được đối tác chuyển nhượng.

CTCK VSM có khoản đầu tư trái phiếu tính đến 30/6/2013 là 485 tỷ, đạt 241% vốn chủ sở hữu, vượt quy định của thông tư 210 nhưng VSM giải trình đó là khoản đầu tư trái phiếu vào các doanh nghiệp khai khoáng tiềm năng, đây là khoản đầu tư dài hạn hưởng lãi suất cố định tuy nhiên để tuân thủ Thông tư 210 VSM cam kết thực hiện thoái vốn khi các DN này niêm yết.

“Hậu quả” để lại của hoạt động tự doanh những năm trước đã khiến nhiều CTCK nói không với tự doanh trong những năm gần đây, hoặc nếu có chỉ là lướt sóng ngắn hạn với tỷ lệ đầu tư không quá lớn.

Phương Mai

Các tin khác
CASC: Thông báo mời họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2016
Danh sách “đen” 20 CTCK và 7 công ty quản lý quỹ thuộc diện tái cấu trúc
Đại phẫu CTCK 2013: Đổi vận hay lặng lẽ 'chết'
UBCK thu hồi Quyết định chấp thuận giao dịch chứng khoán trực tuyến của 7 CTCK
Rút tên CTCP Chứng khoán Thủ Đô ra khỏi danh sách công ty đại chúng
HoSE chấm dứt tư cách thành viên chứng khoán Thủ Đô từ 23/9
CTCK loay hoay với danh mục đầu tư cũ
Ngừng hoạt động giao dịch chứng khoán Thủ Đô từ 15/8
HSX tiếp nhận hồ sơ tự nguyện chấm dứt tư cách thành viên của CK Thủ Đô
Chứng khoán Thủ Đô rút nghiệp vụ môi giới, tự nguyện rút tư cách thành viên 2 Sở
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.