MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Chủ nhật, 04/09/2011, 15:37
DVD

 Công ty Cổ phần Dược phẩm Viễn Đông

Giá hiện tại: DVD 3.5 -0.1(-2.78%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Cổ đông được trả nợ... cuối cùng
Cổ đông được trả nợ... cuối cùng

DN sẽ phải trả nợ theo thứ tự từ trả phí phá sản, các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH..., tiếp đến là các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ và cuối cùng mới đến cổ đông.

Từ trường hợp mở thủ tục phá sản của DVD, có thể nhìn nhận việc DNNY phá sản và việc bảo vệ quyền lợi của các cổ đông đã góp vốn vào DN bị phá sản ở góc độ Luật như thế nào? Luật sư trưởng Hãng Luật Giải Phóng, Luật sư Nguyễn Kiều Hưng trao đổi cùng DĐDN xung quanh vấn đề này.

- Dư luận đang cho rằng với những quy định chưa thật sự chặt chẽ, đồng bộ và còn nhiều hạn chế như hiện nay thì tại VN, không phải DN nào muốn phá sản là phá sản được. Theo ông, đâu là những khó khăn lớn nhất mà DN có thể gặp phải khi phá sản, khiến tiến trình đi đến chính thức công bố phá sản không như mong muốn?

Khó khăn lớn nhất là DN khó chứng minh được DN mình lâm vào tình trạng phá sản. Một số DN còn lợi dụng thủ tục phá sản để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Còn khi chủ nợ, người lao động có yêu cầu mở thủ tục phá sản, (như trường hợp DVD), thì DN lại chứng minh ngược lại là DN họ chưa lâm vào tình trạng phá sản. Việc chứng minh được DN lâm vào tình trạng phá sản chỉ dễ dàng với những DN có chế độ tài chính công khai minh bạch như ngân hàng, Cty chứng khoán, Cty đại chúng... Còn lại thì việc chứng minh tài chính của các loại hình Cty khác là vô cùng khó khăn.

- Có ý kiến cho rằng Luật phá sản 2004 chưa quy định rõ thời điểm ngừng thanh toán nợ của DN phá sản. Điều này có gây khó khăn cho việc thanh lý và quản lý tài sản nợ của DN, cũng như tạo điều kiện cho DN kéo dài thời gian đi đến công bố phá sản hay không?

Theo điều 37 Luật Phá sản năm 2004, thì DN phá sản dùng giá trị tài sản còn lại của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ của DN. Như vậy, thời điểm kết thúc là có. Vấn đề DN kéo dài thời gian chính thức công bố phá sản hay không, sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tiến trình thực hiện các thủ tục tiếp theo theo quy định, khi DN được mở thủ tục phá sản, bao gồm tòa án (thẩm phán) ra quyết định lập tổ thẩm định, thanh lý tài sản của DN, kiểm kê giá trị tài sản, triệu tập hội nghị chủ nợ của DN và từ đó tòa án sẽ ra quyết định chính thức về việc mở thủ tục thanh lý tài sản DN phá sản để trả nợ, hoặc thông qua phương án phục hồi sản xuất kinh doanh của DN. Trong trường hợp hội nghị chủ nợ bất thành thì thời gian DN chính thức phá sản sẽ kéo dài lâu hơn.

- Với DN là Cty đại chúng, Cty niêm yết, thì có quy định nào trong Luật phá sản DN đề cập đến yếu tố bảo vệ quyền lợi của cổ đông khi góp vốn vào DN phá sản?

Theo quy định của Luật phá sản thì DN sẽ phải trả nợ theo thứ tự từ trả phí phá sản, các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội..., tiếp đến là các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ và cuối cùng mới đến cổ đông. Không có quy định đặc biệt nào để bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong trường hợp này. Tôi cho rằng cổ đông nên tự vệ trước khi để DN lâm vào phá sản bằng cách nghiên cứu kỹ hoạt động kinh doanh và nắm bắt mọi thông tin về DN, đề cao cảnh giác đối với những DN đã được kiểm toán và các chuyên gia khuyến cáo về nguy cơ vỡ nợ hoặc có rủi ro tín dụng cao, kinh doanh thua lỗ dài hạn.

- Được biết đến là một Luật sư, nhưng ông cũng là cử nhân Tài chính và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Với những trường hợp lâm vào phá sản như DVD hiện nay, theo ông, DN có cơ hội tái cấu trúc hay không?

Tôi nghĩ DVD là một thương hiệu mạnh, thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh có tiềm năng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng phá sản là do yếu tố chủ quan từ chiến lược đầu tư kinh doanh của lãnh đạo Cty. Vì thế, DVD vẫn còn khả năng và có cơ hội đưa ra phương án tái cấu trúc phục hồi lại Cty theo quy định tại điều 69 Luật Phá sản. Theo đó, DVD, hay các DN lâm vào phá sản phải có một phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nêu rõ các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh; Các điều kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ, bao gồm huy động vốn mới; Thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh; Đổi mới công nghệ sản xuất; Tổ chức lại bộ máy quản lý; sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất; Bán lại cổ phần cho chủ nợ; Bán hoặc cho thuê tài sản không cần thiết; Các biện pháp khác không trái pháp luật. Cần lưu ý là trước khi bắt đầu hoặc tại hội nghị chủ nợ, phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có thể được sửa đổi, bổ sung theo sự thoả thuận của các bên. Trong trường hợp này DN cũng cần rút khỏi TTCK, đồng thời kêu gọi thêm nhà đầu tư.

- Xin cảm ơn Luật sư!

Theo Lê Mỹ
DDDN
Các tin khác
Nguyên Chủ tịch Dược Viễn Đông lại bị truy tố
Nguyên chủ tịch Dược Viễn Đông lại bị truy tố
Không thu phí lưu ký chứng khoán đối với cổ phiếu DVD và MCV
Cựu Tổng giám đốc Dược Viễn Đông Lê Văn Dũng lĩnh án 4 năm tù
Giá trị thực của doanh nghiệp bị "méo mó"
Dược Viễn Đông chấm dứt hoạt động
Nếu kiện, hãy kiện lãnh đạo DVD
Sau DVD, nhiều DN có nguy cơ bị yêu cầu phá sản
Dược Viễn Đông không còn hoạt động tại trụ sở đã đăng ký
Vụ việc DVD: Trách nhiệm của công ty kiểm toán đến đâu?
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.