MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 6, 06/04/2012, 10:10
HBB

 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội

Giá hiện tại: HBB 5.2 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Thương vụ HBB-SHB: Đằng sau “sô diễn” thanh khoản
Thương vụ HBB-SHB: Đằng sau “sô diễn” thanh khoản

Áp lực tích lũy để duy trì tỉ lệ sở hữu dự báo mức thanh khoản ở hai mã này sẽ vẫn rất sôi động, dù tiếng nói tại ĐHCĐ đã được chốt.

Với các thông tin được tiết lộ rõ ràng hơn ngày 3.4 vừa qua, sự kiện đình đám giữa SHBHBB đã tạm thời lắng dịu. Tuy nhiên, giao dịch hằng ngày với hai cổ phiếu (CP) này chưa hẳn đã kết thúc những sô diễn thanh khoản.

HBB và thời điểm chốt danh sách

Một điểm cần nhấn mạnh lại, là thông tin đồn thổi liên quan đến SHB và HBB được lan truyền đúng vào thời điểm mà sức nóng giữa cặp đôi NH khác là STB-EIB chưa hạ nhiệt được bao nhiêu. Kết hợp với đó là mức độ giao dịch hằng ngày của cả SHB lẫn HBB tăng vọt bất thường, khiến số đông nhà đầu tư liên kết hai sự kiện thông tin lại với nhau, dù bản chất không giống nhau.

Khác với bản chất tranh giành quyền lực của câu chuyện STB-EIB, với SHB và HBB, thông tin không rõ ràng – nhất là đang nằm trong tầm ảnh hưởng của sự kiện EIB-STB – khiến rất nhiều nhà đầu tư lẫn lộn giữa việc mua lại hay sáp nhập, hay tranh giành ghế trong HĐQT. Các hoạt động này là khác nhau. Đến nay, thông tin chính xác là HBB sẽ sáp nhập vào SHB như nội dung bản ghi nhớ ký giữa hai bên hồi đầu tháng 3, trong đó có việc hai bên thống nhất tỉ lệ hoán đổi CP.

Biến động giao dịch của cả SHB lẫn HBB đã đi trước thông tin chính thức – dĩ nhiên – vì thị trường luôn nhạy cảm với những tin đồn quan trọng như vậy. Tuy nhiên, một thời gian dài trước khi thông tin được công khai hơn, thanh khoản hằng ngày tăng vọt ở HBB được cho là cổ đông lớn, thậm chí là chính SHB đã ra tay để thâu tóm HBB. Đi kèm với đó là một nguồn tiền không nhỏ của các nhà đầu tư khác “ăn theo” sự kiện này. Thậm chí, sóng CP NH và nhiều mã khác trong thời điểm tương tự, được gọi là “sóng chống thâu tóm”.

Thực ra việc sáp nhập hai NH không thể chỉ là một quyết định tùy hứng, mà là cả một chiến lược được xem xét cụ thể, thậm chí là bàn thảo kỹ càng giữa các bên. Đây là hoạt động mang tính thiện chí, chứ không phải thôn tính thù nghịch. Do vậy, động lực chính của hoạt động mua gom mạnh với HBB không mang hàm ý để giành quyền lực. Tuy nhiên, một ý nghĩa không thể không tính đến, là tiến trình sáp nhập còn vướng một nút thắt: ĐHCĐ của HBB phải thông qua.

Hoạt động thu gom HBB diễn ra rất mạnh trước ngày chốt danh sách (7.3), rất có thể là một sự tích lũy cần thiết về tỉ lệ biểu quyết để đảm bảo kế hoạch thông suốt. Trong 14 phiên từ ngày 17.2 đến 7.3, HBB được tích lũy trên 214 triệu CP, tương đương bình quân 15,3 triệu CP giao dịch mỗi ngày. Trong số này có nhiều phiên giao dịch cực lớn tới trên 40 triệu và trên 38 triệu CP. Với khối lượng tích lũy lớn như vậy, không có gì khó hiểu khi HBB tăng giá tới 63%.

Nhiệt sẽ vẫn còn?

Cùng với sức nóng tại HBB, không có gì khó hiểu khi SHB cũng được giao dịch với cường độ chóng mặt. Không có lý gì HBB tăng giá mà chủ thể SHB lại đứng im. Đó là suy luận đơn giản của thị trường. Trong cùng thời điểm nói trên, SHB đã tăng hơn 58% và thanh khoản bình quân gần 4,3 triệu CP mỗi ngày. Con số này tuy không cao bằng HBB, nhưng cũng cần nhớ rằng mức thanh khoản bình thường cả tháng trước đó của SHB chỉ là trên dưới 1 triệu CP/ngày.

Sức mua mạnh ở SHB dĩ nhiên ngoài việc thị trường đánh giá tác động liên thông giữa hai chủ thể của sự kiện, còn có một bản chất khác, đó là các nhà đầu tư lớn phải đảm bảo tỉ lệ sở hữu tại SHB sau khi sáp nhập. HBB sáp nhập vào, đồng nghĩa với việc vốn của SHB sẽ tăng lên rất cao. Tỉ lệ sở hữu hiện tại sẽ giảm xuống rất mạnh nếu các nhà đầu tư lớn không tích lũy thêm CP. Đó là chưa kể đến việc cần phòng trừ trường hợp cổ đông lớn của chính HBB cũng có khả năng gia tăng tỉ lệ nắm giữ để có tiếng nói tại SHB.

Từ sau ngày 7.3 đến tận hôm nay, giao dịch của HBB tuy vẫn cao, nhưng cũng đã giảm nhiều so với hồi đầu tháng 3. SHB cũng trong tình trạng tương tự. Độ nóng của thông tin sáp nhập không còn dữ dội như hồi tháng 2 và giao dịch của hai CP này trở lại theo xu thế chung của thị trường, tức là có tăng có giảm. Tuy nhiên, áp lực tích lũy để duy trì tỉ lệ sở hữu dự báo mức thanh khoản ở hai mã này sẽ vẫn rất sôi động, dù tiếng nói tại ĐHCĐ đã được chốt.

Hiện tượng dao động tăng giảm, thậm chí còn có nhịp điều chỉnh mạnh ở hai CP này trong tháng 3 có thể được lý giải từ góc độ thị trường thông thường. Khi thông tin hết nóng, sẽ có nhà đầu tư phải chốt lời, nhất là những nhà đầu tư ăn theo. Đó là chưa kể đến áp lực thu hồi tiền về ở mức độ nào đó khi đã sử dụng quá nhiều tiền để tích lũy trong tháng 2.

Cơ hội tích lũy tiếp tục sẽ còn đủ thời gian vì từ đây đến lúc an bài mọi chuyện, SHB phát hành thêm CP cho cổ đông HBB còn dài. Trong khi đó, điều cần hơn là tạo tiền. Do vậy, dao động giá thời gian tới ở hai CP này sẽ còn mạnh.

 

Theo Hoàng Nguyên
Báo Lao động

Các tin khác
Những thương hiệu Việt bị xóa sổ năm qua
Ra quyết định kinh doanh
HBB: Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2012
Cổ đông chiến lược nhìn từ trường hợp Deutsche Bank tại HBB
Cổ đông Habubank "tặng" cổ phiếu cho cổ đông SHB, tỷ lệ thực tế là 1 HBB đổi 0,62 SHB?
Ai thiệt ai lợi trong thương vụ SHB-HBB?
Sáp nhập HBB-SHB: Cổ đông bên nào được lợi?
Sáp nhập vào SHB: 14.000 cổ đông HBB có chấp thuận?
Thương vụ HBB-SHB: Đằng sau “sô diễn” thanh khoản
HBB: Không phát hành trái phiếu chuyển đổi năm 2011 theo kế hoạch
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.