MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 4, 01/02/2012, 14:10
HBB

 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội

Giá hiện tại: HBB 5.2 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Habubank: Quý IV lỗ 41,7 tỷ đồng, nợ xấu 4,7%
Habubank: Quý IV lỗ 41,7 tỷ đồng, nợ xấu 4,7%

Lũy kế cả năm lợi nhuận trước thuế của Habubank đạt 431,6 tỷ đồng giảm 27,4% so với năm 2010.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội – Habubank (Mã: HBB) đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh riêng lẻ quý 4/2011, với khoản lỗ 55,6 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ ngân hàng này lãi 81 tỷ đồng. 

Khoản lỗ của quý 4 là 41,7 tỷ đồng. Lũy kế cả năm Habubank lãi 349,8 tỷ đồng, giảm 27,4% so với năm 2010. Đây là ngân hàng đầu tiên báo lỗ quý IV/2011.

Gây lỗ nhiều nhất của quý 4 là hoạt động kinh doanh ngoại hối với lợi nhuận âm 18,6 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2011 hoạt động kinh doanh ngoại hối của Habubank đã lỗ 104,8 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2010 (lỗ 14,2 tỷ đồng).

Lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư quý 4 đạt 401 triệu đồng, lũy kế cả năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010 khi đạt 385,7 tỷ đồng (năm 2010 là 202 tỷ đồng).

Số dư chứng khoán đầu tư tại 31/12/2011 là 11.566 tỷ đồng, tăng khoảng 4.000 tỷ so với cuối năm trước. Dự phòng giảm giá chứng khoán sẵn sàng để bán là gần 105,5 tỷ đồng. Trong thuyết minh BCTC chưa phân loại rõ chứng khoán nợ và chứng khoán vốn là bao nhiêu.

Theo thuyết minh báo cáo tài chính của Habubank, tính đến ngày 31/12/2011 tổng số tiền cho vay khách hàng là 17.830 tỷ đồng. Trong đó, có 312 tỷ đồng nợ dưới tiêu chuẩn, tăng hơn gấp đôi so với cuối năm 2010; Nợ có khả năng mất vốn là 336 tỷ đồng, năm trước là 188 tỷ đồng. 

Tổng số nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) là 836 tỷ đồng, chiếm gần 4,7% tổng dư nợ. Theo thống đốc Nguyễn Văn Bình thì nợ xấu của cả hệ thống ngân hàng cuối năm 2011 là khoảng 3,6% - 3,8%.

Quý 4/2010 Habubank đã phải trích 132 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 39,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lũy kế cả năm thì khoản trích lập này lại thấp hơn năm 2010, với 269 tỷ đồng (năm 2010 là 275 tỷ đồng).

Theo số liệu trong thuyết minh BCTC, cơ cấu dư nợ của HBB 56% là cho vay ngắn hạn.


Khánh Linh
Các tin khác
Những thương hiệu Việt bị xóa sổ năm qua
Ra quyết định kinh doanh
HBB: Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2012
Cổ đông chiến lược nhìn từ trường hợp Deutsche Bank tại HBB
Cổ đông Habubank "tặng" cổ phiếu cho cổ đông SHB, tỷ lệ thực tế là 1 HBB đổi 0,62 SHB?
Ai thiệt ai lợi trong thương vụ SHB-HBB?
Sáp nhập HBB-SHB: Cổ đông bên nào được lợi?
Sáp nhập vào SHB: 14.000 cổ đông HBB có chấp thuận?
Thương vụ HBB-SHB: Đằng sau “sô diễn” thanh khoản
HBB: Không phát hành trái phiếu chuyển đổi năm 2011 theo kế hoạch
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.