MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 4, 23/10/2024, 16:18
VCB

 Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (HOSE)

Giá hiện tại: VCB 92.8 -0.2(-0.22%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Trình Quốc hội đầu tư bổ sung 20.695 tỉ đồng vốn nhà nước tại Vietcombank
Trình Quốc hội đầu tư bổ sung 20.695 tỉ đồng vốn nhà nước tại Vietcombank

Theo Chính phủ, việc bổ sung vốn giúp Vietcombank nâng cao năng lực tài chính để phấn đấu vươn ra khu vực, nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất Châu Á.

Chiều 23-10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Trình Quốc hội đầu tư bổ sung 20.695 tỉ đồng vốn nhà nước tại Vietcombank- Ảnh 1.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày tờ trình trước Quốc hội. Ảnh: Hồ Long

Tại tờ trình, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu sự cần thiết đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Vietcombank. Theo đó, việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Vietcombank từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2021 là rất cần thiết nhằm hiện thực hóa các chủ trương của Đảng, Quốc hội về việc nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước để làm tốt vai trò dẫn dắt, trụ cột trong một số lĩnh vực quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Theo Chính phủ, việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Vietcombank là phù hợp với Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025.

"Việc đầu tư bổ sung vốn giúp cho Vietcombank nâng cao năng lực tài chính để phấn đấu vươn ra khu vực nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á; khẳng định vai trò sếu đầu đàn trong ngành tài chính ngân hàng theo định hướng của Đảng, Chính phủ"- Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nêu rõ.

Bên cạnh đó, giúp Vietcombank có tiềm lực để thực thi các chính sách của Nhà nước và hỗ trợ nền kinh tế như chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chính sách hỗ trợ lãi suất; cấp tín dụng cho nhiều dự án quan trọng quốc gia với nhu cầu vốn đặc biệt lớn...

Về thẩm quyền, Vietcombank đề xuất được đầu tư bổ sung vốn nhà nước với số tiền 20.695 tỉ đồng. Căn cứ quy định tại Điều 17 Luật 69/2014/QH13, với mức vốn nhà nước đầu tư bổ sung này, Quốc hội sẽ có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành quyết định đầu tư vốn.

Qua nghiên cứu bối cảnh hiện nay, Vietcombank đề xuất cho phép được sử dụng lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập để tăng vốn điều lệ thông qua hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Theo báo cáo của Vietcombank, lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ và chia cổ tức bằng tiền mặt đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021 của ngân hàng này là 27.702 tỉ đồng (tương đương 49,564% vốn điều lệ).

Vietcombank đề xuất được tăng vốn điều lệ từ các nguồn lợi nhuận trên bằng hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu. Sau khi tăng, vốn điều lệ của Vietcombank sẽ là 83.557 tỉ đồng.

Với phương án này, phần lợi nhuận được chia cho cổ đông Nhà nước bằng cổ phiếu là 20.695 tỉ đồng. Đây được xem là phần đầu tư bổ sung vốn nhà nước vào Vietcombank. Số liệu trên đã được kiểm toán xác nhận khi kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2023 của Vietcombank. Do vậy, Chính phủ thống nhất mức vốn nhà nước đầu tư bổ sung tại Vietcombank là 20.695 tỉ đồng.

Về phía cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết Ủy ban Kinh tế nhất trí với sự cần thiết đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Vietcombank với lý do như đã nêu trong Tờ trình.

Theo ông Vũ Hồng Thanh, đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ hơn cơ cấu sử dụng vốn được đầu tư bổ sung tại Vietcombank trên cơ sở bảo đảm phù hợp, thống nhất với mục đích đầu tư bổ sung vốn nhà nước.

Trong đó, trọng tâm là mở rộng hoạt động kinh doanh, cung ứng tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực ưu tiên, các dự án quan trọng quốc gia có quy mô lớn, thực thi các chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước trong định hướng giảm mặt bằng lãi suất huy động, lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế...

Theo Minh Chiến - Văn Duẩn

Người lao động

Các tin khác
Những cái tên lãi lớn nhất sàn chứng khoán quý 3/2024: Vinhomes 'đòi' lại ngôi vương, một cái tên gây bất ngờ
VCB: Đường dẫn và Giải trình biến động lợi nhuận và điều chỉnh hồi tố kiểm toán Nhà nước 2023
VCB: Đơn từ nhiệm của ông Nguyễn Mỹ Hào - Thành viên HĐQT
Trình Quốc hội đầu tư bổ sung 20.695 tỉ đồng vốn nhà nước tại Vietcombank
VCB: Thông tin về việc nhận chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam
VCB: Nghị quyết HĐQT về việc phê duyệt phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu xanh năm 2024
VCB: HĐQT phê duyệt giới hạn tín dụng đối với VCBL
VCB: Thông báo về việc sử dụng con dấu mới của VCB
VCB: HĐQT phê duyệt điều chỉnh giới hạn tín dụng đối với Mizuho Bank Ltd.
VCB: HĐQT thông qua giao dịch giữa VCB với VCBM
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.