MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 6, 16/06/2023, 12:11
SHB

 Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (HOSE)

Giá hiện tại: SHB 10.3 -0.05(-0.48%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
SHB được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 36.645 tỷ đồng
SHB được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 36.645 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản chấp thuận về việc Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 18% và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).

Sau khi thực hiện 2 phương án trên, vốn điều lệ của SHB sẽ tăng từ 30.674 tỷ đồng lên mức 36.645 tỷ đồng, duy trì vị trí Top 5 Ngân hàng TMCP tư nhân có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống.

Cụ thể, NHNN đã có công văn số 4629/NHNN-TTGSNH ngày 15/6/2023 về việc chấp thuận SHB tăng vốn điều lệ tối đa thêm 5.971,6 tỷ đồng theo phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông SHB thông qua, bao gồm 2 hình thức: phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 18% từ nguồn lợi nhuận sau thuế sau khi trích lập các quỹ năm 2022 và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).

Trong quá trình hoạt động, SHB luôn phát triển an toàn, công khai, minh bạch; có lợi nhuận tăng trưởng bền vững, tăng vốn điều lệ đều đặn qua các năm. Các chỉ số an toàn, thanh khoản, quản lý rủi ro của SHB đều đạt tốt hơn so với các quy định của NHNN và theo các chuẩn mực quốc tế.

SHB đồng thời là một trong những ngân hàng luôn đảm bảo lợi ích của cổ đông thông qua việc chi trả cổ tức đều đặn từ 7-15%/năm, đặc biệt năm 2022 là 18%. Việc tăng vốn điều lệ có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh của SHB trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, và đặc biệt đáp ứng các lợi ích kỳ vọng của cổ đông.

Đối với việc phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP), đây là một trong những chính sách được SHB đặc biệt quan tâm, nhằm mục đích tạo gắn kết giữa ngân hàng với người lao động, đồng thời khuyến khích và thu hút nhân tài, nâng cao hiệu quả làm việc, là động lực để SHB hoàn thành các mục tiêu, chiến lược phát triển trong tương lai.

Năm 2023, SHB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế trên 10.600 tỷ đồng, tăng 9,67%; tổng tài sản tăng trưởng 10,09%; huy động vốn thị trường 1 tăng 14,78%; dư nợ cấp tín dụng tăng 14%. Tỷ lệ cổ tức dự kiến 15% và qua đó dự kiến vốn điều lệ đạt trên 40.000 tỷ đồng.

Kết thúc quý I/2023, tổng tài sản của SHB đạt 570.194 tỷ đồng. Huy động vốn thị trường I đạt 440.359 tỷ đồng. Dư nợ cấp tín dụng đạt 422.175 tỷ đồng. Tổng thu nhập hoạt động (TOI) của SHB đạt 6.204 tỷ đồng, tăng 32,2%. Lãi thuần đạt 4.994 tỷ đồng, tăng trưởng 35% so với cùng kỳ năm trước, với kết quả này SHB vào nhóm ngân hàng có tăng trưởng lãi thuần cao nhất hệ thống trong quý I/2023. Với kết quả trên, dù tích cực trích lập dự phòng rủi ro gấp gần 3 lần cùng kỳ, SHB vẫn đạt lợi nhuận trước thuế 3.620 tỷ đồng.

Theo công bố cập nhật xếp hạng tín nhiệm mới nhất đối với SHB, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s  đã xếp hạng tín nhiệm B1 đối với SHB, trong bối cảnh thị trường toàn cầu trải qua nhiều biến động và đầy thách thức của năm 2022 và đầu năm 2023. “Việc xếp hạng B1 và B2 BCA của SHB phản ánh kỳ vọng của Tổ chức này đối với chỉ số tín dụng của SHB sẽ duy trì ổn định trong vòng 12 đến 18 tháng tới. B2 BCA cũng xem xét dựa trên nguồn vốn và thanh khoản của ngân hàng”, Moody’s nhấn mạnh.

Vừa qua, SHB cũng đã hoàn tất chuyển nhượng 50% vốn điều lệ SHB Finance cho đối tác Krungsri – Thái Lan trong lộ trình thoái 100% vốn theo thỏa thuận thương vụ được ký kết trước đó. Ba năm tiếp theo, SHB sẽ tiến hành chuyển nhượng toàn bộ 50% cổ phần còn lại cho Krungsri theo thỏa thuận. Giao dịch sẽ mang lại nguồn thặng dư đáng kể cho cổ đông SHB, tạo thêm nguồn lực để Ngân hàng tiếp tục tăng cường năng lực tài chính và các yếu tố nền tảng, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh ở các phân khúc trọng tâm, đặc biệt đẩy mạnh đầu tư hơn nữa cho quá trình chuyển đổi số… Nguồn thặng dư từ thương vụ cũng giúp SHB tăng cường bộ đệm vốn, một trong những cơ sở để đẩy nhanh lộ trình triển khai Basel III và áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trong năm 2023.

Cùng với đó, nhiều định chế tài chính lớn như WB, ADB, IFC, KFW… đã đẩy mạnh hợp tác với SHB qua những khoản tài trợ, đầu tư trị giá hàng trăm triệu USD. Mới đây nhất, SHB và IFC đã ký kết hợp tác Khoản vay cao cấp. Hai bên đã ký kết khoản vay đầu tiên trong tổng gói vay 120 triệu USD từ nguồn vốn trực tiếp của IFC có kỳ hạn 3 năm. Khoản vay nhằm hỗ trợ SHB phát triển danh mục cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), trong đó có các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và những doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng.

Việc IFC và nhiều tổ chức tài chính quốc tế đồng hành cùng SHB trong thời gian qua tiếp tục khẳng định uy tín và năng lực của SHB trên thị trường tài chính quốc tế.

Thanh Bình

Nhịp sống thị trường

Các tin khác
Công bố Top 20 ngân hàng nộp ngân sách lớn nhất thuộc danh sách VNTAX 200: Gồm cả khối nhà nước, tư nhân, nước ngoài
SHB: Giải trình chênh lệch LNST BCTC HN và riêng trước và sau kiểm toán năm 2024
SHB: Nghị quyết HĐQT về việc cấp hạn mức giao dịch tiền gửi đối với khách hàng Định chế tài chính
SHB: HĐQT thông qua việc cấp hạn mức giao dịch tiền gửi đối với khách hàng định chế tài chính
SHB: Giải trình chênh lệch lợi nhuận sau thuế quý 2/2024 so với quý 2/2023
SHB: Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2024
SHB lãi trước thuế 6.860 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, CIR thấp nhất toàn ngành
SHB: Quyết định của HĐQT về việc thay đổi địa điểm trụ sở Chi nhánh SHB Thủ Đô
SHB: 11.8.2025, giao dịch 3.662.908.542 cp niêm yết bổ sung
SHS: Nghị quyết HĐQT thông qua cung cấp dịch vụ phát hành riêng lẻ cổ phiếu cho SHB
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.