MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 3, 03/09/2024, 00:03
SAB

 Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (HOSE)

Giá hiện tại: SAB 57.4 +0.1(+0.17%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Người Việt chán bia rẻ, thích bia 'sang', Heineken áp đảo chiếm 33,7% tổng sản lượng bia cao cấp được tiêu thụ tại Việt Nam
Người Việt chán bia rẻ, thích bia sang, Heineken áp đảo chiếm 33,7% tổng sản lượng bia cao cấp được tiêu thụ tại Việt Nam

Sản lượng bia cao cấp chiếm khoảng 37,4% tổng sản lượng tiêu thụ năm 2023, tăng so với mức 22,7% năm 2013 dù giá cao hơn bình quân 30 – 40% so với phân khúc trung cấp.

Báo cáo phân tích của CTCK FPTS về ngành bia đánh giá, thị trường bia Việt Nam được chia thành 3 phân khúc tiêu thụ chính theo giá bán của sản phẩm gồm: phân khúc phổ thông, phân khúc trung cấp và phân khúc cao cấp.

Trong đó, bia thuộc phân khúc trung cấp và cao cấp là dòng bia chai và bia lon của các doanh nghiệp như Sabeco, Habeco, Heineken, Carlsberg… Bia thuộc phân khúc phổ thông chủ yếu là các dòng bia hơi. Các dòng bia thuộc phân khúc cao cấp thường có giá cao hơn bình quân 30 – 40% so với phân khúc trung cấp.

NGƯỜI VIỆT NGÀY CÀNG THÍCH BIA CAO CẤP

Theo FPTS, thị hiếu của người tiêu dùng trong ngành bia đang dần thay đổi với nhu cầu về hương vị và chất lượng ngày càng cao.

Trước đây, tiêu thụ bia của Việt Nam chủ yếu tập trung ở phân khúc phổ thông và trung cấp (chiếm khoảng 77% tổng sản lượng tiêu thụ năm 2013) với các thương hiệu lâu đời và phổ biến như Sài Gòn, 333, Hà Nội, Huda, Larue. Hiện nay, tiêu thụ bia đang không ngừng mở rộng sang phân khúc cao cấp với chất lượng và trải nghiệm hượng vị tốt hơn.

Ngoài các thương hiệu quen thuộc như Tiger, Heineken, Budweiser, Saigon Special,… còn có sự gia nhập của các thương hiệu mới như Heineken Silver, Edelweiss, Saigon Chill, Saigon Gold, Tuborg, 1664 Blanc…

Người Việt chán bia rẻ, thích bia 'sang', Heineken áp đảo chiếm 33,7% tổng sản lượng bia cao cấp được tiêu thụ tại Việt Nam- Ảnh 1.

Sản lượng tiêu thụ bia phân khúc cao cấp đạt mức tăng trưởng CAGR (2013 – 2023) là 8,5%/năm (cao hơn so với mức tăng CAGR của ngành là 3,2%/năm) và chiếm khoảng 37,4% tổng sản lượng tiêu thụ năm 2023 (so với mức 22,7% năm 2013).

Người Việt chán bia rẻ, thích bia 'sang', Heineken áp đảo chiếm 33,7% tổng sản lượng bia cao cấp được tiêu thụ tại Việt Nam- Ảnh 2.

HEINEKEN CHIẾM LĨNH THỊ TRƯỜNG BIA CAO CẤP

Thị hiếu của người tiêu dùng trong thị trường bia đang dần thay đổi, ngoài các sản phẩm bia quen thuộc với phân khúc giá phải chăng, nhu cầu tiêu thụ đang dần gia tăng cho các dòng bia cao cấp với đa dạng hương vị.

Vì vậy, để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, các doanh nghiệp bia ngoại không ngừng làm đa dạng danh mục sản phẩm của mình, đặc biệt ở phân khúc cao cấp.

Quá trình ra mắt và tái ra mắt các sản phẩm của doanh nghiệp bia:

Người Việt chán bia rẻ, thích bia 'sang', Heineken áp đảo chiếm 33,7% tổng sản lượng bia cao cấp được tiêu thụ tại Việt Nam- Ảnh 3.

Đối với Heineken - doanh nghiệp đang giữ vị trí số 1 về thị phần của thị trường bia Việt Nam, các dòng bia chủ lực và lâu đời gồm Tiger nguyên bản, Heineken nguyên bản và Larue ước tính chiếm bình quân khoảng 90% tổng sản lượng tiêu thụ giai đoạn 2018 – 2023.

Heineken Việt Nam đã tăng cường nghiên cứu và cho ra mắt các sản phẩm cao cấp như Heineken Silver nồng độ cồn thấp, Heineken 0.0 không cồn, Tiger Platium từ lúa mỳ kết hợp với hương vỏ cam,…

Tính đến năm 2023, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm bia cao cấp của Heineken đã tăng từ mức 29,8% năm 2018 lên mức 33,7% trên tổng sản lượng bia tiêu thụ của Việt Nam .

Người Việt chán bia rẻ, thích bia 'sang', Heineken áp đảo chiếm 33,7% tổng sản lượng bia cao cấp được tiêu thụ tại Việt Nam- Ảnh 4.

Carlsberg cũng tăng cường ra mắt các sản phẩm bia cao cấp trong năm 2022 và 2023 như 1664 Blanc, Carlsberg Danish Pilsner và Tuborg Ice.

Đối với Sabeco, danh mục sản phẩm của doanh nghiệp ít đa dạng hơn so với các hãng bia ngoại khi phân khúc bia trung cấp với các dòng sản phẩm lâu đời là 333, Saigon Lager và Saigon Export chiếm bình quân 98% giai đoạn 2018 – 2023.

Và chỉ có 2% thuộc phân khúc cao cấp là các dòng bia Saigon Chill, Saigon Special, Saigon Gold, Saigon Export Premium.

Điều này làm hạn chế việc tiếp cận đa dạng tiệp khách hàng của doanh nghiệp khi thị hiếu của người tiêu dùng đang dần thay đổi. Mặt khác, doanh nghiệp cũng tích cực nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm mới tuy nhiên chủ yếu là các sản phẩm cũ với hương vị không đổi mà chỉ thay đổi về bao bì.

Những nguyên nhân trên gây tác động tiêu cực khiến thị phần bia của Sabeco duy trì đà giảm trong giai đoạn 2018 – 2023.

Chất lượng bia cao cấp, trung cấp hay phổ thông phụ thuộc vào các yếu tố: (1) Chất lượng nguyên liệu đầu vào (malt, hoa bia, ngũ cốc…), (2) Tỉ lệ malt so với các loại ngũ cốc thay thế (bia cao cấp thường có tỷ trọng malt cao hơn các loại bia thấp cấp), (3) Thời lượng ủ bia (bia cao cấp thường có thời lượng ủ lâu hơn) và (4) Men bia

So sánh về tỷ lệ sử dụng nguyên liệu trong sản xuất bia, các thương hiệu cao cấp của Việt Nam thường có tỷ lệ sử dụng malt cao hơn so với các thương hiệu bia thấp cấp hơn.

Một số nhãn hiệu cao cấp như Heineken, Saigon Special, Trúc Bạch,… còn sử dụng hoàn toàn 100% malt đại mạch và không dùng ngũ cốc thay thế trong quá trình sản xuất bia.

Ngoài việc ít sử dụng ngũ cốc thay thế, một số nhãn hiệu cao cấp như Tiger Platinum, Tiger Soju hoặc 1664 Blanc còn kết hợp sử dụng thêm các loại phụ gia như hương trái cây để tạo hương vị độc đáo cho bia.


Lan Hạ

Nhịp sống thị trường

Các tin khác
SAB: HĐQT thông qua gia hạn khoản vay của CTCP Nước giải khát Chương Dương với SABECO
SAB: Quyết định của HĐQT về việc chấp thuận hợp đồng thí nghiệm thiết bị tổ máy H1 NMTĐ Khe Diên sau đại tu với Thí nghiệm điện Miền Trung
Điều gì xảy ra sau khi Sabeco mua thành công gần 38 triệu cổ phiếu Sabibeco?
Sabeco muốn chi hơn 800 tỷ thâu tóm công ty gia công bia Sài Gòn lớn nhất chưa nắm quyền kiểm soát
SAB: Nghị quyết HĐQT thông qua phương án chào mua công khai cổ phiếu SBB
Người Việt chán bia rẻ, thích bia 'sang', Heineken áp đảo chiếm 33,7% tổng sản lượng bia cao cấp được tiêu thụ tại Việt Nam
Sabeco đánh mất thị phần: Danh mục cũ kỹ, tăng giá trong lúc đối thủ trỗi dậy quá mạnh, chạy đua quảng cáo vẫn không đấu lại Heineken?
SAB: CBTT thông qua giao dịch với Mê Linh Point
SAB: Giải trình BCTC HN và riêng soát xét bán niên năm 2024
Công ty bất động sản vốn 60 tỷ vừa chi 2.000 tỷ đồng trả cổ tức, cổ đông nhà nước nhận về 600 tỷ gấp 33 lần vốn đầu tư
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.