MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 3, 23/04/2024, 15:31
KSB

 Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (HOSE)

Giá hiện tại: KSB 21.1 -0.15(-0.71%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
KSB dự kiến lợi nhuận tăng trưởng trở lại từ vùng đáy năm 2023 nhờ việc đưa vào khai thác mỏ Tam Lập 3 và Khu công nghiệp Hoa Lư
KSB dự kiến lợi nhuận tăng trưởng trở lại từ vùng đáy năm 2023 nhờ việc đưa vào khai thác mỏ Tam Lập 3 và Khu công nghiệp Hoa Lư

Theo lãnh đạo KSB cho biết, công ty tiếp tục phát triển mạnh những mảng đầu tư vốn là thế mạnh của công ty như khai thác khoáng sản và bất động sản công nghiệp.

Công ty Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB) vừa nhận được Giấy phép khai thác khoáng sản tại mỏ Tam Lập 3 tại huyện Phú Giáo. Bên cạnh đó, công ty cũng công bố hoàn tất việc mua lại Khu công nghiệp Hoa Lư (Bình Phước) có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.700 tỷ đồng với quy mô hơn 348 ha.

Theo đó, hôm 3/4/2024, công ty vừa nhận được giấy phép số 05/GP-UBND do UBND tỉnh Bình Dương cấp, theo đó cho phép công ty đưa vào khai thác mỏ đá Tam Lập 3 tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Cụ thể, mỏ đá Tam Lập 3 có diện tích khoảng 36,65ha. Trong đó, diện tích khu vực khai thác là 20ha, còn lại 16,65 ha là diện tích sân công nghiệp, bãi thãi và các công trình phụ trợ.

Mỏ đá Tam lập 3 dự kiến được khai thác xuống độ sâu cote-20, công suất khai thác 1 triệu m3 đá nguyên khối/năm, tương đương hơn 1,47 triệu m3 đá nguyên khai/năm. Trữ lượng địa chất huy động vào thiết kế với đá xây dựng gần 7,5 triệu m3 (nguyên khối) và hơn 1,6 triệu m3 lớp phủ. Tuổi thọ mỏ là 9 năm tính từ thời điểm được cấp phép khai thác.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương cũng đề nghị 14 đơn vị khai thác mỏ trên địa bàn đã vào cuộc tham gia cung ứng vật liệu cho đường vành đai 3; trong đó, có 6 đơn vị khai thác cát và 8 đơn vị khai thác đá và đất nền cam kết cung ứng đủ vật liệu cho dự án thành phần 5 tại Bình Dương. Trong đó, KSB là một trong 14 đơn vị nói trên.

Được biết, Dự án đường Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh đoạn qua Bình Dương có tổng chiều dài toàn tuyến 26,6 km, với mức đầu tư 19.280 tỷ đồng. Dự án bao gồm nút giao Tân Vạn dài 2,393 km; đoạn đường từ phường Bình Chuẩn (Tp.Thuận An) đến sông Sài Gòn dài 8,9 km; đoạn trùng với đường Mỹ Phước - Tân Vạn dài 15,3 km (đã được tỉnh Bình Dương đầu tư xây dựng, hiện tại đang khai thác với quy mô 6 làn xe đường đô thị) đi qua địa bàn thành phố Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một và cầu Bình Gởi bắc qua sông Sài Gòn.

"Đây là tin vui cho công ty bởi nhu cầu đá xây dựng cung ứng cho các công trình hạ tầng tại Bình Dương nói riêng và khu vực Đông Nam Bộ nói chung là rất lớn", lãnh đạo KSB cho hay. Công ty tiếp tục phát triển mạnh những mảng đầu tư vốn là thế mạnh của công ty như khai thác khoáng sản và bất động sản công nghiệp.

Theo đánh giá của giới phân tích, KSB dự kiến cũng sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ dự án Sân bay Long Thành dự kiến được triển khai trong giai đoạn từ tháng 8/2023 đến tháng 7/2025. Ước tính tổng nhu cầu đá xây dựng của Sân bay Long Thành là 22 triệu tấn đá, tương đương 40% sản lượng khai thác/năm của toàn khu vực Nam Bộ.

Hiện nay, KSB đang sở hữu nhiều mỏ đá lớn như mỏ Tân Mỹ, Phước Vĩnh tại Bình Dương, mỏ Thiện Tân 7 tại tỉnh Đồng Nai. Đồng thời, doanh nghiệp này đang nắm giữ 9,5% cổ phần tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất Vật liệu xây dựng Biên Hòa (VLB), đơn vị có nhiều mỏ đá khai thác tại tỉnh Đồng Nai với công suất khai thác hơn 6 triệu m3/năm. Ngoài ra, KSB còn là nhà cung cấp đá cho một số dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc Nam.

Một mảng đầu tư quan trọng khác của KSB chính là phát triển bất động sản khu công nghiệp. Cụ thể, KSB đang đưa vào khai thác giai đoạn 2 mở rộng của KCN Đất Cuốc tại Bình Dương.

Được biết, KCN Đất Cuốc có tổng diện tích 553ha, nằm ở Bắc Tân Uyên, cách Thủ Dầu Một 20km và TP.HCM 50km, nằm sát đường vành đai 4 và trục đường tạo lực, rất thuận lợi về giao thương. Khu Công nghiệp Đất Cuốc bao gồm 2 khu: A và B. KSB đã lấp đầy toàn bộ diện tích của giai đoạn 1, giai đoạn 2 và hiện đang triển khai đầu tư giai đoạn 2 mở rộng.

Để phát triển mạnh định hướng phát triển hệ sinh thái khu công nghiệp, KSB mới đây vừa công bố hoàn tất việc mua lại Khu công nghiệp Hoa Lư (Bình Phước). Theo đó, Khu công nghiệp Hoa Lư tọa lại tại xã Lộc Tấn và xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước với quy mô sử dụng đất là 348,32 ha. Tổng vốn đầu tư của dự án là hơn 1.700 tỷ đồng.

"Với việc mua lại Khu công nghiệp Hoa Lư cho thấy quyết tâm của KSB trong phát triển hệ sinh thái khu công nghiệp. Chúng tôi đánh giá mảng bất động sản công nghiệp sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới", vị lãnh đạo KSB cho biết thêm về quyết định mua lại Hoa Lư.

Như vậy, đối với mảng đá xây dựng, ngoài nhu cầu ổn định trong thời gian tới việc được cấp phép mỏ mới và kỳ vọng gia hạn mỏ Phước Vĩnh sẽ đóng góp quan trọng vào doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Đối với mảng bất động sản khu công nghiệp, chiến lược mở rộng quỹ đất thông qua việc mua lại Hoa Lư và triển khai giai đoạn tiếp theo của khu công nghiệp Đất Cuốc đảm bảo tăng trưởng cho Công ty trong những năm tới. Từ những yếu tố trên, KSB kỳ vọng lợi nhuận có thể tăng trưởng khả quan trong những năm tới từ vùng đáy lợi nhuận năm 2023.

Hà Linh

Các tin khác
KSB: HĐQT thông qua chủ trương phát hành trái phiếu năm 2024
KSB: Thông báo về việc giao dịch cổ phiếu thay đổi đăng ký niêm yết
KSB dự kiến lợi nhuận tăng trưởng trở lại từ vùng đáy năm 2023 nhờ việc đưa vào khai thác mỏ Tam Lập 3 và Khu công nghiệp Hoa Lư
KSB: Link công bố báo cáo thường niên năm 2023
KSB: 24.4.2024, niêm yết bổ sung 38.147.901 cp
KSB: Báo cáo phát triển bền vững năm 2023
KSB: Đính chính báo cáo tình hình quản trị Công ty năm 2023
KSB: Thông báo thay đổi giấy chứng nhận ĐKDN lần thứ 25
KSB: CBTT về việc báo cáo kết quả chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng
KSB: Đính chính, bổ sung thông tin Báo cáo kết quả chào bán cổ phiếu ra công chúng
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.