MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 2, 04/09/2023, 07:44
KDF

 Công ty Cổ phần Thực phẩm Đông lạnh KIDO

Giá hiện tại: KDF 46.8 +0.2(+0.43%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Bán 10 đồng lãi 5 đồng, vì đâu Kido âm thầm "xẻ thịt" và bán hơn nửa vốn góp tại mảng kem?
Bán 10 đồng lãi 5 đồng, vì đâu Kido âm thầm "xẻ thịt" và bán hơn nửa vốn góp tại mảng kem?

Cứ 10 đồng doanh thu dầu ăn, Kido cầm về chưa tới 2 đồng lãi gộp; còn với mảng kem, thu về 10 đồng thì Kido đã kiếm lãi tới 5-6 đồng.

Nửa đầu năm, Tập đoàn Kido (KDC) đã “âm thầm” chia tách và bán phần lớn vốn tại mảng hàng lạnh (kem, sữa chua…). Cụ thể, vào cuối tháng 4/2023, Kido đã chuyển nhượng hơn 17,8 triệu cổ phần KDF của công ty KidoFoods (KDF), giảm tỷ lệ sở hữu từ mức 73% xuống còn 49% vốn. Theo đó, KidoFoods hiện không còn là công ty con của Tập đoàn.

Động thái này gây chú ý bởi ngành hàng lạnh nhiều năm liên tiếp được xem là “gà đẻ trứng vàng” của Kido, đồng thời cũng là ngành dẫn dắt tăng trưởng toàn Tập đoàn.

Thu 10 đồng lãi 5-6 đồng, lợi nhuận mảng kem thậm chí đã “vượt mặt” mảng dầu ăn từ năm 2022

Thống kê cho thấy, giai đoạn 2018-2021, nếu tính về con số tuyệt đối ngành hàng lạnh như sữa chua, kem… chỉ đem về 12-20% doanh thu cho Kido nhưng lại là mảng đem lại một nửa lợi nhuận. Biên lợi nhuận gộp của mảng kem cũng ở mức khá cao, lên đến 50%, trong khi ngành dầu ăn dù đóng góp chính doanh thu song biên lãi gộp khá khiêm tốn khi chỉ đạt 13-17%.

Nói nôm na, cứ 10 đồng doanh thu dầu ăn, Kido cầm về chưa tới 2 đồng lãi gộp; còn với mảng kem, thu về 10 đồng thì Kido đã kiếm lãi tới 5-6 đồng.

Đặc biệt, năm 2022, dù doanh thu chỉ bằng 1/10 mảng dầu ăn, ngành kem thậm chí vượt mặt về lợi nhuận đóng góp với 1.083 tỷ đồng. Tiếp diễn sang 6 tháng đầu năm 2023, mảng dầu chỉ còn đóng góp 157 tỷ lợi nhuận gộp, thì mảng kem mang về hơn 488 tỷ đồng cho Kido.

Bán 10 đồng lãi 5 đồng, vì đâu Kido âm thầm

Bán 10 đồng lãi 5 đồng, vì đâu Kido âm thầm

Được biết, KidoFoods là doanh nghiệp sản xuất kem và thực phẩm đông lạnh hàng đầu Việt Nam hiện nay. Riêng kem, KidoFoods dẫn đầu thị trường với thị phần lên đến 44% (theo Euromonitor năm 2021), với hai thương hiệu nổi tiếng Merino và Celano. Trong khi những đối thủ khác có thị phần khá bé so với Kido như Unilever chiếm 12%, Vinamilk chiếm 10%, Fanny chiếm 5%, Tràng Tiền giữ 4%, Nestle ở mức 3%.

Cũng theo Euromonitor, ngành kem sẽ tăng trưởng với tốc độ kép (CAGR) 5,5% về sản lượng tiêu thụ và 6,1% về giá trị trong giai đoạn 2022-2027. Bên cạnh nhu cầu lớn từ cơ cấu dân số trẻ, Kido cũng thành công với loạt chiến lược về phân phối và R&D của mình, có thể kể đến các hương vị kem “bắt trend” khá tốt như kem trà sữa trân châu, kem dưa hấu…

Vì đâu Kido bán hơn nửa vốn góp tại mảng kem?

Lãi tốt là vậy, tuy nhiênmảng kem của Kido đã bắt đầu tăng trưởng âm từ năm 2022,sau giai đoạn tăng trưởng nóng. 6 tháng đầu năm nay, lợi nhuận mảng kem tiếp tục giảm 6% so với cùng kỳ, biên lợi nhuận gộp cũng giảm về mức 45%.

Chưa kể, động thái bán vốn của Kido cũng diễn ra trong bối cảnh kinh doanh khó khăn. Công ty vừa dừng 2 kế hoạch lớn là liên danh Vibev và cửa hàng trà cà phê Chuk Chuk (do không hiệu quả).

Ngược lại, trở về với ngành khởi nghiệp làm nên tên tuổi ban đầu, Kido đẩy mạnh mảng bánh kẹo. Không chỉ tăng công suất cho mùa bánh trung thu 2023, năm nay Kido cũng lên kế hoạch mua chi phối 70% vốn tại chủ quản thương hiệu bánh bao Thọ Phát.

Ở mảng bán lẻ, Kido cũng vừa mua lại cổ phần tại Hùng Vương Plaza và khai trương siêu thị mới ngay vị trí Parkson vừa rút lui. Được biết, siêu thị mới nhằm tiếp nối thành công của Vạn Hạnh Mall, có tổng diện tích 30.000 m2 với vốn đầu tư theo Kido lên đến 250 tỷ đồng.

Cuối cùng, thương vụ thoái vốn khỏi KidoFoods đồng thời là “bệ đỡ” cho chỉ số của Kido nửa đầu năm.Nếu không phát sinh khoản lãi tài chính hơn 1.053 tỷ đồng từ thương vụ trên, Kido khả năng cao sẽ thua lỗkhi: lãi gộp 6 tháng vào mức 709 tỷ đồng thì riêng chi phí quản lý và bán hàng đã gần 1.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, việc chuyển nhượng cổ phần KidoFoods còn nằm trong chiến lược chung của Kido đề ra đầu năm nay. Kido dự kiến sẽ tách bạch các mảng, kêu gọi nhà đầu tư chiến lược vào. Mục đích Tập đoàn muốn nhanh chóng đưa sản phẩm và thương hiệu “xuất ngoại”, thông qua bắt tay với đối tác ngoại.

Riêng thương vụ KidoFoods, hồi tháng 1/2023 HĐQT Công ty đã thống nhất phương án và mức giá chuyển nhượng là 60.000 đồng/cp - cao hơn nhiều mức giá KDF khi hủy đăng ký giao dịch trên UPCoM để sáp nhập vào Kido (46.800 đồng/cổ phiếu). Dù vậy, đối tác mua lại mảng kem vẫn chưa được công bố.

Tri Túc

Nhịp sống thị trường

Các tin khác
Vì sao nhiều doanh nghiệp từng vét hết tiền để chia cổ tức ‘khủng’ lên tới 100-200%?
Bán 10 đồng lãi 5 đồng, vì đâu Kido âm thầm "xẻ thịt" và bán hơn nửa vốn góp tại mảng kem?
Kido lãi nghìn tỷ từ thoái vốn KidoFoods
KIDO Foods (KDF): Ước lợi nhuận sau thuế cả năm tăng 10% lên gần 157 tỷ đồng
KDF: Bà Trần Thị Thùy Linh - Kế toán trưởng đã bán 15.000 CP
KDF: 11.12.2020, ngày GDKHQ trả cổ tức bằng tiền mặt (3.000đ/cp), Hoán đổi cổ phiếu (tỷ lệ 1:1,3)
KDF: Nghị quyết HĐQT v/v hủy đăng ký giao dịch cổ phiếu KDF trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
KDF: Ngày 11/12/2020, hủy ĐKGD cổ phiếu của Công ty
Điểm danh những doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền, cổ phiếu và cổ phiếu thưởng tuần 7/12-11/12
Cổ phiếu KDF và DTK chuẩn bị dừng giao dịch trên Upcom
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.