MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 6, 19/07/2024, 13:10
DXG

 Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (HOSE)

Giá hiện tại: DXG 15.65 +0.15(+0.97%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
TTCK lên xuống nhộn nhịp nhưng có những cổ đông của nhiều công ty “chưa 1 lần vui” khi cổ phiếu liên tục dò đáy, giảm đến 81% từ đầu năm
TTCK lên xuống nhộn nhịp nhưng có những cổ đông của nhiều công ty “chưa 1 lần vui” khi cổ phiếu liên tục dò đáy, giảm đến 81% từ đầu năm

Đáng nói nhất phải kể đến Phát Đạt (mã chứng khoán PDR), từ quý 4/2023 Công ty này tuyên bố thoát lỗ nhưng chủ yếu nhờ bán công ty con.

Thị trường chứng khoán 6 tháng đầu năm dù biến động mạnh, song nhìn chung vẫn đạt mức tăng trưởng tích cực 10,2%, vượt xa nhiều thị trường trong khu vực. 90 trong số gần 400 cổ phiếu niêm yết trên HoSE tăng hơn 20% kể từ đầu năm, 20/22 ngành niêm yết đều tăng trưởng...

Dự báo cho nửa cuối năm, nhiều chuyên gia kỳ vọng thị trường sẽ hồi phục, chủ yếu theo đà hồi phục của kinh tế (đặc biệt với nhóm xuất khẩu, tiêu dùng bán lẻ). Dù đã hạ kỳ vọng sau loạt biến động gần đây, các công ty chứng khoán vẫn dự đoán VN-Index sẽ chạm gần mốc 1.400 điểm. Trong đó, dòng tiền sẽ có sự "thay phiên" từng nhóm ngành để hỗ trợ đà hồi phục chung.

Ở diễn biến khác, 6 tháng ròng rã vẫn có nhiều cổ đông "chưa một lần vui" khi cổ phiếu nắm giữ mãi dò đáy, thậm chí giảm hơn 50% kể từ đầu năm. Theo tổng hợp của chúng tôi, số liệu trên 3 sàn có đến 44 mã giảm từ 50-90% trong 6 tháng qua, cùng với 226 mã cổ phiếu miệt mài giảm hai chữ số.

Đơn cử, TKG giảm 81%, SAL, MTC, AAH, LCC giảm 77%...

Dưới đây là những doanh nghiệp được quan tâm trên thị trường, với khối lượng giao dịch bình quân/phiên trong 20 ngày từ hàng chục ngàn cổ phiếu đến hàng triệu cổ phiếu. Đa phần là các cổ phiếu của doanh nghiệp bất động sản lớn trên sàn, ngoại đạo có ITA, mã lúa gạo TAR của Trung An, VND của VNDirect, POM, HHV và HUT của Tasco.

TTCK lên xuống nhộn nhịp nhưng có những cổ đông của nhiều công ty “chưa 1 lần vui” khi cổ phiếu liên tục dò đáy, giảm đến 81% từ đầu năm- Ảnh 1.

Dẫn đầu trong số này là mã POM của Thép Pomina, năm 2023 là DN thép lỗ lớn nhất của ngành song năm 2024 POM gây chú ý lớn với phương án tái cấu trúc và nhà đầu tư chiến lược mới.

Nếu kế hoạch tái cấu trúc thành công, "vị cứu tinh" mới sẽ giúp POM không chỉ được vận hành trở lại dự án tâm huyết Pomina 3 "dang dở" do gánh nặng tài chính, mà còn dự thu về 6.000 tỷ đồng dùng để trả nợ nhà cung cấp và ngân hàng. Song, đến nay thông tin về thương vụ không còn được cập nhật.

Liên tục thua lỗ với lỗ luỹ kế cuối năm 2023 gần 1.271 tỷ đồng, bằng 45,4% vốn chủ sở hữu, chậm công bố thông tin khiến cổ phiếu POM đang bị hạn chế giao dịch, bị kiểm soát. Hiện, POM chỉ còn ở mức trà đá với 2.800 đồng/cp, giảm đến 47% so với đầu năm.

Cũng đình đám không kém, mã ITA của CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo miệt mài giảm, hiện chỉ còn 4.000 đồng/cp. Kinh doanh kém sắc, vướng vào lùm xùm song mã ITA lại thuộc top thanh khoản với gần 3,5 triệu cổ phiếu/phiên. Chủ tịch là bà Đặng Thị Hoàng Yến liên tục có những phát ngôn và mới nhất là cam kết "đang nỗ lực hết sức để đưa cổ phiếu tăng trần trở lại", song có lẽ cổ đông ITA không mấy vui khi cổ phiếu liên tục lao dốc, giảm 39% trong nửa năm qua.

TTCK lên xuống nhộn nhịp nhưng có những cổ đông của nhiều công ty “chưa 1 lần vui” khi cổ phiếu liên tục dò đáy, giảm đến 81% từ đầu năm- Ảnh 2.

Ảnh: Giao dịch cổ phiếu ITA.

"Người anh em" Kinh Bắc (mã chứng khoán KBC) cũng không làm hài lòng cổ đông nắm giữ nhiều khi xếp vào Top giảm 2 chữ số cùng kỳ. Dù vậy, cần nói KBC đã có một đợt sóng tăng trưởng quý đầu năm trước khi giảm miệt mài đến nay, đi cùng với những giao dịch khối lượng lớn của quỹ Dragon Capital.

Về kinh doanh, KBC đề mục tiêu tham vọng với doanh thu 9.000 tỷ - tăng 60% và lợi nhuận sau thuế 4.000 tỷ - tăng 78% so với thực hiện trong năm 2023. Song, quý đầu năm Công ty giảm đến 93% doanh thu, lỗ 77 tỷ đồng - cùng kỳ quý 1/2023 lãi 1.056 tỷ đồng.

Với VND của Chứng khoán VNDirect, trong khi cổ phiếu các CTCK khác tăng, VND ngược dòng giảm miệt mài với mức trung bình 20% trong 6 tháng qua, về 15.700 đồng/cp. Cần nói, VND không chỉ "kém sắc" sau sự cố hệ thống chưa từng có mới đây, trên thị trường Công ty theo nhận xét của các nhà đầu tư cũng đang "mờ nhạt" dần trong cuộc chơi năng động, trước đối thủ lâu năm SSI và các tay chơi mới nổi như VPS, FPTS, VPBankS…

Về nhóm bất động sản, dẫn đầu bảng "làm cổ đông buồn" là DRH Holdings (mã chứng khoán DRH) khi giảm một mạch chỉ còn mức trà đá 3.000 đồng/cp, giảm 37% sau 6 tháng. DRH còn đang vướng "án" chậm tổ chức ĐHĐCĐ, nguyên nhân do đang chờ BCTC kiểm toán năm 2023.

Theo BCTC tự lập, năm 2023 DRH lỗ kỷ lục 95 tỷ đồng (năm trước lãi chưa đến 100 triệu đồng). Cơ cấu tài sản cũng không mấy cân đối khi chiếm phần lớn tổng tài sản (thời điểm 31/12/2023) là phải thu ngắn hạn (1.500 tỷ) và hàng tồn kho (1.100 tỷ) - lần lượt tăng 22% và 7%, trong khi lượng tiền mặt nắm giữ giảm 35% còn vỏn vẹn 104 tỷ đồng. Nợ phải trả tăng 8%, lên hơn 2.400 tỷ, nợ vay tăng 11% lên 774 tỷ đồng.

TTCK lên xuống nhộn nhịp nhưng có những cổ đông của nhiều công ty “chưa 1 lần vui” khi cổ phiếu liên tục dò đáy, giảm đến 81% từ đầu năm- Ảnh 3.

Ảnh: Giao dịch cổ phiếu DRH.

Giảm miệt mài còn có Fist Real (FIR), cổ phiếu đã giảm 45% từ đầu năm. Năm 2023, lợi nhuận sau thuế của First Real chỉ còn 19 tỷ đồng giảm 83% so với năm 2022. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại của Công ty.

Đáng nói, với mã FIR, UBCKNN còn có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Hữu Đức với số tiền lên đến 1,5 tỷ đồng do có hành vi vi phạm thao túng thị trường chứng khoán. Cụ thể, trong khoảng thời gian từ ngày 4/1-17/6/2022, ông Nguyễn Hữu Đức đã sử dụng tài khoản chứng khoán của chính mình và 75 tài khoản của 21 nhà đầu tư để liên tục mua, bán, giao dịch cổ phiếu của FIR nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu FIR. 

TTCK lên xuống nhộn nhịp nhưng có những cổ đông của nhiều công ty “chưa 1 lần vui” khi cổ phiếu liên tục dò đáy, giảm đến 81% từ đầu năm- Ảnh 4.

Ảnh: Giao dịch cổ phiếu FIR.

Là những cổ phiếu hot từng được săn đón với thanh khoản hàng triệu đơn vị/phiên, DXG của Đất Xanh, NVL của Novaland, VRE của Vincom Retail, CEO của C.E.O, HTN của Hưng Thịnh Icons… trong kỳ sụt giảm mạnh trước khó khăn chung của thị trường, chỉ số kinh doanh vẫn còn chưa hồi phục.

Đáng nói nhất phải kể đến Phát Đạt (mã chứng khoán PDR), từ quý 4/2023 Công ty này tuyên bố thoát lỗ nhưng chủ yếu nhờ bán công ty con. Sang đầu năm 2024, Công ty tiếp tục ghi lãi hàng tỷ đồng từ việc bán công ty con. Trong đó, Realty Holdings - doanh nghiệp mua lại toàn bộ sản phẩm ở 2 dự án của Phát Đạt chỉ mới được thành lập hồi tháng 12/2023 – có ban lãnh đạo chủ chốt là người cũ từ Phát Đạt qua.


Tri Túc

An ninh tiền tệ

Các tin khác
Đất Xanh Miền Nam đề nghị mua lại trái phiếu với giá bằng 70% nhưng các NĐT Hà Nội từ chối, sắp họp ở Tp.HCM
DXG: Nghị quyết HĐQT điều chỉnh phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cp ra công chúng
DXG: Giải trình chênh lệch lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2024 so với 6 tháng đầu năm 2023
Các đại gia bất động sản TP HCM trả lương nhân viên thế nào?
Đất Xanh (DXG): Lãi ròng quý 2 đạt 33 tỷ đồng, bằng 21% cùng kỳ dù doanh thu bán hàng tăng mạnh
DXG: Giải trình chênh lệch lợi nhuận sau thuế quý 2/2024 so với quý 2/2023
DXG: Nghị quyết HĐQT về việc ban hành Quy chế CBTT (kèm quy chế)
TTCK lên xuống nhộn nhịp nhưng có những cổ đông của nhiều công ty “chưa 1 lần vui” khi cổ phiếu liên tục dò đáy, giảm đến 81% từ đầu năm
DXG: Báo cáo thay đổi về sở hữu ngưỡng 1% của nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan là cổ đông lớn
Ông Lương Trí Thìn: Từ cậu bé nghèo sớm có giấc mơ “buôn đất” đến cơ ngơi Đất Xanh (DXG)
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.