MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 5, 15/08/2024, 07:00
ACV

 Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (UpCOM)

Giá hiện tại: ACV 119.2 +2.9(+2.49%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Vắng 2 công ty họ "V", lần đầu tiên trong lịch sử top 5 doanh nghiệp lớn nhất TTCK đều là các đơn vị do nhà nước nắm chi phối
Vắng 2 công ty họ "V", lần đầu tiên trong lịch sử top 5 doanh nghiệp lớn nhất TTCK đều là các đơn vị do nhà nước nắm chi phối

Một số doanh nghiệp đã tồn tại trong top 10 vốn hóa liên tục trong 10 năm qua là Vietcombank, Vingroup, BIDV, PV Gas.

Trong vòng 10 năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến nhiều biến động và thay đổi lớn. Cùng với đó, bảng xếp hạng top 10 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất trên thị trường cũng đã trải qua những biến động đáng kể. 

Các ngân hàng vẫn là tiếp tục nắm giữ nhiều vị trí trong top 10. Trong suốt thập kỷ qua, chưa khi nào, trong top 10 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất trên thị trường không có ít nhất 3 ngân hàng. Đặc biệt, Vietcombank đã nắm giữ vị trí top 1 trong gần 4 năm liên tiếp với vốn hóa cách biệt so với vị trí thứ 2. Tại ngày 9/8/2024, giá trị vốn hóa của Vietcombank hơn 490.000 tỷ, BIDV đứng thứ 2 với 266.000 tỷ, ACV đứng thứ 3 với 239.000 tỷ.

photo-1723661031400

Đáng chú ý, tính đến phiên giao dịch ngày 9/8/2024, top 5 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường ghi nhận toàn bộ là các doanh nghiệp nhà nước bao gồm Vietcombank, BIDV, ACV, Viettel Global và PV Gas. Đây là lần đầu tiên trong vòng 10 năm qua, bảng xếp hạng top 5 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường vắng bóng các doanh nghiệp tư nhân. 

photo-1723684837103

Nằm trong số những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất cả nước, ngay từ khi lên sàn Vinamilk và Vingroup luôn nằm trong nhóm có vốn hóa cao. Trong giai đoạn 6 năm liền, từ 2015-2022, Vinamilk và Vingroup đã thay nhau đứng vị trí số 1 về vốn hóa. 

Từ sau năm 2017, thứ hạng của Vinamilk đã tụt khá sâu khi có nhiều doanh nghiệp mới vươn lên và đến tháng 8 năm nay đã bị out khỏi top 10. 

Vingroup hoặc Vinhomes thì vẫn thường xuyên đứng trong top 5 đến năm 2023 trước khi tụt hạng khá sâu trong năm nay.

Vắng 2 công ty họ

Top 10 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường kể từ năm 2015 - 2024

Nguyên nhân đến từ đà tăng trưởng vượt trội của ACV và Viettel Global trong 6 tháng đầu năm với việc liên tục vượt đỉnh lịch sử đưa giá trị vốn hóa lên cao. Từ top 9 trong cuối năm 2023, Viettel Global đã vươn lên vị trí thứ 3 với giá trị vốn hóa hơn 239.000 tỷ, tăng hơn 95.000 tỷ so với hồi cuối năm ngoái. Lần đầu xuất hiện trong top 10 kể từ năm 2015 tới nay nhưng Viettel Global đứng ở vị trí thứ 4 với vốn hóa gần 193.000 tỷ, tăng hơn 114.000 tỷ đồng trong vòng hơn 8 tháng.

photo-1723659355557

Với việc AI, bán dẫn hay chip... đang trở thành xu hướng của thế giới cùng với kết quả kinh doanh khả quan, trong 6 tháng đầu năm năm 2024, nhóm cổ phiếu công nghệ, đặc biệt là "họ FPT" và "họ Viettel" đã ghi dấu ấn trên sàn chứng khoán. Bên cạnh Viettel Global, FPT cũng lần đầu tiên tiến vào top 10 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất trong 10 năm qua. Cụ thể, vốn hóa của FPT tại ngày 9/8 đạt hơn 185.000 tỷ. 

photo-1723659421315

Bên cạnh sự vươn lên của các doanh nghiệp trên, 2 doanh nghiệp họ nhà Vin là Vingroup và Vinhomes đã bị tụt khỏi top 5 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường sau 6 năm liên tiếp cùng trong top từ 2018 - 2023. Với việc giá cổ phiếu đi xuống so với hồi đầu năm, vốn hóa thị trường của Vinhomes đã giảm 26.000 tỷ và Vingroup đã giảm gần 13.000 tỷ, lần lượt đứng ở vị trí thứ 9 và thứ 10. 

Một số doanh nghiệp đã tồn tại trong top 10 vốn hóa liên tục trong 10 năm qua có thể kể đến là Vietcombank, Vingroup, BIDV, PV Gas.

Ngọc Điệp

An ninh tiền tệ

Các tin khác
Vượt tiến độ nhiều hạng mục tại sân bay Long Thành, vốn hóa 'ông trùm' hàng không Việt Nam đạt hơn 10 tỷ USD, xếp thứ 2 trên sàn chứng khoán, vượt BIDV, Viettel Global, FPT...
Những cái tên lãi lớn nhất sàn chứng khoán quý 3/2024: Vinhomes 'đòi' lại ngôi vương, một cái tên gây bất ngờ
'Ông trùm’ hàng không Việt Nam đứt chuỗi 7 quý tăng trưởng liên tiếp, lỗ tỷ giá 800 tỷ, đã rót 9.500 tỷ vào sân bay Long Thành
ACV: Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Việt phụ trách Ban điều hành
ACV: Bổ nhiệm ông Vũ Thế Phiệt giữ chức Chủ tịch HĐQT
ACV: Ông Vũ Thế Phiệt giữ chức Người đại diện pháp luật
Ông Vũ Thế Phiệt làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACV
ACV: Ông Lại Xuân Thanh thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT từ 01.09.2024
Liên danh Đèo Cả đòi hủy kết quả gói thầu trị giá 6.300 tỷ đồng, ACV phản hồi
Vắng 2 công ty họ "V", lần đầu tiên trong lịch sử top 5 doanh nghiệp lớn nhất TTCK đều là các đơn vị do nhà nước nắm chi phối
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.