MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 7, 03/10/2015, 07:42
ACECOOK

 CTCP Acecook Việt Nam (OTC)

Giá hiện tại: ACECOOK 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Thị trường mì ăn liền 24.000 tỷ: Acecook “teo tóp”, Masan tăng tốc
Thị trường mì ăn liền 24.000 tỷ: Acecook “teo tóp”, Masan tăng tốc

Acecook tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường mì ăn liền. Tuy nhiên trong 4 năm qua, Acecook cùng với Asia Foods đã để mất rất nhiều thị phần vào tay Masan Consumer.

Theo báo cáo mới nhất do Euromonitor phát hành tháng 4/2015, thị trường thị trường mì ăn liền Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng 10% trong năm 2014, với doanh số đạt hơn 24.300 tỷ đồng.

Mặc dù vẫn giữ được mức tăng trưởng 2 chữ số nhưng đây là mức tăng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.

Thị trường mì ăn liền 24.000 tỷ: Acecook “teo tóp”, Masan tăng tốc (1)

Thị trường mì ăn liền đang có hàng chục doanh nghiệp lớn nhỏ đang tham gia. Tuy nhiên, phần lớn thị phần đang thuộc về 3 doanh nghiệp dẫn đầu là Acecook, Masan Consumer và Asia Foods. Acecook có các thương hiệu chủ lực là Hảo Hảo, Vina Acecook, Hảo 100 trong khi Masan có 3 thương hiệu chính là Omachi, Kokomi, Sagami còn của Asia Foods là Gấu Đỏ, Hello.

Trong suốt 5 năm từ 2010-2014, tổng thị phần của 3 doanh nghiệp này không có sự thay đổi nhiều, ổn định quanh mức 72%. Tuy nhiên, thị phần của từng công ty có sự xáo trộn mạnh.

 

Thị trường mì ăn liền 24.000 tỷ: Acecook “teo tóp”, Masan tăng tốc (2)

Nếu như năm 2010, Acecook chiếm 48,2% thị phần, hơn gấp đôi Masan (12%) và Asia Food (11,6%) cộng lại thì đến năm 2014, thị phần của Acecook chỉ còn 38,9% trong khi Masan tăng gấp đôi lên 24,6%.

Đồ thị phía dưới cho thấy toàn bộ thị phần mất đi của Acecook đã rơi vào tay Masan, không những thế, Masan còn lấy thêm thị phần từ Asia Food.

Sự tăng trưởng của Masan đến từ 2 thương hiệu giá thấp là Kokomi và Sagami. Năm 2010, tổng thị phần của 2 thương hiệu này chỉ là 0,9% (khi đó chưa có Sagami) và đã tăng lên 13,3% trong năm 2014. Trong khi đó, thị phần của Omachi chỉ tăng nhẹ từ 8,4% lên 9,2%.

Những cái tên lớn nhất bên ngoài Top3 gồm có Vifon, Saigon Ve Wong, Colusu Miliket, Thiên Hương với thị phần từ 2-6%.

Năm ngoái, thị trường ghi nhận thêm một doanh nghiệp lớn gia nhập ngành là Kinh Đô với thương hiệu Đại Gia Đình. Tuy nhiên, Kinh Đô hiện không trực tiếp sản xuất mà hợp tác với Saigon Ve Wong.

 

Thị trường mì ăn liền 24.000 tỷ: Acecook “teo tóp”, Masan tăng tốc (3)

 

Kiến Khang

Các tin khác
Cuộc chiến miếng thịt trong tô mỳ ăn liền
Cuộc chiến ngành mỳ ăn liền ngày càng cam go
Thị trường mì ăn liền 24.000 tỷ: Acecook “teo tóp”, Masan tăng tốc
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.