MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 7, 18/05/2024, 00:02
VGI

 Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (UpCOM)

Giá hiện tại: VGI 106.5 +0.6(+0.57%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Sau nhiều năm “đem chuông đi đánh xứ người”, gã khổng lồ viễn thông, công nghệ của Việt Nam muốn “mang tiền về cho mẹ”, giá trị công ty cao kỷ lục hơn 11 tỷ USD
Sau nhiều năm “đem chuông đi đánh xứ người”, gã khổng lồ viễn thông, công nghệ của Việt Nam muốn “mang tiền về cho mẹ”, giá trị công ty cao kỷ lục hơn 11 tỷ USD

Với 11 tỷ USD vốn hóa, giá trị công ty này đã vượt qua hàng loạt “tên tuổi” như Vingroup, Vinhomes, Hòa Phát, Vinamilk, FPT, PV Gas cùng nhiều ngân hàng, để “chễm trệ” tại vị trí thứ 3 trong danh sách các công ty lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong cơn sốt cổ phiếu viễn thông, công nghệ trên sàn chứng khoán Việt Nam, Viettel Global (mã VGI) đã là tâm điểm chú ý khi liên tục tăng nóng lên cao kỷ lục. Chỉ trong vòng 3 tháng, thị giá VGI đã tăng gấp hơn 3 lần lên mức 89.000 đồng/cp. Vốn hóa thị trường cũng theo đó tăng 192.400 tỷ (7,9 tỷ USD) từ đầu năm 2024, lên đạt xấp xỉ 271.000 tỷ đồng (hơn 11 tỷ USD).

photo-1715935714836

Với hơn 11 tỷ USD vốn hóa, Viettel Global vượt qua hàng loạt "tên tuổi" như Vingroup, Vinhomes, Hòa Phát, Vinamilk, FPT, PV Gas cùng nhiều ngân hàng, để "chễm trệ" tại vị trí thứ 3 trong danh sách các công ty lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Giá trị của Viettel Global hiện chỉ kém Vietcombank và BIDV.

photo-1715935729620

Đà tăng của cổ phiếu VGI được hỗ trợ bởi chuyển biến tích cực trong kết quả kinh doanh cùng tham vọng giải quyết những tồn đọng của Viettel Global. Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2024, Viettel Global dự trình cổ đông thông qua kế hoạch 2024 với tổng doanh thu hợp nhất 31.746 tỷ và lợi nhuận trước thuế (LNTT) hợp nhất 5.477 tỷ đồng. Con số này cao hơn 41% so với thực hiện năm ngoái và là mức kỷ lục kể từ khi hoạt động của tổng công ty.

Theo Viettel Global, lợi nhuận 2024 tăng mạnh nhờ dự kiến lợi nhuận của các thị trường đầu tư sẽ tăng mạnh và giảm trích lập dự phòng tại công ty mẹ, cụ thể Natcom tăng 231 tỷ (+18%), Halotel giảm lỗ 392 tỷ, Metfone tăng gần 139 tỷ (+7%); Movitel_E tăng 105 tỷ (+40%). Đồng thời, công ty mẹ dự kiến tăng 1.260 tỷ nhờ giảm trích lập dự phòng và giảm lãi chênh lệch tỷ giá so với năm trước. Tổng công ty cũng đặt mục tiêu tăng tối thiểu 2 triệu thuê bao viễn thông và tăng tối thiểu 6 triệu thuê bao số.

photo-1715935749256

Tham vọng của Viettel Global không phải không có cơ sở khi ngay quý đầu năm tổng công ty đã ghi nhận kết quả kinh doanh đầy khởi sắc. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2024, Viettel Global ghi nhận doanh thu al đạt 7.907 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Con số ấn tượng của một công ty viễn thông trong bối cảnh thế giới gần như bão hòa về dịch vụ này.

Trong quý 1/2024, cả 9 thị trường tăng trưởng cao, trong đó có 5 thị trường tăng trưởng 2 con số như Lumitel tại Burundi (29%), Unitel tại Lào (24%), Movitel tại Mozambique (22%), Natcom tại Haiti (18%), Metfone tại Campuchia (13%). Lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Viettel Global đạt 1.633 tỷ đồng, tăng 175% so với cùng kỳ năm 2023 và là mức cao nhất kể từ quý 3/2022.

photo-1715935761806

Nếu hoàn thành kế hoạch kinh doanh đề ra cho cả năm 2024, Viettel Global có thể sẽ thoát khỏi tình trạng lỗ luỹ kế kéo nhiều năm qua. Tính tới thời điểm 31/12/2023, tổng công ty lỗ luỹ kế hơn 3.377 tỷ đồng, chủ yếu do những khoản thua lỗ nặng giai đoạn trước 2018.

Theo Nghị định 140/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/11/2020, các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, sau khi chia lãi cho các bên góp vốn, bù đắp khoản lỗ của các năm trước, trích quỹ khen thưởng, phúc lợi, trích quỹ đầu tư phát triển (tối đa 30%), phần lợi nhuận còn lại sẽ thực hiện chia hết cổ tức, lợi nhuận bằng tiền mặt cho các cổ đông. Đối với khoản cổ tức, lợi nhuận bằng tiền mặt cho phần vốn nhà nước sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước.

Trong cơ cấu cổ đông hiện, Viettel Global chỉ có một cổ đông lớn duy nhất là Tập đoàn mẹ Viettel sở hữu đến trên 99% vốn, còn lại chưa đến 1% lượng cổ phần nằm trong tay các cổ đông khác. Từ khi lên sàn chứng khoán tháng 9/2018, Viettel Global chưa từng trả cổ tức bằng tiền. Nếu thành công trong việc xoá lỗ luỹ kế, nhiều khả năng Viettel Global sẽ có lần đầu tiên "mang tiền về cho mẹ" sau nhiều năm "đem chuông đi đánh xứ người".

Viettel Global hiện là một trong những nhà đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam. Doanh nghiệp này đang hoạt động tại 9 quốc gia trên khắp châu Á, châu Phi và châu Mĩ với tổng dân số hơn 200 triệu người. Trong đó, công ty đứng top 1 thị phần tại 6 thị trường chính Myanmar, Campuchia, Lào, Đông Timor, Burundi… Đây đều là các nước đang phát triển và còn nhiều dư địa để mở rộng, tăng trưởng kinh doanh.

Ban lãnh đạo công ty đánh giá, năm 2024, di động 4G vẫn đang là xu thế và trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ tại các quốc gia đang phát triển, hầu hết các thị trường công ty đầu tư vẫn dang còn dư địa phát triển 4G, thậm chí đang trong giai đoạn bùng nổ như tại Châu Phi. Ngoài ra dự báo tốc độ tăng trưởng thuê bao FTTH sẽ cao hơn di động.

Song song với đẩy mạnh đầu tư hạ tầng mạng lưới, nhất là mạng 4G đối với các thị trường tiềm năng để duy trì nguồn tăng trưởng, Viettel Global cũng xúc tiến lấy tần số và lên phương án đầu tư 5G, DataCenter, Cloud nhằm tạo lợi thế đi trước, đón đầu như tại Campichia, Lào, Timor.

Hà Linh

Đời sống pháp luật

Các tin khác
Điểm chung đặc biệt giữa hai cổ phiếu “tăng như tên lửa” Viettel Global và VIMC
Điểm chung thú vị giữa VinFast và những siêu cổ phiếu do nhà nước sở hữu tăng bằng lần kể từ đầu năm như Viettel Global, VIMC hay ACV
Vốn hoá Viettel Global xấp xỉ tổng giá trị hơn 300 doanh nghiệp trên HNX cộng lại, động lực nào nâng bước “gã khổng lồ” viễn thông, công nghệ của Việt Nam?
Các doanh nghiệp công nghệ 'thăng hoa' trong ngày thị trường giảm hơn 21 điểm: Công ty 'họ Viettel' có vốn hóa vượt 300.000 tỷ, FPT vẫn là tập đoàn tư nhân lớn nhất trên sàn
VGI: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024
Viettel Global nhìn thấy nhiều cơ hội trong năm 2024
Khi cổ phiếu ngành công nghệ phá đỉnh 'như một thói quen': Nhiều mã tăng 20%-30% từ đầu tuần, vốn hóa Viettel Global lớn thứ 2 thị trường, FPT vượt Vietinbank, Vingroup, Vinhomes
'Nữ tướng' Nguyễn Thị Hải Lý rời Hội đồng quản trị Viettel Global để sang Hội đồng quản trị MB
VGI: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông
Viettel Global và FPT kéo nhóm công nghệ, viễn thông tăng tốc ngoạn mục, chứng khoán Việt Nam không còn là sân chơi riêng của cổ phiếu ngân hàng, bất động sản
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.