MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 2, 18/08/2014, 10:55
TSM

 Công ty Cổ phần Xi măng Tiên Sơn Hà Tây

Giá hiện tại: TSM 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Những DN cuối cùng công bố KQKD: Lỗ nhiều hơn lãi
Những DN cuối cùng công bố KQKD: Lỗ nhiều hơn lãi

Việc trở thành những doanh nghiệp áp chót công bố thông tin quan trọng này không khỏi khiến nhà đầu tư e ngại về một kết quả kinh doanh kém khả quan.

Không phải tự nhiên việc doanh nghiệp chậm công bố thông tin bị nhà đầu tư nghi ngờ là có vấn đề. Bởi nhìn vào những báo cáo tài chính quý 2/2014 cuối cùng vừa được các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HNX công bố có thể thấy đó là những doanh nghiệp hoặc báo lỗ, kết quả kinh doanh giảm sút so với cùng kỳ hoặc đang có những ồn ào trên sàn chứng khoán.

Không một đồng doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính và chỉ có vỏn vẹn 280 triệu đồng doanh thu từ hoạt động tài chính không đủ để trang trải các khoản chi phí phát sinh trong kỳ nên API báo lỗ ròng 1,38 tỷ đồng, lãi quý 1 không đáng kể nên lỗ sau thuế 6 tháng là 1,23 tỷ đồng trong khi cùng kỳ quý 2/2013 công ty có lãi 1,2 tỷ đồng và 6 tháng 2013 lãi gần 3,8 tỷ đồng.

BVG đã có quý thứ 5 liên tiếp kinh doanh thua lỗ khi quý 2/2014 lỗ tiếp 6,37 tỷ đồng, 6 tháng lỗ 12,64 tỷ đồng. Công ty này cũng đã báo lỗ trong 2 năm liên tiếp 2012 và 2013. ĐHCĐ năm 2014 công ty đã thông qua mục tiêu doanh thu 245,89 tỷ đồng tăng 130% so với năm 2013, lợi nhuận trước thuế 2,42 tỷ đồng, như vậy nếu mục tiêu này không được hoàn thành thì nguy cơ hủy niêm yết của BVG là hiện hữu và nhiệm vụ đặt ra cho nửa cuối của năm 2014 đối với công ty là hết sức khó khăn.

Sau những ồn ào xung quanh nghi vấn làm giả Nghị quyết ĐHCĐ, VNN công bố KQKD của công ty mẹ kém khả quan khi lỗ ròng 354,76 triệu đồng, 6 tháng lỗ 905,6 triệu đồng. Doanh nghiệp này đã lỗ 4 quý liên tiếp và lỗ cả năm 2012 và 2013. Lấy lý do để chuẩn bị tài liệu chu đáo đầy đủ các điều kiện có liên quan tổ chức đại hội VNN đã tạm hoãn tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2014 lẽ ra được tổ chức vào cuối tháng 6 vừa qua, hiện công ty vẫn chưa có thông báo cụ thể về thời điểm chính thức sẽ diễn ra đại hội quan trọng này khi mà năm tài chính 2014 chỉ còn chưa đầy 4 tháng nữa.

Một doanh nghiệp khác cũng gây chú ý là OCH khi hồi đầu năm cổ đông đã thông qua hủy niêm yết trên sàn HNX, chuyển sang HSX. ĐHCĐ cũng đã thông qua kế hoạch sản xuất năm 2014 tăng trưởng với tổng doanh thu 1.244 tỉ đồng tăng 18% so với năm 2013, lợi nhuận sau thuế 155 tỉ đồng, tăng 31% so với năm 2013. Tuy nhiên kết thúc quý 1/2014 OCH lỗ 7,26 tỷ đồng, sang quý 2 nguồn thu từ hoạt động tài chính rớt mạnh khiến công ty này chỉ lãi ròng 16,8 tỷ đồng giảm 78,3% so với cùng kỳ; lãi 6 tháng chỉ đạt hơn 11 tỷ đồng giảm 86,57% so với cùng kỳ 2013 và cũng mới chỉ hoàn thành được 7% mục tiêu lợi nhuận.

TSM cũng giãi bày tình cảnh hết sức khó khăn của công ty mình khi thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chưa được cải thiện, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao trong khi giá bán của sản phẩm chịu nhiều cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại khác nên giá bán không tăng được, doanh thu không tăng sản phẩm sản xuất giảm đáng kể, công nhân không có việc làm nhưng công ty vẫn phải duy trì, chi phí quản lý, bảo hiểm và khấu hao vẫn phát sinh. Kết quả quý 2/2014, TSM lỗ ròng 1,255 tỷ đồng, 6 tháng lỗ gần 2,8 tỷ đồng.

Trước khi công bố BCTC quý 2/2014, KSK công bố việc điều chỉnh chỉ tiêu kinh doanh 2014 với tổng doanh thu giữ nguyên ở mức 85 tỷ nhưng lợi nhuận sau thuế giảm mạnh 66% về chỉ còn 6,8 tỷ đồng. Theo đó quý 2/2014 KSK lỗ 22 triệu đồng, 6 tháng lãi vỏn vẹn 1,43 tỷ đồng thì với kế hoạch mới này tỷ lệ hoàn thành mục tiêu của KSK mới chỉ là 21%.

Mặc dù doanh thu thuần tăng trưởng, công ty có lãi gộp trong khi cùng kỳ lỗ gộp nhưng do không có lực đỡ lãi khác như cùng kỳ nên VFR cũng báo lỗ 8,877 tỷ đồng trong quý 2.2014 trong khi cùng kỳ LNST đạt 5,7 tỷ đồng. Doanh thu thấp trong khi các khoản chi phí vẫn ở mức cao khiến DLR báo lỗ 3,65 tỷ đồng trong quý 2/2014 và lỗ gần 5,3 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2014. Năm 2014 công ty đặt mục tiêu lãi 2,357 tỷ đồng. Với mức sụt giảm lên tới gần 71% so với cùng kỳ của doanh thu thuần, VTC báo lỗ quý 2/2014 2,44 tỷ đồng; 6 tháng lỗ 3,06 tỷ đồng trong khi cùng kỳ vẫn kinh doanh có lãi.

CTX công bố mức doanh thu thuần giảm sút mạnh so với cùng kỳ đạt 43,2 tỷ đồng trong khi cùng kỳ đạt gần 150 tỷ đồng, doanh thu tài chính cũng giảm mạnh, chi phí tài chính đội nên gấp 4 lần khiến CTX lỗ thuần 2,6 tỷ đồng, nhờ lãi từ hoạt động khác nên công ty lãi sau thuế hơn 1 tỷ đồng nâng mức lãi ròng 6 tháng lên 1,257 tỷ đồng. Năm 2014 CTX đã lên kế hoạch kinh doanh với mức lãi ròng 28,2 tỷ đồng chỉ bằng 25,6% kết quả thực hiện 2013. Tuy nhiên với mục tiêu khiêm tốn này thì nguy cơ bể kế hoạch vẫn là rất cao bởi tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của CTX sau nửa đầu năm rất thấp chỉ vỏn vẹn 4%.

CSC mặc dù công bố mức lãi ròng 2,4 tỷ đồng trong quý 2/2014 tăng trưởng mạnh so với khoản lỗ 1,87 tỷ đồng cùng kỳ nhưng kết quả không đến từ hoạt động kinh doanh chính mà do việc ghi âm chi phí tài chính gần 7,3 tỷ đồng.

Những DN cuối cùng công bố KQKD: Lỗ nhiều hơn lãi (1)

Tuy nhiên vẫn có những doanh nghiệp đi theo xu hướng chung của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán Hà Nội trong quý 2/2014 khi công bố mức doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch ở mức cao.VNF đã công bố KQKD khả quan trong 6 tháng đầu năm 2014 với EPS đạt 3.017 đ/CP cao gấp gần 2 lần cùng kỳ.

SDC công bố KQKD tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận trong quý 2/2014, doanh thu thuần tăng 60%, LNST đạt 2,2 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ ròng 246 triệu đồng. Có được kết quả này là do công ty công ty liên kết Thủy điện Đakđoa tăng 1,6 tỷ đồng so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2014 EPS đạt 1.443 đ/CP. Với mục tiêu LNTT đạt 5,7 tỷ đồng thì kết thúc nửa đầu năm 2014 tỷ lệ hoàn thành của công ty đã là 72,6%.

Một doanh nghiệp sông Đà khác là SD9 cũng công bố BCTC hợp nhất với mức lãi ròng 22,34 tỷ đồng trong quý 2/2014, lũy kế 6 tháng LNST đạt 37,64 tỷ đồng. Với kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2014 là 52,9 tỷ đồng, SD9 cũng đang có tỷ lệ hoàn thành ở mức cao với trên 71%.

Những DN cuối cùng công bố KQKD: Lỗ nhiều hơn lãi (2)

Như vậy tính đến hết ngày 15/08/2014 về cơ bản các doanh nghiệp trên sàn Hà Nội đã hoàn thành nghĩa vụ công bố BCTC quý 2/2014, các con số được công bố này sẽ còn được kiểm chứng lại bởi các báo cáo tài chính soát xét bán niên. Thị trường lại vào mùa công bố báo cáo tài chính bán niên 2014.

Trần Dũng

Các tin khác
Điểm danh những doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền, bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng tuần này
Lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền của 16 doanh nghiệp
6 tháng, 2 sàn hủy niêm yết 26 cổ phiếu
TSM: Ngày 12/06/2015, ngày hủy niêm yết cổ phiếu
TSM: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015
TSM: 03/04/2015, ngày ĐKCC tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2015
TSM: Báo cáo quản trị công ty năm 2014
TSM: Giải trình chênh lệch kết quả kinh doanh quý 2 của công ty mẹ
Những DN cuối cùng công bố KQKD: Lỗ nhiều hơn lãi
TSM: Báo cáo quản trị công ty bán niên 2014
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.