MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 3, 08/05/2012, 08:03
THV

 Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam

Giá hiện tại: THV 0.4 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Chủ tịch THV: Cổ đông lớn bán cổ phiếu để cho Công ty vay
Chủ tịch THV: Cổ đông lớn bán cổ phiếu để cho Công ty vay

Thái Hòa đang cơ cấu lại 692 tỷ đồng nợ ngắn hạn tại các ngân hàng; trong đó có 340 tỷ đồng dư nợ của VDB và VCB đang tiếp tục đàm phán còn 352 tỷ đã được cơ cấu xong.

Thời gian vừa qua công ty Cổ phần tập đoàn Thái Hòa (Mã: THV) có thông báo về thay đổi thành viên HĐQT cũng như giao dịch của cổ đông lớn liên quan đến chủ tịch HĐQT. Phóng viên đã cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ, về tình hình hoạt động của công ty và thông tin về việc giao dịch cổ phiếu của cổ đông lớn.

Xin ông cho biết cụ thể quá trình tái cơ cấu lại nợ của THV?

Hiện tại VP Thái Hòa tại Hà Nội nợ xấp xỉ 692 tỷ.

Trong đó 112 tỷ của Agribank đã được xử lý xong, dư nợ ngắn hạn được chuyển sang dài hạn. Khoản vay 100 tỷ của ngân hàng Hàng Hải được giải quyết bằng bán dự án và chuyển thành vốn góp vào công ty tại Lào. Khoản vay 140 tỷ của HBB đang tiến hành giải quyết trong đó HBB chuyển 30 tỷ đồng sang dài hạn và khoanh lại một phần nợ hoặc mua vốn chủ sở hữu.

Còn 110 tỷ đồng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB và 230 tỷ đồng gồm nợ dài hạn và ngắn hạn của Vietcombank chưa xử lý xong. Như vậy còn 340 tỷ đang trong quá trình đàm phán.

Với khoản nợ của ngân hàng phát triển thì sắp tới THV sẽ gửi thư lên Thủ tướng qua danh nghĩa hiệp hội ngành hàng để Thủ tướng giao cho BTC và VDB cơ cấu và giãn nợ. Sau cơ cấu lại nợ các ngân hàng sẽ tiếp tục cho vay vốn để doanh nghiệp có thể kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Khoản nợ 230 tỷ với VCB thì ngân hàng đang đề nghị DATC tham gia, chúng tôi tích cực phối hợp với để xử lý dứt điểm sớm khoản vay này.

Vậy khoản nợ ngắn hạn xấp xỉ 1800 tỷ của THV giải thích như thế nào, thưa ông?

Ngoài khoản nợ tại văn phòng Hà Nội thì trên báo cáo tài chính hợp nhất công ty còn hợp nhất các khoản nợ công ty con.

Ví dụ như Café An Giang nợ khoảng 300 tỷ đồng, công ty Thái Hòa Lâm Đồng nợ 270 tỷ ở 3 ngân hàng là VDB, BIDV và SHB. Các ngân hàng ở Lâm Đồng cũng đang tìm cách cơ cấu lại nợ cho công ty. Hạn mức vay nợ của công ty tại SHB là 150 tỷ nhưng dư nợ chỉ 60 tỷ.

Chúng tôi đang chuẩn bị thuê đơn vị kiểm toán thực hiện làm lại báo cáo tài chính. Hiện THV có khoảng 570 tỷ là nợ ngắn hạn được đầu tư vào dự án. Trước đây do cơ cấu sai lệch kỳ hạn nên vốn đem đầu tư nhưng tài sản không được ghi nhận tăng mà được để ở phần vốn phải thu, hay là hàng hóa còn lại.

Sau khi các ngân hàng chấp thuận cơ cấu lại nợ các ngân hàng yêu cầu cần làm lại báo cáo tài chính, hạch toán đúng các khoản đầu tư để ngân hàng theo dõi, cũng nhờ đó áp lực nợ ngắn hạn sẽ giảm xuống.

Như vậy chắc hẳn hoạt động kinh doanh THV đang được ngân hàng kiểm soát ?

 

Đúng vậy. Chúng tôi chấp nhận điều đó để hoạt động hiệu quả hơn vì rước kia việc quản lý thiếu sát sao nên kinh doanh thua lỗ ảnh hưởng đến cổ đông. Quan điểm của ban lãnh đạo là kiểm soát càng chặt càng tốt.

 

Những năm vừa qua lỗ thường do “bán trước mua sau”; nhưng đến khi mua thì nông dân không bán nên cũng không mua được hoặc giá thu mua cao hơn giá bán. Bây giờ thì các ngân hàng vào kiểm soát, cơ chế yêu cầu là phải có hợp đồng đầu ra thì mới cho vay để thu mua cà phê. Khi có hàng phải bán ngay, và chỉ khi có tiền về ngân hàng mới cho xuất hàng ra.

Ví dụ Tổng kho Lâm Đồng phân thành 4 kho cho các ngân hàng quản lý tài sản thế chấp là hàng trong kho. 

 

 

Thời gian qua trên thị trường lo ngại với thông tin bà Ngô Thị Hạnh đăng ký bán hết hơn 6 triệu cổ phiếu. Với tư cách là TV HĐQT lại là vợ của Chủ tịch HĐQT nên giao dịch của bà Hạnh khiến cổ đông và nhà đầu tư hoang mang. Vậy ông có thể giải thích thế nào về giao dịch này của bà Hạnh?

Thời gian qua tín dụng cho vay các ngân hàng rất khó khăn, bản thân công ty cũng đang trong quá trình cơ cấu lại nợ nên việc vay vốn là hạn chế. Vì vậy để có thể có tiền vốn cho công ty, một số cá nhân trong đó có bà Hạnh là TV HĐQT đã phải bán cổ phiếu để giải quyết khó khăn tài chính cho công ty cũng như có tiền đảm bảo cho hạn mức của công ty tại ngân hàng.

Việc này cũng tương tư như một số doanh nghiệp khác ví dụ như BĐS Hoàng Quân khi mà chúng tôi là cổ đông có sở hữu lớn muốn giữ công ty được hoạt động buộc phải bán tài sản để cho công ty vay. Không có chuyện ông An hay bà Hạnh chạy trước khi công ty có thông tin xấu.

Về việc phát hành cổ phần cho đối tác sắp tới ra sao, thưa ông?

Đợt phát hành trước không thành công do giá giao dịch dưới mệnh giá nhưng phát hành không được thấp hơn mệnh giá.

Lần này thì khả năng cao hơn khi có thể phát hành  dưới mệnh giá, với số lượng nhà đầu tư ít hơn 100 và cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng 1 năm.

Trên cơ sở đó có các nhà đầu tư có nhu cầu tham gia thì có thể góp vốn với giá góp vốn là giá giao dịch hoăc giá trị sổ sách. Việc này HĐQT sẽ thay mặt cổ đông đam phán

Theo luật thì không cấm phát hành dưới mệnh giá nhưng phải được cổ đông chấp thuận vì trước kia có người mua với giá 10.000 đồng/cổ phiếu thì nay bán với giá thấp hơn do vậy phương án phải được ĐHCD nhất trí thông qua.

Nếu được thông qua cho phép phát hành dưới mệnh giá nhưng phải ghi âm vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên đây là phát hành riêng lẻ nên cổ đông sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm.

Tình hình diện tích trồng của THV sẽ biến động thế nào sau khi phải bán một số dự án để cơ cấu lại nợ?

THV mới bán đi 800 ha ở Tuần Giáo và Mường Ẳng. Chúng tôi định lập dự án 5.000 ha ở Mường Nhé, nhưng tỉnh Điện Biên chỉ muốn 2.000 ha. Với 2.000 ha thì theo đánh giá là không hiệu quả nên tạm dừng

Cuối tháng 5 này THV sẽ bảo vệ dự án trồng 5.000 ha cà phê ở Sơn La.

Chúng tôi cũng có nhiều kinh nghiệm để xin đất làm nông nghiệp tuy nhiên cách thức đầu tư dự án sẽ khác. Trước đây thì cứ xin đất là vay vốn ngắn hạn để đầu tư nên dẫn tới mất cân đối nguồn vốn, bây giờ xin đất bảo vệ dự án được sau đó thu xếp vốn thì mới bắt đầu triển khai.

Giả sử với dự án Sơn La sẽ xin đất sau đó đợi Thủ tướng chấp thuận cho vay vốn ưu đãi từ các chương trình của Chính  phủ do đầu tư vào vùng khó khăn như chương trình 30A hay chương trình 482 của Bộ KHĐT về đầu tư vùng biên giới.

Huyện Suối Khôp- Sơn La tuy không thuận lợi cho các ngành khác nhưng thuận lọi cho trồng cà phê Arabica vì độ cao trên 800m, lượng mưa và khí hậu thuận lợi, còn hoang sơ chưa được khai phá.

Cao Sơn

Các tin khác
2013 - Năm kỷ lục của hủy niêm yết
Thế mạnh gục ngã: kẻ đứt chân, người bán thân
Hủy niêm yết, giấu luôn thông tin
Đại gia sau biến động: Kẻ mất trắng, người lay lắt
THV: Bà Đan Thùy Dương - Trưởng Ban kiểm soát - đã bán 1.000 CP
Nhà đầu tư vẫn thích “đi trên dây”
4/7: Hủy niêm yết cổ phiếu THV của CTCP Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam
SJS, THV, STL bị phạt 70-80 triệu đồng vì vi phạm công bố thông tin
THV: Lỗ suốt 8 quý liên tiếp
THV: Bà Đan Thùy Dương - Trưởng Ban kiểm soát - đăng ký bán 1.050 CP
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.