MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 3, 11/04/2017, 15:18
STB

 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (HOSE)

Giá hiện tại: STB 28.5 +0.1(+0.35%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Nhiều nhà đầu tư muốn “nhảy vào” Sacombank, người trong cuộc nói gì?
Nhiều nhà đầu tư muốn “nhảy vào” Sacombank, người trong cuộc nói gì?

Chủ tịch Sacombank nói rằng nếu ông có tiền hoặc rất nhiều tiền, ông cũng đầu tư vào Sacombank.

Gần đây những thông tin liên quan đến ngân hàng Sacombank khá dày đặc, trong đó trọng tâm là vấn đề tái cơ cấu. Không chỉ là sự thôi nhiệm của ông Trầm Bê và ông Trầm Khải Hòa mà những cái tên như Novaland hay “liên doanh” Evercore Group và Redsun Capital Limited – ông Đặng Văn Thành cũng được nhắc đi nhắc lại. Cổ phiếu STB của Sacombank thì tăng không ngừng nghỉ, hiện đã cao hơn 50% so với đầu năm.

Vậy công cuộc tái cơ cấu của ngân hàng đã tiến triển đến đâu và điều gì đang xảy ra ở Sacombank? Chúng tôi đã có cuộc chia sẻ với chủ tịch Hội đồng quản trị của ngân hàng, ông Kiều Hữu Dũng.

PV: Thưa ông, NHNN có yêu cầu Sacombank xây dựng kịch bản tái cơ cấu để trình lên NHNN. Vậy đến nay ngân hàng đã thực hiện thế nào?

Ông Kiều Hữu Dũng: Có hai mốc về việc tái cơ cấu. Đầu tiên là ngay sau khi sáp nhập, Sacombank đã tiến hành việc sáp nhập theo đề án được NHNN thông qua trước đây bằng việc xử lý các vấn đề của Phương Nam. Việc sáp nhập đã thể hiện Sacombank đồng lòng gánh tái cơ cấu ngân hàng Phương Nam, ví dụ Sacombank là ngân hàng tốt, nhưng sau khi gánh Phương Nam thì phải hi sinh lợi nhuận để trích lập dự phòng rủi ro giúp xử lý các tồn đọng của ngân hàng đó.

Sau khi sáp nhập ổn định về core, về nhân sự, Sacombank qua 3 tháng sáp nhập đã xây dựng đề án tái cấu trúc sau sáp nhập. Trong đề án đó có nêu rõ lộ trình phát triển, hướng đi, tiếp tục giữ vững là ngân hàng bán lẻ hàng đầu, hình thức xử lý nợ xấu…Đặc biệt chúng tôi đã có phương án tách bạch nợ xấu thành từng phần để xử lý nhằm không ảnh hưởng tới hoạt động chung của ngân hàng. Hội đồng quản trị rất quyết liệt với các nhóm có nợ xấu để sao cho nhanh chóng xử lý được các khoản nợ này sau khi đề án được phê duyệt.

NHNN hiện có tham gia hỗ trợ hay điều hành gì ở ngân hàng hay không?

NHNN đang hỗ trợ mang tính chất định hướng. Chúng tôi hi vọng sau khi đề án được thông qua với gánh nặng từ Phương Nam, NHNN sẽ hỗ trợ nhiều hơn.

Nợ xấu ở Phương Nam là mấu chốt của mọi vấn đề khiến Sacombank gặp khó như ngày hôm nay. Ông vừa đề cập rằng những khoản nợ xấu ấy đã được khoanh vùng riêng để xử lý trong đề án trình lên NHNN, cụ thể là như thế nào thưa ông?

Các khoản nợ xấu này có liên quan đến nhiều nhóm khác nhau, chúng tôi đã có phương án cụ thể. Chúng tôi xác định rõ ràng có nhóm nợ nào bán được là bán ngay, có nhóm nợ nào cần quy hoạch thìphối hợp với khách hàng và xin hỗ trợ từ cơ quan quản lý để quy hoạch, có khoản nợ nào cần hoàn thiện hồ sơ pháp lý thì chúng tôi sẽ phối hợp để hoàn thiện pháp lý…

Nói chung việc xử lý nợ này khó có thể nói cụ thể, song có điều chắc chắn là chúng tôi đã có phương án chi tiết với từng khoản, khi được NHNN thông qua là bắt tay ngay vào xử lý.

Theo chủ quan của ông thì mất khoảng bao lâu để Sacombank xử lý được các tồn đọng đó?

Tôi cho rằng sẽ mất khoảng 5-6 năm.

Như vậy cũng sẽ tốn nhiều dự phòng rủi ro ăn vào lợi nhuận?

Với việc trích lập dự phòng, Sacombank đang đề xuất với NHNN sẽ trích lập dần trong 8 – 10 năm và Chính phủ cũng mong muống Sacombank đẩy nhanh việc xử lý nợ.

Việc xử lý nợ không chỉ phụ thuộc vào bản thân Sacombank mà còn phụ thuộc vào thị trường vì có liên quan nhiều đến bất động sản. Song có điều đáng mừng là thị trường bất động sản gần đây đã hồi phục tích cực và tôi hi vọng điều này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ của ngân hàng.

Gần đây có thông tin cho rằng Sacombank gặp nhiều khó khăn. Báo cáo 2016 đề cập nhiều khoản tài sản không sinh lời, nhiều khoản phải thu, rồi ẩn số nữa trong báo cáo tài chính kiểm toán 2015 chưa được công bố, thậm chí có cả mối lo đâu đó Sacombank đã chạm đến ngưỡng các chỉ số an toàn. Vậy những lo ngại ấy có cơ sở không thưa ông?

Bản thân Sacombank luôn luôn chuẩn mực hóa hoạt động của mình, kể cả các chỉ số tài chính. Sau khi sáp nhập, không chỉ là Sacombank mà cả những ngân hàng sau sáp nhập khác trên thế giới, họ cũng cần phải có thời gian nhất định để ổn định tài chính.

Tôi khẳng định theo đề án được thông qua và đang trình NHNN, Sacombank vẫn tuân thủ mọi chỉ số an toàn theo quy định.

Ông từng nói với người viết rằng có cổ đông trong nước muốn mua 20% vốn Sacombank với giá 1.5 và có cổ đông nước ngoài muốn đổ 1 tỷ USD vào ngân hàng. Thông tin này cũng trùng với thông tin cho biết các nhóm cổ đông đã nộp hồ sơ lên NHNN để tham gia tái cơ cấu Sacombank, trong đó cổ đông trong nước muốn mua 20% vốn là Novaland thì đã rút khỏi phương án tái cơ cấu, còn nhóm cổ đông nước ngoài và ông Đặng Văn Thành nữa. Là chủ tịch ngân hàng ông có thể chia sẻ gì về điều này?

Thực ra khi làm việc với các đối tác trong và ngoài nước chưa chính thức, chúng tôi có quy định là bảo mật thông tin hoàn toàn.

Song thực tế cho thấy dù gánh nặng của Sacombank khi nhận Phương Nam nhưng các đối tác cũng vẫn quan tâm đến Sacombank, điều đó khẳng định họ tin tưởng và có niềm tin vào Sacombank trong tương lai.

Còn về các đối tác quan tâm như bạn nói, bạn biết đấy cuộc tái cơ cấu càng lớn thì càng cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Đối tác nào vào thì cũng cần phải có thời gian tìm hiểu, làm việc với HĐQT để thống nhất định hướng tái cơ cấu phù hợp nhất không thể làm trong một sớm một chiều mà phải rất cẩn trọng.

Quan điểm của Sacombank là hoan nghênh tất cả các đối tác vào tìm hiểu, hỗ trợ Sacombank xử lý nợ xấu và đưa ngân hàng đi lên. HĐQT cũng xác định trước mắt tự mình xử lý các vấn đề của mình, trong thời gian đó cũng đón chào nhà đầu tư được NHNN cho phép.

Gần đây cổ phiếu STB diễn biến khá tích cực, đã tăng gấp rưỡi so với đầu năm, phải chăng nhà đầu tư đang nhìn thấy cơ hội lớn từ Sacombank?

Tôi thấy rằng diễn biến đó đang phản ánh lòng tin của nhà đầu tư.

Thực tế nếu tách các khoản nợ xấu của Phương Nam thì kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank rất ổn định, cụ thể ngân hàng đạt lãi ròng hơn 5.000 tỷ năm vừa rồi. Ngoài ra một điều không thể phủ nhận được và chắc hẳn thị trường cũng hiểu rõ đó là sự đồng lòng của cán bộ ngân hàng. Qua 5 năm với nhiều sóng gió như vậy nhưng chúng tôi trên dưới một lòng cùng cố gắng vì ngân hàng.

Nói rằng ngân hàng có gặp khó khăn do sáp nhập nhưng những khách hàng của Sacombank chắc chắn được phục vụ với chất lượng và dịch vụ ngày càng nâng cao.

Tất cả những điều đó cho thấy ngân hàng có nền tảng và triển vọng tốt. Nếu tôi có tiền hoặc rất nhiều tiền tôi cũng đầu tư vào Sacombank.

Ông có điều gì muốn nhắn nhủ với nhà đầu tư và khách hàng?

Chúng tôi có phương pháp xử lý nợ minh bạch rõ ràng, có môi trường làm việc tốt và có sự ủng hộ của khách hàng, của cổ đông. Tôi tin rằng chúng tôi sẽ tái cơ cấu thành công.

Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

Tùng Lâm

Các tin khác
STB: Nghị quyết HĐQT v/v thay đổi địa chỉ chi nhánh Bến Cát, Phòng GD Hòa Lợi và Phòng GD Phú Giáo
STB: Nghị quyết HĐQT chấm dứt hoạt động 02 Phòng giao dịch và bàn thu đổi ngoại tệ, đồng thời thành lập điểm GD tương ứng
Nợ xấu của Sacombank hiện nay còn bao nhiêu?
“Mục tiêu kép” của Sacombank trên lộ trình phát triển bền vững
Sáng nay 26/4 có 4 ngân hàng cùng tổ chức Đại hội cổ đông: HDBank chia cổ tức cao, Sacombank dự kiến đón gần 2.000 cổ đông
STB: Nghị quyết và Biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên năm tài chính 2023
STB: Link công bố báo cáo thường niên năm 2023
STB: Nghị quyết HĐQT về việc thay đổi địa điểm và tên gọi PGD Kha Vạn Cân
STB: Nghị quyết HĐQT về việc thay đổi địa điểm PGD Diễn Châu - CN Nghệ An
Đánh giá Sacombank “rất thú vị” trong năm 2024, một quỹ ngoại mua thêm lượng lớn cổ phiếu STB, chính thức trở thành cổ đông lớn
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.