MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 7, 11/04/2020, 19:14
SCB

 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (OTC)

Giá hiện tại: SCB 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Lợi nhuận năm 2019 của ngân hàng SCB giảm nhẹ sau kiểm toán
Lợi nhuận năm 2019 của ngân hàng SCB giảm nhẹ sau kiểm toán

Cuối năm 2019, tổng tài sản của SCB đạt hơn 566 nghìn tỷ đồng, tiếp tục là ngân hàng có tài sản lớn nhất trong khối cổ phần tư nhân.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa công bố Báo cáo tài chính riêng lẻ sau kiểm toán năm 2019. Về cơ bản, các số liệu công bố không có sự khác biệt so với báo cáo tài chính trước kiểm toán.

Cụ thể theo báo cáo tài chính kiểm toán, tổng tài sản 2019 của SCB đạt hơn 566.834 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với năm 2018 và tiếp tục là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất khối tư nhân. Dư nợ cho vay đạt 333.879 tỷ đồng, tăng 10%; tiền gửi khách hàng đạt 438.833 tỷ đồng, tăng 13,9%; phát hành giấy tờ có giá đạt 49.874 tỷ đồng, tăng 49%. Tính đến cuối năm 2019, tổng số dư huy động thị trường 1 của SCB lên đến 488.707 tỷ đồng.

Nhiều mảng kinh doanh của SCB ghi nhận tăng trưởng trong năm qua như thu nhập lãi thuần đạt 3.942 tỷ đồng; lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 1.227 tỷ đồng; lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư đạt 440 tỷ đồng... 

Năm 2019, SCB đạt lợi nhuận trước thuế riêng lẻ hơn 195 tỷ đồng, sau khi trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 2.373 tỷ đồng. So với báo cáo trước kiểm toán, lợi nhuận của SCB sau kiểm toán thấp hơn 2,7 tỷ đồng.

Theo giải thích của ngân hàng, lý do của sự thay đổi nhẹ này là do tăng 1,77 tỷ đồng từ thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần phần lợi nhuận từ công ty con chuyển về SCB và giảm 4,5 tỷ đồng do trích khấu hao bổ sung làm  tăng chi phí hoạt động 4,5 tỷ đồng.

Trước đó hồi đầu tháng 3, Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt đề án cơ cấu lại SCB gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2019-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, giai đoạn 2019 - 2020, SCB sẽ tập trung nguồn lực để cơ cấu lại hoạt động tín dụng và nâng cao năng lực tài chính. Đồng thời, ngân hàng sẽ đầu tư nền tảng về công nghệ, nhân sự và phát triển hệ thống khách hàng từ đó tích tụ nguồn lực phát triển ngân hàng bán lẻ và ngân hàng số trong tương lai. Đây được xem là phương án tái cơ cấu chủ động hỗ trợ thêm một số cơ chế mới và giải pháp tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính giúp SCB vững chắc hơn sau quá trình tái cơ cấu trước đó.

H. Kim

Các tin khác
Những công ty nào từng kiểm toán Báo cáo tài chính ngân hàng SCB?
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) tiếp tục đóng cửa nhiều phòng giao dịch tại TP HCM
Ngân hàng Nhà nước thay Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB
Ngân hàng Nhà nước đã trình chủ trương cơ cấu lại SCB
'Sức khỏe' của Ngân hàng SCB hiện ra sao?
Nhân sự từ VietinBank, BIDV, Vietcombank, Agribank được NHNN chỉ định tham gia quản trị, điều hành SCB là những ai?
Kiểm soát đặc biệt SCB
SCB phủ nhận tin đồn sai sự thật về các thành viên Ban Kiểm soát & Ban Điều hành của Ngân hàng
Điểm danh những ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao kỷ lục
Thêm 2 ngân hàng báo lợi nhuận quý II/2021 gấp 3-4 lần so với cùng kỳ
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.