MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 4, 19/03/2014, 08:00
PVF

 Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam

Giá hiện tại: PVF 4.2 +0.2(+5.0%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
PVN đã thu về hơn 20.000 tỷ đồng nhờ cổ phần hóa đúng sóng chứng khoán như thế nào?
PVN đã thu về hơn 20.000 tỷ đồng nhờ cổ phần hóa đúng sóng chứng khoán như thế nào?

2 đơn vị thành viên của PVN là Đạm Phú Mỹ và PVFC đã IPO đúng thời điểm Vn-Index ở đỉnh cao.

Gần đây, hàng loạt tổng công ty nhà nước đã tiến hành đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Trong đó có hàng loạt tên tuổi lớn như Viglacera, Hancorp, Vinamotor, các tổng công ty Cienco…
Nhưng không giống với 6-7 năm trước, các cuộc đấu giá trong vài năm gần đây thường diễn ra rất “buồn tẻ”, lượng đặt mua rất thấp so với lượng chào bán dù thị trường chứng khoán đang trong xu hướng đi lên.

Kể từ năm 2009, các cuộc đấu giá cổ phần lần đầu của các doanh nghiệp nhà nước bắt đầu kém hấp dẫn nhà đầu tư, một phần vì không có nhiều doanh nghiệp “hot” được IPO, một phần vì lúc đó thị trường ở đang vùng đáy sau thời gian đỉnh cao của các năm 2007-2008.

Cú sốc đấu giá Vietcombank năm 2007 cũng khiến nhà đầu tư trở nên dè dặt hơn. Đợt IPO lớn nhất kể từ sau 2009 là đợt đấu giá cổ phần của PV Gas vào cuối năm 2010, huy động được gần 2.000 tỷ đồng.

Là một trong 2 đơn vị thành viên quan trọng nhất của PVN và chi phối thị trường khí nhưng nhà đầu tư không quá mặn mà với PV Gas. Kết quả là chỉ bán được 2/3 lượng đấu giá, với giá bình quân là 31.000 đồng. Hiện nay, thị giá của PV Gas là 85.000 đồng.

PVN đã thu về hơn 20.000 tỷ đồng nhờ cổ phần hóa đúng sóng chứng khoán như thế nào? (1)

Cổ phần hóa đúng lúc thị trường nóng nhất

Đợt IPO của PV Gas đánh dấu sự kết thúc quá trình cổ phần hóa của hàng loạt các đơn vị thành viên của PVN. Trước đó, PVN đã cổ phần hóa rất nhiều doanh nghiệp quan trọng như PV Drilling, PTSC, PVTrans, PVI, PVFC…

Nhờ tiến hành IPO các công ty con vào đúng lúc thị trường tăng nóng mà PVN đã thu về được lượng vốn khổng lồ. Chỉ 8 doanh nghiệp liệt kê dưới đây đã thu về được tới 23.000 tỷ đồng, trong đó, thặng dư vốn là hơn 18.800 tỷ.

Thực hiện IPO sớm nhất là PVD – Tổng Công ty Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí. Do IPO quá sớm, từ cuối năm 2005 nên giá đấu bình quân của PVD chỉ có 13.500 đồng. Khi lên sàn một năm sau đó, giá cổ phiếu PVD đã tăng gấp 10 lần giá đấu.

Năm 2006, có 4 doanh nghiệp được IPO, lần lượt là Petrosetco (PET), PTSC (PVS), PVTrans (PVT) và Bảo hiểm Dầu khí - PVI.

Đáng chú ý nhất trong số này là 2 phiên đấu giá của PVT và PVI diễn ra vào những ngày cuối năm 2006. Lúc này, VNI-Index đạt hơn 750 điểm, tăng 150% so với một năm trước đó.

Gần 8.000 nhà đầu tư đã tham gia đấu giá cổ phần của PVI với lượng đặt mua lên đến 303 triệu cổ phiếu, gấp 26 lần lượng chào bán. Giá đấu thành công cũng là một kỷ lục, đạt hơn 160.000 đồng/cp.
Hai phiên đấu giá cổ phần của PTSC và PVTrans cũng có lượng đặt mua hơn 220 triệu cổ phần.

Nhưng những kỷ lục khác vẫn còn ở phía trước. Trong năm 2007, PVN đã thu về 7.000 tỷ đồng từ bán đấu giá cổ phần của Đạm Phú Mỹ và 7.700 tỷ đồng từ bán cổ phần của Tổng Công ty Tài chính Dầu khí – PVFC (bao gồm cả đấu giá và bán cho nhà đầu tư chiến lược). Xét về giá trị, 2 đợt IPO này chỉ đứng sau đợt IPO của Vietcombank.

Mức giá đấu bình quân 54.400 đồng của Đạm Phú Mỹ được đánh giá là khá rẻ so với mặt bằng giá cổ phiếu lúc đó. Tại thời điểm cuối tháng 4/2007, khoảng 2/3 số cổ phiếu trên sàn HoSE có thị giá trên 50.000 đồng. Khi lên sàn vào tháng 11/2007, giá cổ phiếu Đạm Phú đã tăng gần gấp đôi giá đấu, đạt 95.000 đồng/cp.

“Đen” như Morgan Stanley

Trong khi phần lớn những nhà đầu tư mua cổ phần của các cổ phiếu dầu khí đều thắng lớn khi cổ phiếu lên niêm yết thì lại có một trường hợp ngoại lệ.

Giá đấu đấu bình quân là 70.000 đồng nhưng khi niêm yết vào tháng 11/2008, cổ phiếu này chỉ còn 24.000 đồng. Sau khi tăng rất mạnh trong năm 2009, cổ phiếu PVF bước vào xu hướng giảm giá dài hạn. Khi hủy niêm yết vào tháng 9/2013 để sáp nhập với Western Bank, giá cổ phiếu PVF chỉ còn 4.200 đồng.

Người buồn nhất khi đầu tư vào PVFC chính là cổ đông chiến lược Morgan Stanley. Ngân hàng Hoa Kỳ này đã chi ra 3.500 tỷ đồng để mua 10% cổ phần PVFC. So với mức giá khi hủy niêm yết, khoản đầu tư của Morgan Stanley đã mất hơn 90% giá trị, chưa kể trượt giá của VNĐ so với USD.

PVN đã thu về hơn 20.000 tỷ đồng nhờ cổ phần hóa đúng sóng chứng khoán như thế nào? (2)

KAL
Các tin khác
PTSC (PVS) chốt quyền nhận cổ tức 12% bằng tiền, PVN sắp nhận gần 300 tỷ đồng
Nhà máy xăng sinh học nghìn tỷ: Từ “đi trước đón đầu” đến ngừng hoạt động
[Trực tiếp] ĐHCĐ PVcomBank: Hiện chưa có kế hoạch niêm yết, không chia cổ tức
PVN đã thu về hơn 20.000 tỷ đồng nhờ cổ phần hóa đúng sóng chứng khoán như thế nào?
2013 - Năm kỷ lục của hủy niêm yết
Ngân hàng mua bán sáp nhập: + và –
Cổ phiếu PVF, WTB sẽ tự động chuyển đổi sang PVcomBank
Tuần giao dịch của ETF: Khối ngoại mua ròng hơn 355 tỷ trên hai sàn
Từ 24/9: PVT thay thế PVF trong rổ chỉ số VN30
PVF: 26/9, chốt DS hoán đổi cổ phiếu tỷ lệ 1:1 với PVcomBank
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.