MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 6, 24/03/2023, 17:45
HPG

 Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HOSE)

Giá hiện tại: HPG 28.3 -0.55(-1.91%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Bất chấp "cơn lốc xoáy", Hòa Phát vẫn cố thủ ở top 1 công ty vật liệu xây dựng 2023, Vicostone và Viglacera thăng hạng vượt mặt Hoa Sen
Bất chấp "cơn lốc xoáy", Hòa Phát vẫn cố thủ ở top 1 công ty vật liệu xây dựng 2023, Vicostone và Viglacera thăng hạng vượt mặt Hoa Sen

Sau một năm lỗ kỷ lục được ví như phải trải qua ''cơn lốc xoáy", Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long vẫn tiếp tục dẫn đầu trong bảng xếp hạng công ty VLXD hàng đầu Việt Nam năm 2023. Đây cũng là gương mặt hiếm hoi bảo toàn được vị trí sau một năm đầy biến động của ngành thép.

Ngày 24/3/2023, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng năm 2023.

Các doanh nghiệp được lọc ra từ cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp Việt Nam trong nghiên cứu xếp hạng của Vietnam Report thuộc ngành VLXD với dữ liệu tài chính cập nhật đến ngày 31/12/2022, kết hợp phương pháp Media Coding (mã hóa dữ liệu báo chí trên truyền thông), khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan.

Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng năm 2023

Sau một năm lỗ kỷ lục được ví như phải trải qua ''cơn lốc xoáy", Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long vẫn tiếp tục dẫn đầu trong bảng xếp hạng công ty VLXD hàng đầu Việt Nam năm 2023. Đây cũng là gương mặt hiếm hoi vẫn bảo toàn được vị trí sau một năm đầy biến động của ngành thép.

Nếu như năm ngoái, Hoa Sen nối gót Hòa Phát ở vị trí thứ 2 thì năm nay đã rơi xuống top 4. Trong khi đó, Vicostone và Viglacera vượt mặt Hoa Sen để thăng hạng.

Bất chấp "cơn lốc xoáy", Hòa Phát vẫn cố thủ ở top 1 công ty vật liệu xây dựng 2023, Vicostone và Viglacera thăng hạng vượt mặt Hoa Sen - Ảnh 2.

Các vị trí còn lại hầu hết là những đại diện quen thuộc của năm ngoái với sự xáo trộn thứ hạng. Duy nhất ở top 10, Eurowindow đã thế chân Tôn Đông Á, đẩy "á quân ngành mạ'' rời khỏi BXH.

Top 5 Công ty Vật liệu xây dựng năm 2023 – Nhóm sản phẩm: Sắt, thép, tôn

Top 3 công ty VLXD nhóm sắt, thép, tôn năm 2023 vẫn là các đơn vị quen thuộc năm ngoái. Công ty Tôn Phương Nam "nhảy" một bậc lên vị trí số 4.

Thép Nguyễn Minh rời BXH này và thay vào đó là Tonmat Group vươn lên top 5.

Bất chấp "cơn lốc xoáy", Hòa Phát vẫn cố thủ ở top 1 công ty vật liệu xây dựng 2023, Vicostone và Viglacera thăng hạng vượt mặt Hoa Sen - Ảnh 3.

Top 5 Công ty Vật liệu xây dựng năm 2023 – Nhóm sản phẩm: Gạch, đá ốp lát

Tương tự, top 5 nhóm doanh nghiệp gạch, đá ốp lát không ghi nhận sự biến động ở 3 cái tên dẫn đầu. Còn Á Mỹ và tập đoàn Vitto đảo hạng cho nhau ở hai vị trí còn lại so với thống kê năm ngoái.

Bất chấp "cơn lốc xoáy", Hòa Phát vẫn cố thủ ở top 1 công ty vật liệu xây dựng 2023, Vicostone và Viglacera thăng hạng vượt mặt Hoa Sen - Ảnh 4.

Top 5 Công ty Vật liệu xây dựng năm 2023 – Nhóm sản phẩm: Cửa - tấm profile - vách ngăn: nhựa, nhôm kính, thạch cao

Toàn bộ 5 doanh nghiệp nhóm Cửa - tấm profile - vách ngăn: nhựa, nhôm kính, thạch cao đều bảo toàn được vị trí năm 2022 đã ghi nhận. Có thể thấy Eurowindow đang ngày càng khẳng định uy tín khi đây là lần thứ 2 được xướng tên trong thống kê của Vietnam Report năm 2023.

Bất chấp "cơn lốc xoáy", Hòa Phát vẫn cố thủ ở top 1 công ty vật liệu xây dựng 2023, Vicostone và Viglacera thăng hạng vượt mặt Hoa Sen - Ảnh 5.

Những trở ngại lớn nhất đặt ra cho doanh nghiệp VLXD

Trong năm vừa qua, làn sóng tăng giá VLXD diễn ra mạnh mẽ, nhiều mặt hàng ghi nhận mức tăng vượt đỉnh. Trải qua gần 30 lần điều chỉnh trong năm 2022, giá thép xây dựng có thời điểm lên đến gần 21 triệu đồng/tấn, vượt xa đỉnh cũ của năm 2021. Chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho xây dựng tăng 6,96%… Nguyên nhân là do tác động của giá nguyên liệu đầu vào từ quốc tế như xăng, dầu, than, giá cước vận tải… tăng cao và khan hiếm, dẫn đến chi phí khai thác và sản xuất tăng, tạo ra gánh nặng lớn cho các doanh nghiệp.

Mặt khác, nhu cầu xây dựng yếu tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam khiến việc xuất khẩu của các doanh nghiệp VLXD trong năm qua gặp khó. Thị trường bất động sản trong nước trầm lắng do tín dụng ngành bị siết chặt khiến thị trường VLXD cuối năm ngoái với hàng trăm loại sản phẩm từ sắt thép, xi măng, thiết bị vệ sinh... cũng rơi vào cảnh ảm đạm. Trước các yếu tố bất lợi trên, tình hình tiêu thụ VLXD cả ngoại và nội địa năm qua đều không khả quan, lượng hàng tồn kho tăng cao.

Theo khảo sát của Vietnam Report, hai trở ngại lớn nhất mà doanh nghiệp phải đương đầu hiện nay là Biến động giá nguyên vật liệu và Tác động của suy thoái kinh tế đều ghi nhận mức tăng rõ rệt so với năm trước (+18,2% và +63,9%). Mức độ ảnh hưởng của Tác động suy thoái kinh tế được dự báo sẽ lan rộng hơn tới 85,7% số doanh nghiệp trong 12-18 tháng tới, làm suy giảm sức cầu VLXD và khả năng phục hồi của các doanh nghiệp trong ngành. Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn chưa thể gạt bỏ hoàn toàn gánh nặng biến động giá nguyên liệu đầu vào. Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, dự báo giá VLXD năm 2023 sẽ tiếp tục tăng 3,2%, do tăng theo giá nguyên vật liệu đầu vào.

Bất chấp "cơn lốc xoáy", Hòa Phát vẫn cố thủ ở top 1 công ty vật liệu xây dựng 2023, Vicostone và Viglacera thăng hạng vượt mặt Hoa Sen - Ảnh 6.

Mặc dù đa số các doanh nghiệp tham gia khảo sát giữ thái độ thận trọng khi dự báo về triển vọng kinh doanh trong năm nay, nhưng vẫn có những tín hiệu tích cực cho ngành VLXD.

Đánh giá về những cơ hội lớn nhất đóng góp vào sự tăng trưởng, phần lớn các doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành nhận định rằng đầu tư công sẽ là động lực mạnh mẽ đưa thị trường hồi phục và phát triển trở lại.

Năm 2023, Chính phủ dự kiến chi 793.000 tỷ đồng cho giải ngân đầu tư công, tương đương mức tăng 34% so với kế hoạch năm 2022. Với những chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng nhằm đưa dòng vốn đầu tư công vào nền kinh tế ngay từ đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 được kỳ vọng sẽ tăng từ 20-25% so với giải ngân thực tế năm 2022. Điều này sẽ mở ra cơ hội lớn cho ngành VLXD.

Cách "xe lu" Hòa Phát đã ứng phó khi chịu cùng lúc 4 "cú đấm" từ thị trường: Thu hẹp quy mô vốn lưu động, hàng tồn kho bị ép quay nhanh hết cỡ

Nhuận Hoa

Nhịp sống thị trường

Các tin khác
Hòa Phát bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì lý do “hy hữu”
Hơn 581 triệu cổ phiếu Hòa Phát sắp về tài khoản nhà đầu tư
FPTS: Ngoài kiện chống bán phá giá, tỷ phú Trần Đình Long có thể 'thắng' giá HRC Trung Quốc nhờ một yếu tố
HPG: 28.6.2024, giao dịch 581.464.500 cp niêm yết bổ sung
HPG: Công bố Điều lệ công ty cập nhật 2024
Quả đấm thép mới của Hoà Phát, Nam Kim, Tôn Đông Á…
HPG: 19.6.2024, niêm yết bổ sung 581.464.500 cp
Bộ Công thương có động thái mới với các vụ kiện chống bán phá giá thép mạ và HRC nhập khẩu, cổ phiếu Hòa Phát, Tôn Đông Á, Hoa Sen, Nam Kim... đồng loạt 'nổi sóng'
Vụ kiện chống bán giá giá Thép cán nóng HRC nhập khẩu: Cơ quan điều tra đã chấp nhận hồ sơ
Chủ tịch Trần Đình Long đích thân thị sát, đốc thúc tiến độ dự án Dung Quất 2
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.