MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 5, 15/12/2016, 13:52
DOJI

 CTCP Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji (OTC)

Giá hiện tại: DOJI 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Thaco vượt qua Vinamilk, trở thành doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam
Thaco vượt qua Vinamilk, trở thành doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam

Ô tô Trường Hải bất ngờ vươn lên "soán ngôi số 1" của Vinamilk trong Bảng xếp hạng TOP 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng báo VietnamNet vừa công bố Bảng xếp hạng VNR500 năm 2016.

Theo đó, trong bảng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2016, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tiếp tục là doanh nghiệp có quy mô lớn dẫn đầu cả nước. Và Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam - doanh nghiệp FDI duy nhất lọt TOP 10 - vẫn giữ vững vị trí số 2.

Tuy nhiên, vị trí số 3 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex - PLX) đã bị Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) chiếm chỗ, thay vào đó Petrolimex bị đẩy xuống vị trí thứ 5. Ở vị trí thứ 4 vẫn là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Trong TOP 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, xuất hiện cái tên Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnamairlines - HVN) ở vị trí số 10, và đẩy Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas - GAS) ra khỏi TOP 10, xuống vị trí 13. Lọc Hóa Dầu Bình Sơn (BSR) và Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT) vẫn giữ vững vị trí số 6 và số 7 trong bảng xếp hạng.

Thaco vượt qua Vinamilk, trở thành doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (1)

Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) được đẩy lên vị trí số 8, trong khi đó Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro bị đánh bật từ vị trí số 8 (năm 2015) xuống đến số 17 trong năm 2016, thay vào đó là Tổng công ty Điện lực Miền Bắc (EVNNPC) được lọt vào TOP 10.

Tuy nhiên, sự thay đổi lớn nhất lại nằm trong Bảng xếp hạng TOP 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. CTCP ô tô Trường Hải (THA) bất ngờ từ vị trí số 6 trong năm 2015 đã vượt lên “soán ngôi” số 1 của Vinamilk (VNM), đẩy Vinamilk xuống vị trí thứ 2 trong TOP.

Do sự vươn lên của Trường Hải Thaco, dẫn đến cả Vàng Bạc đá quý Doji, FPT và tập đoàn Vingroup (VIC) đều bị đẩy lùi một bước, lần lượt chiếm các vị trí thứ 3,4,5 trên Bảng xếp hạng năm nay.

Một thay đổi lớn nữa là sự vươn lên của Tập đoàn Masan (MSN), từ vị trí số 8 năm ngoái đã vượt cả Tập đoàn Hòa Phát (HPG) để vươn lên vị trí số 6, xếp ngay trên Hòa Phát số 7. Đồng thời, Thế giới di động (MWG) cũng đã vượt 2 bậc, lên vị trí số 8.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - VPB) cũng đã nhảy vọt từ vị trí số 18 năm ngoái lên nằm số 10 trong TOP 10 năm nay trong khi đó Ngân hàng TMCP Sài Gòn lại “rớt” từ vị trí số 7 xuống vị trí sô 9.

Thạch Lâm

Các tin khác
Tập đoàn DOJI đầu tư dự án bất động sản 4.600 tỷ đồng tại một tỉnh miền Trung sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2025
Chủ tịch DOJI Đỗ Minh Phú: Hệ thống pháp luật đang là lực cản của nhiều mô hình kinh tế mới như Grab, AirBnB hay cho vay ngang hàng P2P
Doji đăng ký mua hơn 11,6 triệu cổ phiếu TPBank
Tiêu điểm xử phạt tuần qua: Thêm nhiều doanh nghiệp và cá nhân bị UBCKNN phạt
Thu về gần 5 tỷ USD từ kinh doanh vàng, SJC và Doji lời lãi ra sao?
DOJI Group đã bán hơn 6,5 triệu cổ phiếu BCG, không còn là cổ đông lớn của Bamboo Capital
BCG: CTCP Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI báo cáo thay đổi sở hữu
Cùng đi buôn vàng, vì đâu Doji với doanh thu gần 3 tỷ USD nhưng lãi chưa bằng 1/10 PNJ?
Đây là lý do Thế giới Di động nhắm tới bán đồng hồ: Thị trường 748 triệu USD nhưng "bát nháo", biên lãi gộp tới 70%, các đối thủ PNJ và Doji chủ yếu mạnh về đồng hồ nữ
“Học theo” PNJ, Doji bắt đầu lấn sân sang kinh doanh đồng hồ
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.