MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 3, 14/05/2024, 06:55
DBC

 Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HOSE)

Giá hiện tại: DBC 34.0 -1.2(-3.41%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Sau DBC, đến BAF của “Heo ăn chay” tăng kịch trần: Giá heo hồi phục 25% lên 64.000 đồng/kg, các đại gia chăn nuôi đang ráo riết cho một cuộc đua mới
Sau DBC, đến BAF của “Heo ăn chay” tăng kịch trần: Giá heo hồi phục 25% lên 64.000 đồng/kg, các đại gia chăn nuôi đang ráo riết cho một cuộc đua mới

Hôm nay giá heo hơi vẫn duy trì đà tăng nâng mức bình quân cả nước lên 63.500 đồng/kg, nhiều nơi xuất hiện tình trạng sốt giá heo giống.

Phiên giao dịch ngày 13/5/2024 tiếp tục chứng kiến sự sôi động tại các mã chăn nuôi lợn. Trong đó, BAF của CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam kịch trần với thanh khoản lên đến 14 triệu cổ phiếu.

Đà tăng này diễn ra trong bối cảnh giá heo hơi trên thị trường đang từng bước hồi phục đáng kể trở lại, quân bình đạt 64.000 đồng/kg – tăng khoảng 25% so với đầu năm. Đà tăng diễn ra sau khi nguồn cung giảm sút mạnh do dịch tả lợn, đặc biệt là sự thiết hụt heo giống.

Phiên trước đó, mã DBC của Tập đoàn Dabaco Việt Nam cũng đã kịch trần với thanh khoản gần 17 triệu cổ phiếu. Cả Dabaco và BaF đều đang tích cực tăng đàn, nhằm lấp đầy khoảng trống mà các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ "bỏ lại" sau khủng hoảng.

Ghi nhận, hôm nay giá heo hơi vẫn duy trì đà tăng nâng mức bình quân cả nước lên 63.500 đồng/kg, nhiều nơi xuất hiện tình trạng sốt giá heo giống. Trong đó, heo hơi ở thị trường miền Trung - Tây nguyên tăng 1.000 đồng/kg, lên cao nhất 64.000 đồng/kg. Các địa phương phía Nam cũng ghi nhận giá heo hơi tăng liên tiếp, đặc biệt ở thị trường miền Tây với nhiều tỉnh đạt mức 64.000 đồng/kg, như Long An, Cà Mau, Vĩnh Long.

Giá heo tăng mạnh cũng thúc đẩy nhu cầu tái đàn tăng, nhưng vấn đề hiện nay là thiếu con giống nên nhiều nơi xảy ra tình trạng thiếu nguồn cung. Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai nhận định: "Nhu cầu tiêu thụ thịt heo trên thị trường chưa hồi phục so với trước kia, tuy nhiên nguồn cung trong nước đã giảm từ năm trước do dịch bệnh. Đến thời điểm hiện nay giá heo tăng trở lại, nhiều hộ muốn tái đàn nhưng vẫn lo lắng không biết xu hướng tăng giá kéo dài bao lâu. Mặt khác nguồn heo giống không đủ đáp ứng nên dẫn đến tình trạng thiếu hàng, khan hiếm ở nhiều nơi".

Dabaco: Táo bạo chi 80 triệu USD nhập 10.000 con lợn giống giữa "cơn bĩ cực" 2023

Đó là bài toán khó của nhỏ lẻ, song với doanh nghiệp (DN) chăn nuôi quy mô lớn, các bên thực tế đã tăng đàn từ năm 2023. Trong đó, tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 mới đây, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Như So cho biết trong bối cảnh căng thẳng 2023, Dabaco đã có một quyết định táo bạo khi nhập về 10.000 con lợn giống. Giá mỗi con lợn giống là khoảng 8.000 USD.

"Nếu không mạnh dạn nhập lợn năm ngoái, Dabaco có thể trắng tay trong năm nay", Chủ tịch Dabaco khẳng định.

Ông So cũng cho biết, tập đoàn mới nhập thêm một lô lợn giống và vừa đáp máy bay về Việt Nam ngày 24/4. Đàn lợn giống chất lượng giúp cải thiện đáng kể năng suất cho Dabaco. "Lịch sử 28 năm chưa bao giờ tập đoàn có năng suất đàn lợn cao như hiện nay, hơn Mỹ, Canada và ngang ngửa Châu Âu", Chủ tịch Dabaco chia sẻ.

Về quy mô hiện tại, Dabaco có khoảng trên 50.000 lợn nái và đang đặt tham vọng đạt 60.000 lợn nái. Tập đoàn có một phần hoạt động theo mô hình "contract farm" liên kết với nông dân. Sau khi luật chăn nuôi thực hiện, mô hình này sẽ thu hẹp do đó buộc phải đầu tư tài sản là các trang trại tập trung. Ông So cho biết, Dabaco đang phấn đấu đến 2025, chậm nhất 2026 phải có đất để làm trang trại nuôi 58.000-60.000 lợn nái.

Sau DBC, đến BAF của “Heo ăn chay” tăng kịch trần: Giá heo hồi phục 25% lên 64.000 đồng/kg, các đại gia chăn nuôi đang ráo riết cho một cuộc đua mới- Ảnh 1.

Nông nghiệp BaF: Quyết tâm lấy hết thị phần từ hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đến năm 2033

Tương tự, Nông nghiệp BAF cũng đang đẩy mạnh tăng đàn. Năm 2024, Công ty dự kiến đưa vào hoạt động 7 dự án trang trại, gồm 4 trại ở Tây Ninh (Tân Châu, Tâm Hưng, Hải Đăng, Tây An Khánh), 1 trại ở Phú Yên (Phú Yên 2), 1 trại ở Bình Phước (Thiên Phú Sơn), và 1 trại ở Gia Lai (Hùng Phát Farm 1).

Trong đó, cụm trại Hải Đăng (quy mô 5.000 nái và 60.000 heo thị), trại Tân Châu (30.000 heo thịt) và Tâm Hưng (5.000 heo nái) đã đi vào vận hành trong tháng 3/2024.

BAF còn dự kiến khởi công thêm 7 dự án trong năm 2024, gồm 6 dự án trang trại chăn nuôi và 1 dự án nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Bình Định. Dự kiến, tổng đàn cuối năm 2024 sẽ gấp đôi cùng kỳ, nâng lên 75.000 heo nái và 800.000 heo thịt (cuối 2023, con số tương ứng là 37.000 và 330.000 con).

Đại diện là ông Trương Sỹ Bá khẳng định hộ chăn nuôi nhỏ lẻ mới là đối thủ cạnh tranh mang tính sống còn của BaF. Và Công ty mục tiêu chiếm dần thị phần từ đối tượng này.

Theo ông Bá, trước dịch thì chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm trên 70% tổng đàn, còn công ty chăn nuôi như CP, Masan… còn lại chiếm chưa đến 30%. Dịch tả xảy ra đã khiến nhiều người bỏ chuồng, chưa kể theo yêu cầu mới nếu chuồng trại không đạt chuẩn phải đóng cửa… Theo đó, hộ nuôi nhỏ lẻ đã xuống dưới 50%.

Đại diện BAF nhận định sẽ còn xuống tiếp trong vài năm tới, và Công ty cùng các doanh nghiệp chăn nuôi đang lấy phần tự nhiên từ số hộ nuôi nhỏ lẻ giảm đi này. Dự kiến 7-10 năm nữa, thì các công ty chăn nuôi sẽ lấy hết thị phần nhỏ lẻ, lúc đó cạnh tranh mới phát triển.

Sau DBC, đến BAF của “Heo ăn chay” tăng kịch trần: Giá heo hồi phục 25% lên 64.000 đồng/kg, các đại gia chăn nuôi đang ráo riết cho một cuộc đua mới- Ảnh 2.

Hoàng Anh Gia Lai: Chậm chân trong việc tăng đàn, song sẽ tung thêm "vũ khí" lên sàn để cạnh tranh

Ngược lại, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đến tháng 5 năm nay mới tăng đàn. Chia sẻ tại Đại hội sáng 10/5/2024, Chủ tịch HAGL là ông Đoàn Nguyên Đức thừa nhận HAGL khá tiếc nuối gì không gia tăng đàn sớm từ năm 2023. Tuy nhiên, hiện với nguồn lực từ Chứng khoán LPBank thì Công ty đang tăng đàn trở lại. HAGL cũng dự kiến sẽ ghi nhận lợi nhuận từ cuối năm nay và nếu đến năm 2025 giá heo tốt, HAGL sẽ "ăn trọn".

Dù chậm bước, song với lợi thế về diện tích chuồng trại, tự chủ nguồn thức ăn từ chuối, HAGL cũng lên tham vọng không nhỏ cho năm 2024. Trong đó, DN dự kiến IPO công ty con là Chăn nuôi Gia Lai, nhằm "đua" với các đơn vị BaF và Dabaco.

Năm qua, Chăn nuôi Gia Lai có những thay đổi lớn, đặc biệt Eximbank miễn giảm gần 1.425 tỷ lãi vay (bao gồm một phần lãi trong hạn, toàn bộ lãi quá hạn và tiền phạt chậm trả lãi). Với thương vụ trên, bầu Đức nhận định Chăn nuôi Gia Lai từ công ty "vứt đi" đang "rất đẹp".

"Theo tôi đánh giá, Chăn nuôi Gia Lai so với các công ty niêm yết hiện tại như Dabaco, BAF… thì không hề thua kém về giá trị, tài sản. Chăn nuôi Gia Lai từng là công ty "vứt đi" do không vay nợ được vì vướng nợ xấu với Eximbank. Tuy nhiên, năm rồi HAGL đã xử lý rất tốt khoản nợ với Eximbank", bầu Đức nói.

Tổng diện tích đất Chăn nuôi Gia Lai sở hữu lên đến 2.000 ha. Chăn nuôi Gia Lai cũng đang chăn nuôi, có nhà máy thức ăn, có vườn cây thu hoạch… Và với nguồn lực từ Chứng khoán LPBank, HAGL đã và đang tính đến kế hoạch IPO Chăn nuôi Gia Lai.

Sau DBC, đến BAF của “Heo ăn chay” tăng kịch trần: Giá heo hồi phục 25% lên 64.000 đồng/kg, các đại gia chăn nuôi đang ráo riết cho một cuộc đua mới- Ảnh 3.

Kế hoạch IPO của HAGL được quan tâm, liên quan đến những nỗ lực để thu hồi tiền trả nợ cũng như xoá lỗ luỹ kế của Công ty. Bởi, lỗ luỹ kế theo bầu Đức đang là "rào cản" của HAGL để thu hút vốn ngoại trở lại, đồng thời là nỗi ám ảnh của người đứng đầu.

Tri Túc

An ninh tiền tệ

Các tin khác
Đu theo sóng giá lợn, quỹ ngoại vừa "hô" VN-Index lên 1.700 điểm tiếp tục nâng sở hữu tại Dabaco lên trên 8%
DBC: Pyn Elite Fund (Non-Ucits) - CĐL đã mua 1.000.000 cp
DBC: Nghị quyết HĐQT thông qua triển khai phương án chào bán cổ phiếu ra công chúng
DBC: Pyn Elite Fund (Non-Ucits) - CĐL đã mua 2.000.000 cp
Đu theo sóng giá lợn, quỹ ngoại “hô” VN-Index lên 1.700 vừa trở thành cổ đông lớn của Dabaco
DBC: Pyn Elite Fund (Non-Ucits) đã mua 2.000.000 cp, trở thành CĐL từ 22.5.2024
DBC: Bổ nhiệm ông Nguyễn Thị Thanh Huyền giữ chức Kế toán trưởng từ 29.5.2024
Các DN mở rộng quy mô đón chu kỳ tăng trưởng mới: Hòa Phát, Dabaco, Dược Hậu Giang, May Sông Hồng... được gọi tên
Giá heo tăng nóng từng ngày, cổ phiếu các “đại gia” chăn nuôi “cháy hàng”, một mã sắp về đỉnh lịch sử
Sau DBC, đến BAF của “Heo ăn chay” tăng kịch trần: Giá heo hồi phục 25% lên 64.000 đồng/kg, các đại gia chăn nuôi đang ráo riết cho một cuộc đua mới
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.