MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 5, 27/08/2015, 13:40
VNGX

 CTCP VNG (OTC)

Giá hiện tại: VNGX 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Garena Vietnam: Doanh thu 1200 tỷ gần đuổi kịp VNG, nhưng bất ngờ lỗ
Garena Vietnam: Doanh thu 1200 tỷ gần đuổi kịp VNG, nhưng bất ngờ lỗ

Điều bất ngờ nhất đối với kết quả kinh doanh của Gerena Vietnam là ở lợi nhuận khi công ty báo lỗ ròng 16 tỷ đồng trong năm 2014.

Garena Việt Nam được thành lập từ tháng 6/2009 với tên gọi ban đầu là CTCP Garena Việt Nam (Garena Vietnam) nhưng sau đó đã đổi tên thành CTCP Phát triển Thể thao điện tử Việt Nam (Vietnam Esports/VED).

Mặc dù không chính thức dùng tên gọi Garena Việt Nam nữa nhưng bản chất hoạt động và sản phẩm kinh doanh vẫn không thay đổi.

Theo số liệu từ nguồn tin đáng tin cậy mà chúng tôi có được, doanh thu năm 2013 của VED đạt hơn 300 tỷ đồng. Đến năm 2014 doanh thu đã tăng gấp 4 lần, đạt xấp xỉ 1.200 tỷ đồng – tương ứng bình quân 100 tỷ đồng/tháng.

Cú nước rút này đã giúp Garena Vietnam thu hẹp đáng kể khoảng cách so với người dẫn đầu VNG. Doanh thu năm 2014 của VNG đạt gần 1.600 tỷ đồng (theo ICT news).

Với tiềm lực tài chính mạnh cùng việc có trong tay những tựa game hấp dẫn, Garena Vietnam đang có những bước tiến rất nhanh trên thị trường game để trở thành cái tên dẫn đầu trong lĩnh vực phòng máy, thể thao điện tử và đứng thứ 2 trên toàn thị trường game Việt Nam.

Garena Vietnam: Doanh thu 1200 tỷ gần đuổi kịp VNG, nhưng bất ngờ lỗ (1)

Nhưng lại lỗ

Điều bất ngờ nhất đối với kết quả kinh doanh của Gerena Vietnam là ở lợi nhuận khi công ty báo lỗ ròng 16 tỷ đồng trong năm 2014.

Mặc dù doanh thu khá cao (1200 tỷ) nhưng chi phí quản lý kinh doanh của công ty khá lớn, lên đến 240 tỷ đồng, tương đương hơn 20% doanh thu, khiến công ty lỗ ròng 16 tỷ đồng.

Garena Vietnam: Doanh thu 1200 tỷ gần đuổi kịp VNG, nhưng bất ngờ lỗ (2)

Một chuyên gia trong ngành nhận định cảm thấy bất ngờ về việc 1 công ty chuyên về game đã đạt đến quy mô doanh thu như thế này lại bị lỗ. Khoản chi phí quản lý kinh doanh cũng cao hơn hẳn so với các doanh nghiệp cùng ngành như FPT online hay VMG Media. Tuy nhiên do không tiếp cận được số liệu đầy đủ nên cũng không thể bóc tách được giá vốn và chi phí quản lý bao gồm những gì, hợp lý ra sao.

Ảnh hưởng của Tencent (Trung Quốc)

Game Liên minh huyền thoại mà Garena Vietnam đang gặt hái thành công tại Việt Nam là 1 trong những tựa game mà Tencent đang sở hữu. Tencent đang nắm 85% cổ phần của Riots Game, chính là nhà phát triển game Liên minh huyền thoại (League of Legends).

Tại Singapore, Tencent là cổ đông lớn nhất của công ty Garena – trụ sở Singapore (tạm gọi là Garena Singapore), là nhà phát hành chính của game Liên minh huyền thoại này. Theo tạp chí Forbes, Tencent rót vốn vào Garena Singapore từ đầu năm 2013 và hiện là một trong những cổ đông lớn nhất của công ty này.

Cách đây 1 năm, vào tháng 7/2014, Garena Singapore được định giá ở mức 1 tỷ USD. Đến tháng 3/2015, giá trị của Garena Singapore đã tăng lên 2,5 tỷ USD sau đợt rót vốn của một quỹ đầu tư Canada.

Giới phân tích cho rằng, với quyền kiểm soát việc phát hành game Liên minh huyền thoại như đã nêu trên, thì giá nhập game này về Việt Nam bao nhiêu là do Tencent quyết định. Do đó lợi nhuận của nhà phát hành game này tại Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào quyết định của Tencent. Giá đầu vào cao thì lợi nhuận cho nhà phát hành tại Việt Nam sẽ thấp, cho Tencent sẽ cao, và ngược lại. Hiện thị trường Việt Nam chỉ có Garena Vietnam độc quyền phát hành game Liên minh huyền thoại, và cũng là con bài chủ lực của công ty này.

Tencent cũng đang sở hữu cổ phần đáng kể tại công ty dẫn đầu thị trường game Việt Nam là VNG (trước đây là Vinagame) nhưng con số cụ thể chưa bao giờ được công bố chính thức. Tuy nhiên từ khi có sự tham gia của Tencent vào thì kết quả KD của VNG không được sáng sủa như kế hoạch đặt ra ban đầu: VNG đã phải đối mặt với việc lợi nhuận giảm bất thường từ mức 742 tỷ của năm 2012 xuống còn 13 tỷ đồng trong năm 2014.

Theo Tuấn Việt

Infonet

Các tin khác
VNG bị kiện bản quyền hơn 14 tỷ đồng: Toà phúc thẩm chấp nhận kháng cáo, VNG không phải bồi thường và xin lỗi, luật sư nguyên đơn phản bác
VNG đối diện nhiều vụ kiện liên quan đến vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Ngành game hướng tới mốc tỷ đô, “ông trùm” game VNG: Điều chúng tôi cần là sự bình đẳng và thay đổi được góc nhìn xã hội
Ông chủ của Zalo đang nỗ lực gọi thêm vốn trước thềm niêm yết lên sàn chứng khoán Mỹ
Kỳ lân VNG nắm giữ gần 5.000 tỷ đồng tiền gửi, lãi ròng 339 tỷ đồng quý 2 dù Zalo Pay vẫn lỗ lớn
Chủ quản Zalo, ZaloPay đạt 265 tỷ LNST sau nửa đầu năm, nắm giữ gần 4.200 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi
Đầu tư mạnh cho ZaloPay, "kỳ lân" VNG dự kiến lỗ sau thuế 246 tỷ đồng năm 2020 sau nhiều năm lãi lớn
Trong khi nhiều startup khát vốn, công ty mẹ của Zalo, ZaloPay đang có hơn 4.000 tỷ đồng gửi ngân hàng
CEO VNG - Lê Hồng Minh: Nếu muốn xây dựng những doanh nghiệp tỷ USD tiếp theo của Việt Nam thì ý tưởng mới là một trong những nhân tố quyết định
VNG mua bảo hiểm trách nhiệm với hạn mức 460 tỷ đồng cho ban lãnh đạo
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.