MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 6, 20/10/2023, 14:33
VNGX

 CTCP VNG (OTC)

Giá hiện tại: VNGX 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
VNG bị kiện bản quyền hơn 14 tỷ đồng: Toà phúc thẩm chấp nhận kháng cáo, VNG không phải bồi thường và xin lỗi, luật sư nguyên đơn phản bác
VNG bị kiện bản quyền hơn 14 tỷ đồng: Toà phúc thẩm chấp nhận kháng cáo, VNG không phải bồi thường và xin lỗi, luật sư nguyên đơn phản bác

HĐXX Toà phúc thẩm tuyên chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn VNG. Theo đó, VNG không phải bồi thường hơn 14,3 tỷ đồng và xin lỗi công khai trên 3 số báo.

Ngày 16/10, TAND Cấp cao tại Tp.HCM đã tuyên án vụ tranh chấp quyền độc quyền khai thác tác phẩm điện ảnh giữa nguyên đơn là CTCP truyền thông TK-L (TK- L) và bị đơn là CTCP VNG (VNG).

Hội đồng xét xử (HĐXX) nêu, tài liệu chứng cứ trong hồ sơ cho thấy chưa đủ điều kiện xác định TK-L được đối tác nước ngoài là Công ty Sea Yuen Limited cấp độc quyền 3 bộ phim The Story of Minglan - Minh Lan truyện, Princess silver - Bạch Phát Vương Phi, Legend of the Phoenix - Phượng Dịch.

Tòa cho rằng, hợp đồng thỏa thuận cấp phép của Công ty Sea Yuen Limited cho TK-L đối với 3 bộ phim này là vô hiệu tại thời điểm ký kết. Trong đó, với bộ phim Bạch Phát Vương Phi, vi bằng chứng minh ngày VNG có hành vi vi phạm là 16/5/2019, nhưng ngày TK-L ký thỏa thuận mua của đối tác là ngày 20/5/2019 và đến ngày 30/5/2019 TK-L mới được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp phép nhập khẩu. Như vậy, ngày bị đơn được cho là có hành vi vi phạm thì nguyên đơn chưa được quyền khai thác độc quyền đối với bộ phim tại Việt Nam.

Theo đó, HĐXX tuyên chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn VNG và sửa một phần bản án sơ thẩm, tuyên bố bác yêu cầu khởi kiện của TK-L về việc đề nghị VNG bồi thường hơn 14,3 tỷ đồng và xin lỗi công khai trên 3 số báo.

Phán quyết của tòa cấp phúc thẩm “khá bất ngờ” với diễn biến trước đó tại phiên tòa xử ngày 13/10. Trước những lập luận của HĐXX phúc thẩm, phía công ty luật Phan Law Vietnam đã có ý kiến.

Thứ nhất, công ty luật Phan Law Vietnam phản bác nhận định của tòa cấp Phúc thẩm về các giấy xác nhận đã cấp phép. “Căn cứ theo quy định của luật Sở Hữu Trí Tuệ hiện hành và Công ước Berne mà Việt Nam là nước thành viên, Nguyên đơn chứng minh quyền độc quyền của mình đối với các bộ phim theo đúng quy định của luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam”, Phan Law Vietnam nhấn mạnh. Bởi:

+ Về nguyên tắc, quyền tác giả tự động bảo hộ kể từ khi tác phẩm được sáng tạo ra và được thể hiện dưới một hình thức nhất định mà không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. (Điều 6 Luật SHTT: Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ).

+ Mặt khác, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền chuyển giao quyền của mình cho cá nhân tổ chức khác, trên cơ sở đó, tổ chức được chuyển giao quyền được xem xét là chủ sở hữu quyền tác giả được chuyển giao quyền, hay nói cách khác là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. (Khoản 1 Điều 41 Luật SHTT 2005 – Sửa đổi bổ sung năm 2009 về việc xác lập chủ sở hữu quyền tác giả; khoản 6 Điều 4 Luật SHTT 2005).

Dựa vào các nguyên tắc nói trên, phía nguyên đơn đã cung cấp tài liệu chứng cứ chứng minh thời điểm cấp phép mà các chủ sở hữu quyền tác giả gốc, chủ sở hữu quyền thứ cấp xác nhận trong các tài liệu trên đều xác nhận quyền cho Sea Yuen và nguyên đơn trước thời điểm VNG vi phạm. Như vậy, phía nguyên đơn đã có đầy đủ quyền độc quyền với toàn bộ các bộ phim này.

Thứ hai, phía công ty luật cũng cho rằng Tòa án cấp phúc thẩm đã nhầm lẫn về bản chất giấy xác nhận này thành hợp đồng cấp phép. Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng các giấy xác nhận này là hợp đồng cấp phép gốc nên dẫn đến việc nhầm lẫn thời điểm ký các giấy tái xác nhận này của chủ sở hữu quyền cho nguyên đơn sau ngày VNG vi phạm, nên cho rằng là việc cấp phép diễn ra sau khi VNG vi phạm nên nguyên đơn không có quyền độc quyền với các bộ phim nói trên. Đây là nhầm lẫn, vì thực tế nội dung các giấy xác nhận này là văn bản tái khẳng định của chủ sở hữu quyền gốc xác định nguyên đơn có quyền độc quyền đối với các bộ phim trước thời điểm VNG vi phạm bản quyền.

Điểm lại sự vụ, theo hồ sơ thì năm 2020, Công ty TK-L là đơn vị có quyền khai thác độc quyền 3 bộ phim gồm “The Story of Minglan – Minh Lan truyện”, “Princess silver - Bạch Phát Vương Phi”, “Legend of the Phoenix – Phượng Dịch”. Sau đó, TK-L phát hiện công ty VNG có hành vi sao chép, lưu trữ và khai thác trên website “www.tv.zing.vn”.

Ngày 15/1/2020, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty VNG số tiền 90 triệu đồng cho 5 hành vi vi phạm, trong đó có “Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của Truyền thông TK-L mà không được sự đồng ý” liên quan đến 3 bộ phim trên.

Phía TK-L đã khởi kiện VNG yêu cầu bồi thường 45 tỷ đồng và xin lỗi công khai trên ba tờ báo.

Tại phiên tòa sơ thẩm tháng 9/2022, TK-L rút một phần yêu cầu khởi kiện, buộc VNG bồi thường hơn 14,3 tỷ đồng và giữ nguyên các yêu cầu còn lại.

HĐXX sơ thẩm sau đó đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc VNG phải bồi thường cho TK-L hơn 14,3 tỷ đồng và 100 triệu đồng chi phí thuê luật sư; đăng tin xin lỗi trên ba báo. Phía VNG sau đó có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm.

Theo PV

Nhịp sống thị trường

Các tin khác
VNG bị kiện bản quyền hơn 14 tỷ đồng: Toà phúc thẩm chấp nhận kháng cáo, VNG không phải bồi thường và xin lỗi, luật sư nguyên đơn phản bác
VNG đối diện nhiều vụ kiện liên quan đến vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Ngành game hướng tới mốc tỷ đô, “ông trùm” game VNG: Điều chúng tôi cần là sự bình đẳng và thay đổi được góc nhìn xã hội
Ông chủ của Zalo đang nỗ lực gọi thêm vốn trước thềm niêm yết lên sàn chứng khoán Mỹ
Kỳ lân VNG nắm giữ gần 5.000 tỷ đồng tiền gửi, lãi ròng 339 tỷ đồng quý 2 dù Zalo Pay vẫn lỗ lớn
Chủ quản Zalo, ZaloPay đạt 265 tỷ LNST sau nửa đầu năm, nắm giữ gần 4.200 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi
Đầu tư mạnh cho ZaloPay, "kỳ lân" VNG dự kiến lỗ sau thuế 246 tỷ đồng năm 2020 sau nhiều năm lãi lớn
Trong khi nhiều startup khát vốn, công ty mẹ của Zalo, ZaloPay đang có hơn 4.000 tỷ đồng gửi ngân hàng
CEO VNG - Lê Hồng Minh: Nếu muốn xây dựng những doanh nghiệp tỷ USD tiếp theo của Việt Nam thì ý tưởng mới là một trong những nhân tố quyết định
VNG mua bảo hiểm trách nhiệm với hạn mức 460 tỷ đồng cho ban lãnh đạo
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.