MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 5, 09/02/2017, 13:53
VNGX

 CTCP VNG (OTC)

Giá hiện tại: VNGX 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Lỗ 250 tỷ sau 11 tháng, trang thương mại điện tử Tiki đã tiêu hết 3/4 số tiền VNG đầu tư
Lỗ 250 tỷ sau 11 tháng, trang thương mại điện tử Tiki đã tiêu hết 3/4 số tiền VNG đầu tư

Mặc dù khoản đầu tư vào Tiki đã làm giảm gần 100 tỷ lợi nhuận của VNG trong năm 2016 nhưng so với năm 2015, lợi nhuận của VNG vẫn tăng hơn gấp đôi từ 310 lên 676 tỷ đồng.

Một trong những thương vụ đình đám nhất giữa các công ty công nghệ Việt Nam trong năm 2016 là việc CTCP VNG (Vinagame) đã rót vốn và trở thành một trong những cổ đông lớn nhất của trang thương mại điện tử Tiki.vn. Tiki được thành lập từ năm 2010, chuyên cung cấp các sẩn phẩm sách, điện thoại…

Theo đó, trong tháng 1/2016, Hội đồng quản trị VNG đã quyết định mua 3.716.187 cổ phiếu, tương đương 38% cổ phần của Tiki. Thương vụ này hoàn tất vào ngày 2/2/2016 và Tiki bắt đầu được ghi nhận là một công ty liên kết của VNG.

Báo cáo tài chính của VNG cho thấy, tổng số tiền mà VNG chi ra cho thương vụ này là 384,4 tỷ đồng – tương ứng giá mua lên đến 104.300 đồng/cp – trong đó có 337,2 tỷ đồng trả cho Tiki để mua cổ phiếu phát hành mới, còn lại là mua lại từ những cổ đông hiện hữu.

Mức giá mà VNG đã mua tương ứng với việc định giá Tiki lên đến hơn 1.000 tỷ đồng (45 triệu USD) – đưa doanh nghiệp này trở thành một trong những startup đắt giá nhất hiện nay.

Giống như hầu hết các công ty thương mại điện tử khác, Tiki đang lỗ. Cùng với việc mở rộng quy mô và được VNG rót một khoản tiền lớn thì “tốc độ lỗ” của Tiki dường như càng ngày càng lớn.

Dựa trên các số liệu từ báo cáo của VNG có thể thấy, trong tháng 2 và tháng 3/2016, Tiki lỗ 20,9 tỷ đồng. Mức lỗ này tăng lên thành 58 tỷ trong quý 2 và 78,2 tỷ trong quý 3. Số lỗ tiếp tục tăng lên khoảng 97 tỷ trong quý 4.

Tổng cộng trong vòng 11 tháng sau khi được VNG rót vốn, Tiki đã lỗ gần 255 tỷ đồng, tức “tiêu” hết gần 3/4 số tiền mà VNG đầu tư.

Với việc sở hữu 38% Tiki thì VNG cũng đã ghi nhận khoản lỗ xấp xỉ 97 tỷ đồng trên báo cáo tài chính hợp nhất.

Lỗ 250 tỷ sau 11 tháng, trang thương mại điện tử Tiki đã tiêu hết 3/4 số tiền VNG đầu tư (1)

Lỗ nhiều là tốt?

Mặc dù lỗ nhiều nhưng khi trao đổi với chúng tôi vào cuối năm 2016, CEO Tiki Trần Ngọc Thái Sơn không tỏ ra lo lắng. Ông Sơn cho rằng, nên hiểu rộng hơn một chút về khái niệm "lỗ".

"Tôi muốn nói rõ một chút về khái niệm "lỗ". Từ khi nhận đầu tư, Tiki.vn đã dùng ngân sách để đầu tư hạ tầng kho bãi, đội ngũ giao hàng, hệ thống thanh toán trực tuyến... và kết quả đã tạo ra những nền tảng vững vàng cho tương lai phát triển bền vững của Tiki.

Chúng tôi đầu tư và đưa vào sử dụng 10.000 m2 kho do chính Tiki tự vận hành để đảm bảo mọi hàng hoá đều qua kiểm định và có nguồn gốc chính hãng. Chúng tôi tin rằng Tiki hiện là công ty e-commerce hiếm hoi có hệ thống kho bãi được đầu tư nghiêm túc và lớn như vậy”.

Nói cách khác, theo CEO Trần Ngọc Thái Sơn, khoản "lỗ" của Tiki có thể hiểu là khoản đầu tư dài hạn, dùng vào cơ sở hạ tầng, kho bãi, đội ngũ giao hàng, lẫn thanh toán. Và đây là những khoản đầu tư có mục đích, đúng với lộ trình và mục tiêu đề ra.

Ở một khía cạnh khác, đặc điểm chung của tất cả các sàn TMĐT tại Việt Nam đều phải chấp nhận đó là "lỗ trên mỗi đơn hàng".

Nghĩa là trong một thị trường sơ khai, các DN TMĐT phải chấp nhận bỏ ra chi phí lớn hơn số tiền thu về để bán hàng, để thị trường phát triển và có lượng người dùng ổn định mới giảm được chi phí và sinh lời. Việc Tiki.vn lỗ nhiều cũng cho thấy, họ đang thực hiện được nhiều đơn hàng hơn.

Doanh thu, lợi nhuận VNG tăng mạnh trong năm 2016

Mặc dù khoản đầu tư vào Tiki đã làm giảm gần 100 tỷ lợi nhuận của VNG trong năm 2016 nhưng so với năm 2015, lợi nhuận của doanh nghiệp này vẫn tăng hơn gấp đôi từ 310 lên 676 tỷ đồng.

Mức tăng trưởng cao này đến từ việc doanh thu tăng gấp rưỡi, từ 2.092 tỷ lên 3.023 tỷ đồng. Riêng trong quý 4, VNG đạt 1.125 tỷ doanh thu và 304 tỷ đồng lợi nhuận, tức chiếm 1/3 doanh thu và gần ½ lợi nhuận cả năm.

Trong 9 tháng đầu năm 2016, VNG đạt 1.900 tỷ đồng doanh thu hợp nhất; Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt là 372 tỷ và 295 tỷ đồng.

Sau khi chi gần 400 tỷ đầu tư vào Tiki, lượng tiền mặt của VNG vẫn khá dồi dào với hơn 1.400 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn.

Lỗ 250 tỷ sau 11 tháng, trang thương mại điện tử Tiki đã tiêu hết 3/4 số tiền VNG đầu tư (2)

Kinh Kha

Các tin khác
VNG bị kiện bản quyền hơn 14 tỷ đồng: Toà phúc thẩm chấp nhận kháng cáo, VNG không phải bồi thường và xin lỗi, luật sư nguyên đơn phản bác
VNG đối diện nhiều vụ kiện liên quan đến vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Ngành game hướng tới mốc tỷ đô, “ông trùm” game VNG: Điều chúng tôi cần là sự bình đẳng và thay đổi được góc nhìn xã hội
Ông chủ của Zalo đang nỗ lực gọi thêm vốn trước thềm niêm yết lên sàn chứng khoán Mỹ
Kỳ lân VNG nắm giữ gần 5.000 tỷ đồng tiền gửi, lãi ròng 339 tỷ đồng quý 2 dù Zalo Pay vẫn lỗ lớn
Chủ quản Zalo, ZaloPay đạt 265 tỷ LNST sau nửa đầu năm, nắm giữ gần 4.200 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi
Đầu tư mạnh cho ZaloPay, "kỳ lân" VNG dự kiến lỗ sau thuế 246 tỷ đồng năm 2020 sau nhiều năm lãi lớn
Trong khi nhiều startup khát vốn, công ty mẹ của Zalo, ZaloPay đang có hơn 4.000 tỷ đồng gửi ngân hàng
CEO VNG - Lê Hồng Minh: Nếu muốn xây dựng những doanh nghiệp tỷ USD tiếp theo của Việt Nam thì ý tưởng mới là một trong những nhân tố quyết định
VNG mua bảo hiểm trách nhiệm với hạn mức 460 tỷ đồng cho ban lãnh đạo
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.