MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 4, 22/06/2016, 15:28
SAB

 Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (HOSE)

Giá hiện tại: SAB 57.6 -1.3(-2.21%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Ẩn số cho ghế Tổng giám đốc Sabeco
Ẩn số cho ghế Tổng giám đốc Sabeco

Chưa bao giờ ẩn số cho ghế lãnh đạo của “con gà đẻ trứng vàng” Sabeco trở nên nóng bỏng và hấp dẫn đến thế.

Cuộc chuyển giao quyền lực và tìm kiếm lực lượng kế cận cho Tổng Công ty Bia – Rượu – nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) trở thành điểm nóng từ giữa - cuối năm 2015, khi hàng loạt các vị trí chủ chốt của doanh nghiệp này chuẩn bị nghỉ chế độ hoặc chuyển công tác.

Thông tin từ chính ông Phan Đăng Tuất, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị của Sabeco nói cho chúng tôi biết, ba chức danh Phó Tổng Giám đốc hiện nay được bầu, gồm ông Nguyễn Minh An, ông Nguyễn Thành Nam và ông Vũ Quang Hải là nhằm thực hiện theo yêu cầu tái cấu trúc, trong đó có cấu trúc lại bộ máy tổ chức và quản lý lãnh đạo mà Bộ Công Thương đặt ra.

“Theo quy định về quản lý Tổng công ty, Tập đoàn Nhà nước thì chúng tôi được phép có bốn Phó tổng tại các tổng công ty lớn, song chúng tôi chỉ xin bổ sung thêm ba” – ông Tuất nói.

Nóng chuyện thay đổi một loạt cán bộ chủ chốt

Tuy nhiên, cái ghế lãnh đạo nóng bỏng nhất không chỉ là chuyện của các Phó Tổng giám đốc, mà chính là cái ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Khi ông Phan Đăng Tuất thôi chức Chủ tịch Sabeco vào tháng 8/2015, vị trí này được giao cho ông Bùi Ngọc Hạnh đang là ủy viên thường trực Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau vị trí lãnh đạo quản lý cao nhất tại Sabeco được trao cho một gương mặt hoàn toàn mới.

Đó là ông Võ Thanh Hà, người từng giữ vị trí Chánh Văn phòng Bộ Công Thương và trước đó là Phó Chánh văn phòng kiêm thư ký nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng. Điều đáng chú ý là kể từ sau khi bà Phạm Thị Hồng Hạnh – Tổng giám đốc Sabeco nhận quyết định nghỉ hưu, thì chức danh này được ông Hà kiêm nhiệm cho đến nay.

Với một gương mặt mới, có nhiều năm công tác tại cơ quan hành chính nhà nước, song lại chưa hề có kinh nghiệm trong quản lý điều hành DN, đặc biệt là DN lớn như Sabeco, chắc hẳn vị trí lãnh đạo kép là một gánh nặng không hề nhỏ với ông Võ Thanh Hà. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có thêm động thái từ Bộ Công Thương hay Sabeco trong việc bổ nhiệm chức danh Tổng giám đốc.

Vấn đề ở chỗ, theo quy định của Luật Doanh nghiệp, đối với công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50%, Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức vụ giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Vậy việc bổ nhiệm ông Võ Thanh Hà kiêm nhiệm hai chức danh này kể từ đầu năm 2016, có sai quy định khi mà hiện nay, Nhà nước đang nắm giữ 89,59% vốn điều lệ tại DN này?

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương cho rằng việc kiêm nhiệm chức danh như trên là có vi phạm bởi một số quy định trong Luật Doanh nghiệp 2005 đã có quy định về vấn đề này.

Mục tiêu của quy định này đưa ra, theo ông Doanh nhằm để tránh một cá nhân có thể lũng đoạn, lạm dụng tiền vốn của cổ đông để mưu cầu lợi ích riêng cho mình. Do đó, việc tách bạch hai chức năng sẽ giúp công tác quản trị doanh nghiệp được tốt hơn.

Nhiều ẩn số từ thay đổi lãnh đạo đến thoái vốn

Những lùm xùm xung quanh việc thay đổi hội đồng quản trị tại Sabeco, cũng dậy sóng không kém chuyện thoái vốn Nhà nước tại một trong những con gà đẻ trứng vàng cho Nhà nước này. Phương án thoái vốn nhà nước tại Sabeco đã được đưa ra từ nhiều năm, song cho đến nay vẫn chưa “chốt” vì nhiều lý do.

Ông Tuất thì cho rằng, vì Sabeco là doanh nghiệp lớn có thương hiệu tại Việt Nam, với giá trị thương hiệu lên tới hàng tỷ USD nên việc lựa chọn phương thức thoái vốn, nhà đầu tư chiến lược như thế nào để không bị mất thương hiệu, cổ phần là rất quan trọng. Do đó, Chính phủ sẽ phải cân nhắc và suy xét rất kỹ lưỡng chuyện bán vốn Nhà nước tại Sabeco để tránh bị mất thương hiệu.

Song theo phân tích của ông Nguyễn Việt Đức, chuyên gia nghiên cứu cấp cao của Chứng khoán MB, Sabeco là một trong những doanh nghiệp lớn làm ăn hiệu quả nhất hiện nay, với thị phần 43,5% tại thị trường bia Việt Nam. Riêng cổ tức hàng năm cũng đem lại cho nhà nước 1.700 tỷ trên 5.475 tỷ giá trị ghi sổ cổ phiếu.

“Nếu chỉ đứng trên phương diện một nhà đầu tư thông thường thì có lẽ Nhà nước sẽ không bao giờ muốn bán vốn tại những doanh nghiệp như Sabeco hay Vinamilk” – ông Đức nhìn nhận.

Không dễ buông những con gà đẻ trứng vàng như Sabeco hay Vinamilk, cũng giống như những câu chuyện quanh cái ghế hội đồng quản trị của Sabeco chắc chắn sẽ còn hấp dẫn và nóng bỏng, khi mà cái ghế Tổng Giám đốc vẫn chưa có chủ đích thực và nhiều cái ghế khác thì đang bị lung lay?

An Ngọc

Các tin khác
SAB: Nghị quyết và Biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024
SAB: Thông báo nhận được quyết định của cơ quan thuế
Vùng dậy sau cú đấm “thổi nồng độ cồn”: Doanh thu của “gã khổng lồ” ngành bia Sabeco tăng nghìn tỷ, lợi nhuận chấm dứt chuỗi 5 quý đi lùi
ĐHĐCĐ Sabeco (SAB): Sabeco ủng hộ quy định nồng độ cồn, không muốn chia sẻ mà muốn chiếm lĩnh thị phần bia Việt Nam
Sau một năm 'liêu xiêu' vì cú đấm nồng độ cồn, Sabeco lạc quan: 2024 mang đến các cơ hội vàng cho ngành bia Việt Nam
SAB: Link công bố báo cáo thường niên năm 2023
"Ngụm bia" của người Thái bớt đắng: Sabeco tự tin với "cơ hội vàng" đưa doanh thu và lợi nhuận 2024 tăng trưởng, tiếp tục "dốc hầu bao" trả cổ tức tỷ lệ 35%
SAB: Thông báo mời họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024
SAB: Tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024
SAB: Bà Venus Teoh Kim Wei thôi giữ chức Phó Tổng giám đốc từ 1.4.2024
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.