MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 2, 01/04/2024, 15:46
NVL

 Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (HOSE)

Giá hiện tại: NVL 14.6 -0.35(-2.34%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Sau một năm 'miệt mài' xử lý trái phiếu, các chủ nợ lớn nhất của Novaland còn những ai?
Sau một năm miệt mài xử lý trái phiếu, các chủ nợ lớn nhất của Novaland còn những ai?

Năm 2023, Novaland đã đàm phán xử lý nợ của nhiều lô trái phiếu. Nhờ đó, nhiều khoản nợ đã được lùi ngày đáo hạn sang năm 2025-2026. Tuy nhiên, cũng có nhiều khoản nợ bị bán tài sản đảm bảo để xử lý.

Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023.

Báo cáo cho biết, tại thời điểm 31/12/2023, Novaland đang vay ngắn hạn 30.937 tỷ đồng và vay dài hạn 26.775 tỷ đồng. So với đầu năm, vay ngắn hạn của Novaland tăng 1.735 tỷ đồng (+6%) và vay dài hạn giảm 8.892 tỷ đồng (-25%).

Năm 2023 là năm rất 'bận rộn' của Novaland khi có nhiều khoản trái phiếu đáo hạn. Trong đó, một số khoản trái phiếu đã được gia hạn thêm 2-3 năm, sang 2025 hoặc 2026.

Tuy nhiên, cũng có nhiều khoản trái phiếu không được gia hạn, bị bán tài sản bảo đảm để xử lý nợ.

Sau một năm 'miệt mài' xử lý trái phiếu, các chủ nợ lớn nhất của Novaland còn những ai?- Ảnh 1.

Chi tiết nợ trái phiếu ngắn hạn của Novaland

Sau một năm 'miệt mài' xử lý trái phiếu, các chủ nợ lớn nhất của Novaland còn những ai?- Ảnh 2.

Chi tiết nợ trái phiếu dài hạn của Novaland

Tổng cộng các khoản vay nợ và trái phiếu, chủ nợ lớn nhất của Novaland hiện nay vẫn là Credit Suisse AG với 10.413 tỷ đồng. Tổ chức này đang cho vay ngắn hạn 3.121 tỷ đồng và cho vay trái phiếu 7.292 tỷ đồng.

Đứng sau là các khoản vay trái phiếu do các công ty chứng khoán thu xếp phát hành gồm VPS (7.000 tỷ đồng), MB (6.439 tỷ đồng), Dầu khí (5.948 tỷ đồng), SSI (3.428 tỷ đồng).

Sau một năm 'miệt mài' xử lý trái phiếu, các chủ nợ lớn nhất của Novaland còn những ai?- Ảnh 3.

Tại thời điểm 31/12/2023, tổng giá trị tài sản của Novaland là 241.486 tỷ đồng, giảm 16.200 tỷ đồng (-6,3% so với đầu năm). Báo cáo tài chính sau kiểm toán cho biết lợi nhuận Novaland năm nay đạt 486 tỷ đồng, giảm gần 200 tỷ đồng so với báo cáo tự lập.

Nguyên nhân phát sinh chênh lệch chủ yếu là do khoản lỗ đến từ việc trích lập dự phòng giảm giá trị hàng tồn kho tại công ty liên kết theo yêu cầu từ đơn vị kiểm toán trên quan điểm thận trọng. Khoản trích lập dự phòng này dự kiến sẽ được hoàn nhập khi dự án tiếp tục triển khai.

Novaland cho biết, tính đến ngày 31/12/2023, doanh thu chưa ghi nhận của Novaland đạt gần 240 nghìn tỷ đồng đến từ các Dự án đã bàn giao, đang trong quá trình hoàn thiện pháp lý và các Dự án Novaland đang là Chủ đầu tư và đang hợp tác phát triển.

Theo Hà My

Nhịp sống thị trường

Các tin khác
Trong khi HBC đã hoán đổi nợ cho SMC bằng cổ phiếu, Novaland vẫn chây ỳ 'nợ xấu' hơn 700 tỷ: Công ty thép khẳng định sẽ quyết liệt xử lý trước 30/6
Chủ đầu tư dự án Aqua City của Novaland lỗ hơn 350 tỷ đồng trong năm 2023, nợ phải trả gấp 10 lần vốn chủ
Những nguyên nhân khiến Novaland lỗ gần 600 tỷ đồng trong quý 1/2024 dù doanh thu tăng
Cổ đông lo lắng việc phát hành thêm 1,2 tỷ cổ phiếu có thể ảnh hướng đến thị giá NVL trên sàn, lãnh đạo Novaland nói gì?
NVL: Nghị quyết và Biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024
NVL: Thông báo công văn liên quan đến tái cấu trúc gói Trái phiếu chuyển đổi
Novaland muốn chào bán 1,1 tỷ cổ phiếu cho cổ đông với giá 10.000 đồng
Novaland công bố kế hoạch huy động hơn 11.700 tỉ đồng để phát triển bất động sản, cân nhắc chuyển nhượng một số dự án nhằm cơ cấu nợ
NVL: Nghị quyết HĐQT liên quan đến chào bán thêm cp cho cổ đông hiện hữu
Sau 1 năm quay lại ghế Chủ tịch HĐQT, ông Bùi Thành Nhơn đã làm gì để “cứu” Novaland?
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.