MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 3, 13/02/2024, 00:18
IMP

 Công ty Cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM (HOSE)

Giá hiện tại: IMP 64.5 -0.6(-0.92%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Về tay 'đại gia' nước ngoài, lợi nhuận của loạt doanh nghiệp Việt phá đỉnh lịch sử, xóa hết lỗ lũy kế
Về tay đại gia nước ngoài, lợi nhuận của loạt doanh nghiệp Việt phá đỉnh lịch sử, xóa hết lỗ lũy kế

Nhựa Bình Minh, Dược Hậu Giang, Imexpharm lập đỉnh lịch sử, Interfoods xóa hết lỗ lũy kế... là những trường hợp tiêu biểu cho việc khởi sắc sau khi về tay NĐT ngoại.

Năm 2023, Nhựa Bình Minh (BMP) tiếp tục đạt lợi nhuận tốt nhất lịch sử. Công ty ghi nhận doanh thu 5.156 tỷ đồng, giảm 12,6% so với năm 2022. Tuy nhiên, do giá vốn hàng bán giảm mạnh giúp công ty lãi ròng 1.042 tỷ đồng trong năm qua, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. EPS tăng từ mức 8.481 đồng lên 12.717 đồng.

Biên lợi nhuận gộp của Nhựa Bình Minh năm 2023 đạt 41,04%, cải thiện đáng kể so với 27,68% trong năm 2022 và 22,3% năm 2018, năm mà tập đoàn SCG thông báo chính thức thâu tóm công ty thành công.

photo-1707263746005

Nhựa Bình Minh đang nằm trong tay đại gia Thái Lan - tập đoàn SCG. Tập đoàn này bắt đầu trở thành cổ đông lớn của Nhựa Bình Minh từ đầu tháng 3/2012 và không ngừng mua gom. Sau khi “ôm” trọn lô cổ phiếu BMP từ SCIC trong đợt đấu giá cổ phần hồi tháng 3/2018, SCG đã chính thức thâu tóm thành công Nhựa Bình Minh. Tổng số tiền tập đoàn Thái Lan chi ra cho thương vụ này ước tính vào khoảng 2.800 tỷ đồng. Hiện“đại gia” Thái này nắm giữ 55% vốn của Nhựa Bình Minh thông qua công ty con Nawaplastic.

Sau Nhựa Bình Minh, Tập đoàn SCG còn thông qua công ty thành viên TCG Solutions tiếp tục thâu tóm Bao bì Biên Hòa (Sovi, SVI) vào năm 2020. Đến thời điểm hiện tại, TCG Solutions đang nắm khoảng 94% cổ phần SVI. Tuy chưa phá đỉnh lợi nhuận, Sovi cũng có năm thứ 2 liên tiếp tăng lợi nhuận với lợi nhuận sau thuế hơn 132 tỷ đồng, tăng gần 14% so với cùng kỳ. EPS tăng từ mức 9.086 đồng lên 10.319 đồng. Biên lợi nhuận gộp của SVI trong năm 2023 được cải thiện lên mức 17,34% từ mức 14,2% trong năm 2022.

Về tay 'đại gia' nước ngoài, lợi nhuận của loạt doanh nghiệp Việt phá đỉnh lịch sử, xóa hết lỗ lũy kế- Ảnh 2.

Hãng dược phẩm Nhật Bản Taisho Pharmaceutical hiện đang sở hữu hơn 51% cổ phần của Dược Hậu Giang (DHG). Kể từ năm 2020, lợi nhuận sau thuế của DHG đã liên tục tăng trưởng qua mỗi năm. Năm 2023, DHG tiếp tục lập đỉnh lợi nhuận mới với doanh thu thuần đạt 5.015 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.051 tỷ đồng, lần lượt tăng 7% và 6% so với năm 2022. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi thành lập, doanh nghiệp đầu ngành dược có lãi ròng trên nghìn tỷ trong một năm. 

Một doanh nghiệp dược khác là Imexpharm (IMP) cũng lập đỉnh lợi nhuận trong năm 2023. Cụ thể, doanh thu thuần trong năm 2023 IMP đạt 1.994 tỷ đồng - tăng 21% so với năm trước, LNST ước đạt 300 tỷ đồng, tăng 34 so với năm 2022. 

Mới đây, IMP cũng vừa công bố Nghị quyết ĐHĐCĐ, phê chuẩn việc miễn chào mua công khai đối với việc chuyển nhượng cổ phần giữa SK Investment Vina III Pte. LTd. Cụ thể, cổ đông của Imexpharm đã thông qua việc miễn chào mua công khai đối với việc chuyển nhượng cổ phần giữa SK Investment và các cổ đông hiện hữu của công. Với Nghị quyết này SK Investment trở thành nhà đầu tư nắm trên 65% cổ phần của Imexpharm.

SK Investment là công ty con trực thuộc tập đoàn SK, chaebol lớn thứ 3 Hàn Quốc. Doanh nghiệp này đã đầu tư vào Imexpharm từ cuối tháng 5/2020 sau khi nhận chuyển nhượng 12,3 triệu cổ phiếu IMP (chiếm 24,9% vốn) từ các quỹ thuộc nhóm Dragon Capital cùng với CAM Vietnam Mother Fund, Kingsmead, Mirae Asset.

Từng trải qua giai đoạn khủng hoảng trầm trọng từ 2008-2015 sau biến cố melamine, lỗ lũy kế đến hết năm 2015 cỉa IFS lên đến 853 tỷ đồng. Trong bối cảnh khó khăn, năm 2011, cổ đông chính Malaysia đã nhượng lại toàn bộ cổ phần Interfood cho Kirin (Tập đoàn sản xuất thực phẩm lớn tại Nhật Bản). Dưới bàn tay tái cấu trúc của tập đoàn Kirin, IFS bắt đầu có lãi từ năm 2016 và kể từ đó đến nay, công ty càng ngày càng lãi lớn. Trong năm 2023, IFS lãi sau thuế 209 tỷ đồng, tăng 34%. Lỗ lũy kế đã xóa hết từ năm 2021. Hiện Kirin Holdings Singapore Pte. Ltd đang nắm đến gần 96% cổ phần của IFS.




Huyền Trang

Các tin khác
IMP: Link công bố báo cáo thường niên năm 2023
IMP: Tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024
IMP: Giải trình chênh lệch KQKD năm 2023 so với năm trước
IMP: Thông báo thời gian, địa điểm và link cung cấp chương trình họp ĐHĐCĐ thường niên 2024
IMP: 15.3.2024, ngày GDKHQ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024
IMP: Nghị quyết HĐQT về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh Đồng Tháp
IMP: Nghị quyết HĐQT v/v chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền tham dự ĐHĐCĐ thường niên cho năm 2024
IMP: Nghị quyết HĐQT về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh Tây Ninh
IMP: Nghị quyết HĐQT thông qua một số nội dung tại cuộc họp định kỳ của HĐQT
IMP: Bổ nhiệm ông Dương Hoàng Vũ giữ chức Kế toán trưởng từ 23.2.2024
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.