MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 5, 20/10/2022, 13:19
HAC

 Công ty Cổ phần Chứng khoán Hải Phòng (UpCOM)

Giá hiện tại: HAC 13.0 -0.7(-5.11%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Công ty chứng khoán xa vời mục tiêu có lãi năm nay khi thua lỗ 51 tỷ đồng sau 9 tháng, mảng tự doanh hiện đang lỗ hơn 60 tỷ
Công ty chứng khoán xa vời mục tiêu có lãi năm nay khi thua lỗ 51 tỷ đồng sau 9 tháng, mảng tự doanh hiện đang lỗ hơn 60 tỷ

Dù có lãi 15 tỷ đồng trong quý 3, nhưng do khoản lỗ lớn quý 2 trước đó nên Chứng khoán Hải Phòng vẫn lỗ gần 51 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm 2022.

Mới đây, CTCP Chứng khoán Hải Phòng (Mã chứng khoán: HAC) đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2022.

Trong kỳ, doanh thu hoạt động đạt 22 tỷ đồng, chỉ sụt giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ năm 2021. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) với 14 tỷ, tăng gần 50% so với quý 3/2021, riêng phần chênh lệch tăng đối với danh mục đầu tư tự doanh thu về hơn 12 tỷ đồng trong khi quý 3 năm ngoái chỉ hơn 1 tỷ.

Doanh thu từ hoạt động margin và môi giới đều sụt giảm. Tuy nhiên, chi phí hoạt động được tiết giảm tới 60%, giúp Chứng khoán Hải Phòng lãi sau thuế hơn 15 tỷ đồng trong quý 3 năm nay, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2021, thậm chí cải thiện hơn rất nhiều so với số lỗ gần 70 tỷ của quý 2 trước đó.

Công ty chứng khoán xa vời mục tiêu có lãi năm nay khi thua lỗ 51 tỷ đồng sau 9 tháng, mảng tự doanh hiện đang lỗ hơn 60 tỷ - Ảnh 1.

Nguồn: BCTC quý 3 của HAC

Dù vậy, do khoản lỗ lớn quý trước, lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, Chứng khoán Hải Phòng vẫn lỗ gần 51 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi 24 tỷ. So với mục tiêu 20 tỷ được đề ra hồi đầu năm, công ty vẫn đang cách xa và cần lãi 71 tỷ để hoàn thành được kế hoạch.

Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của HAC đạt 286 tỷ đồng, giảm 24% so với thời điểm đầu năm. Dư nợ cho vay margin và các khoản ứng trước giảm từ 180 tỷ đồng hồi đầu năm xuống 142 tỷ đồng. Ngoài ra, khoản mục tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) giảm mạnh từ 133 tỷ đồng hồi đầu năm về vỏn vẹn gần 3 tỷ đồng, nguyên nhân chính do hơn 130 tỷ đồng trái phiếu không còn được ghi nhận tại ngày 30/9/2022.

Tại mảng tự doanh, giá trị ghi sổ của tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) tăng mạnh từ hơn 34 tỷ hồi đầu năm lên hơn 168 tỷ đồng. Tuy nhiên, phần giá trị hợp lý của khoản đầu tư này tại thời điểm cuối quý 3 chỉ gần 106 tỷ đồng. Như vậy, khoản mục tự doanh của HAC lỗ hơn 61 tỷ đồng trong 9 tháng đầu tư vừa qua. Công ty không thuyết minh chi tiết về cổ phiếu đang đầu tư.

Công ty chứng khoán xa vời mục tiêu có lãi năm nay khi thua lỗ 51 tỷ đồng sau 9 tháng, mảng tự doanh hiện đang lỗ hơn 60 tỷ - Ảnh 2.

Nguồn: BCTC quý 3 của HAC

Nợ phải trả của HAC đạt gần 25 tỷ đồng, giảm hơn 9 tỷ đồng so với đầu năm. Vốn chủ sở hữu giảm từ mức 341 tỷ đồng hồi đầu năm xuống còn 260 tỷ đồng, trong đó lỗ luỹ kế hơn 37 tỷ đồng.

Phương Linh

Nhịp Sống Thị Trường

Các tin khác
HAC: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông
HAC: Công bố thông tin Đơn từ nhiệm
HAC: 22.3.2024, ngày GDKHQ tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2024
HAC: 25.3.2024, chốt DS tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2024
HAC: Nghị quyết HĐQT thống nhất tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2024
HAC: Báo cáo quản trị công ty năm 2023
HAC: Báo cáo quản trị công ty bán niên 2023
HAC: Bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Nguyệt giữ chức Tổng giám đốc từ 27/07/2023
HAC: Ký hợp đồng kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2023
HAC: Bổ nhiệm ông Vũ Dương Hiền giữ chức Phó TGĐ từ 27/04/2023
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.