MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 6, 22/03/2013, 12:53
DHI

 Công ty cổ phần In Diên Hồng

Giá hiện tại: DHI 5.6 -0.3(-5.08%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Kế hoạch từ… hòa đến lỗ
Kế hoạch từ… hòa đến lỗ

Thậm chí, có doanh nghiệp còn đặt ra kế hoạch lỗ năm sau cao hơn năm trước.

Dự báo được tình hình khó khăn của năm 2013, nhiều doanh nghiệp niêm yết đã chủ động lên kế hoạch gây sốc cho NĐT và cổ đông khi đặt chỉ tiêu lợi nhuận từ… huề đến lỗ. Thậm chí, có doanh nghiệp còn đặt ra kế hoạch lỗ năm sau cao hơn năm trước.

Chực chờ chia thưởng

Theo tờ trình ĐHCĐ dự kiến tổ chức vào ngày 29-3 của CTCP Viglacera Đông Anh (DAC), doanh thu năm 2012 đạt 34,1 tỷ đồng và lợi nhuận âm 4,5 tỷ đồng. Từ kết quả này, lãnh đạo DAC đã xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2013 hết sức thận trọng.

Cụ thể, doanh thu phấn đấu đạt 53 tỷ đồng và lợi nhuận là… 0 đồng, dựa trên cơ sở giá bán sản phẩm và giá vật tư đầu vào tại thời điểm tháng 12-2012. Điều đáng nói, trong khi kế hoạch đề ra là huề vốn nhưng DAC lại lên phương án chia thưởng chi tiết cho bộ máy quản lý.

Theo đó, để động viên khuyến khích và tăng cường vai trò quản lý, giám sát của HĐQT, ban kiểm soát, ban điều hành, nếu hoàn thành các chỉ tiêu lợi nhuận năm 2013, sẽ được thưởng 10% lợi nhuận trước thuế và được thưởng thêm 30% giá trị phần vượt nếu đạt lợi nhuận 500 triệu đồng.

Cùng kế hoạch không sinh lãi là người “anh em” cùng họ Viglacera. Đó là trường hợp của CTCP Viglacera Từ Sơn (VTS). Xác định 2013 tiếp tục là năm khó khăn, VTS chỉ đặt mục tiêu hòa vốn, nhưng “thòng” thêm đề xuất mức thưởng cho HĐQT, ban kiểm soát, ban quản lý là 10% lợi nhuận trước thuế, thêm 30% phần giá trị vượt nếu đạt lợi nhuận trên 1 tỷ đồng.

Các tờ trình này chắc chắn gặp phải sự phản đối quyết liệt từ các cổ đông, bởi VST hiện đang là doanh nghiệp duy nhất trong khối sản xuất của Viglacera có lãi trong năm 2012, khi đạt doanh thu 57 tỷ đồng (bằng 83% kế hoạch) và lãi 591 triệu đồng.

Năm sau lỗ hơn năm trước

Theo tài liệu trình ĐHCĐ vừa được CTCP Đầu tư dầu khí Sao Mai Bến Đình (PSB) công bố, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013 với doanh thu đạt 56,16 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế âm 12,32 tỷ đồng. Ngay khi nhận được tờ trình này, nhiều cổ đông và NĐT của PSB đã hết sức bức xúc bởi tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp chưa đến nỗi nào.

Thực tế, theo BCTC năm 2012, doanh thu của PSB đạt 88,32 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 6,9 tỷ đồng. Ngay trong tài liệu trình ĐHCĐ, lãnh đạo PSB thừa nhận nguồn vốn của công ty được bảo toàn và phát triển tốt, không có tình trạng thất thoát hay thiếu vốn cho các dự án.

Chỉ duy nhất mảng dịch vụ xây lắp, cơ khí và cung cấp các dịch vụ khác gặp khó khăn nên chỉ đạt 23,22 tỷ đồng, chiếm 26% tổng doanh thu. Nguyên nhân do các dự án của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các đơn vị trong ngành tạm dừng, giãn tiến độ nên nguồn việc khan hiếm.

Nếu như kế hoạch lỗ của PSB bị nhiều người phản ứng, thì kế hoạch lỗ của CTCP Vận tải biển Hải Âu (SSG) được NĐT xem như chuyện đã an bài, bởi tình hình khó khăn của ngành vận tải biển trong những năm gần đây vẫn chưa được cải thiện.

Theo tài liệu trình tại ĐHCĐ sắp tới, tổng doanh thu năm 2012 của SSG 108,59 tỷ đồng và lợi nhuận âm 1,86 tỷ đồng. Theo giải trình của SSG, nguyên nhân do kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh chưa phục hồi nên nhu cầu vận chuyển hàng hóa cho các nhà máy sụt giảm.

Khối lượng vận chuyển giảm, giá cước vận tải không tăng, trong khi giá nhiên liệu lại tăng cao, đã khiến hoạt động vận tải biển rơi vào tình trạng thua lỗ. Trong tình cảnh không mấy sáng sủa của ngành, cộng với việc bế tắc trong việc tìm ra giải pháp khắc phục khó khăn, SSG đã đề ra mục tiêu sản xuất kinh doanh năm 2013 với mức lỗ cao hơn năm trước. Cụ thể, kế hoạch của SSG là 100 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế dự kiến âm 5 tỷ đồng.

Bi thảm nhất là trường hợp của CTCP In Diên Hồng (DHI). Theo Nghị quyết ĐHCĐ năm 2013 vừa được công bố, kết quả kinh doanh của DHI trong 2 năm gần đây đều thua lỗ. Cụ thể, năm 2011 lỗ 4,2 tỷ đồng, năm 2012 lỗ 2,7 tỷ đồng và lỗ lũy kế đến cuối năm 2012 là 6,9 tỷ đồng.

Trong năm 2012, DHI đã giải quyết nghỉ việc, nghỉ chế độ 102 công nhân. Hiện tại, DHI chỉ còn 19 lao động bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp. Trong tình cảnh hiện tại, nếu tiếp tục tồn tại sẽ thua lỗ thêm và mất dần vốn của cổ đông. Vì vậy, HĐQT DHI đã thống nhất chủ trương giải thể doanh nghiệp.

Các cổ đông sẽ nhận lại vốn của mình tương ứng với giá trị còn lại thu được của doanh nghiệp, sau khi triển khai thanh lý tài sản và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Được biết, DHI là công ty con của Nhà Xuất bản Giáo dục có đầy đủ tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, có điều lệ tổ chức và hoạt động tách biệt so với công ty mẹ.

Theo Hải Hồ

Các tin khác
2013 - Năm kỷ lục của hủy niêm yết
DHI: Huỷ niêm yết từ 25/10 để giải thể
DHI: Phương án giải thể công ty
DHI, HDO: Lỗ quý 2
Tổng hợp kết quả kinh doanh 27 DN trên sàn Hà Nội ngày 25/07
DHI: Báo cáo quản trị công ty bán niên năm 2013
DHI: Tiếp tục lỗ trước giải thể
Kế hoạch từ… hòa đến lỗ
DHI: Thông qua giải thể công ty
DHI: Nghị quyết ĐHĐCĐ năm 2013
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.