MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 5, 23/11/2023, 15:46
ACB

 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (HOSE)

Giá hiện tại: ACB 28.25 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Vì sao ACB chọn năm 2023 để tiên phong công bố báo cáo riêng về Phát triển bền vững (ESG) tại Việt Nam?
Vì sao ACB chọn năm 2023 để tiên phong công bố báo cáo riêng về Phát triển bền vững (ESG) tại Việt Nam?

Là một ngân hàng, việc công bố này thể hiện tính minh bạch mà nhiều bên quan tâm, không chỉ là thông tin tài chính mà phi tài chính cũng rất quan trọng.

Sáng ngày 22/11, trang tin kinh tế tài chính CafeF thuộc Công ty Cổ phần VCCORP đã tổ chức Hội thảo "Tầm nhìn xanh Việt Nam và những câu chuyện điển hình".

Tại Hội thảo, chia sẻ về câu chuyện tháng 10 vừa qua, ACB trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam công bố báo cáo riêng về Phát triển bền vững (ESG), ông Tăng Hoàng Quốc Thái, Giám đốc Truyền thông và Thương hiệu Ngân hàng ACB cho biết, việc công bố báo cáo thể hiện rõ ACB rất nghiêm túc trong việc thực hành ESG. ACB cũng dùng từ “Change” (Thay đổi) cho tiêu đề báo cáo, để thấy được ACB đã làm được những gì, thay đổi ra sao trong 10 năm qua.

“Ngoài ra, báo cáo này phản ánh các chỉ số và từ đó chúng tôi có sự so sánh theo từng giai đoạn để theo dõi và điều chỉnh hàng năm. Lãnh đạo ACB có thể xem xét hiện trạng về thực hành ESG để có những chiến lược và hành động chuyển đổi phù hợp. Là một ngân hàng, việc công bố này thể hiện tính minh bạch mà nhiều bên quan tâm, không chỉ là thông tin tài chính mà phi tài chính cũng rất quan trọng. Đặc biệt, điều này cũng truyền cảm hứng cho cộng đồng, cho đối tác, khách hàng và nhân viên của ACB”, ông Thái cho biết.

Vị lãnh đạo ACB cũng chia sẻ, thực tế trong 3 chữ E (Environmental – Môi trường), S (Social – Xã hội) và G (Governance – Quản trị doanh nghiệp), thì chữ S và G, ngân hàng đã làm từ ngày đầu thành lập và liên tục củng cố qua thời gian. Riêng đối với yếu tố E được ACB kiên trì hành động mạnh mẽ hơn các năm gần đây, tạo nên những thay đổi lớn nhận thức của toàn bộ nhân viên cho đến văn hóa ngân hàng trong việc bảo vệ môi trường. ACB cũng đã đầu tư nguồn lực và ngân sách trong 10 năm qua cho một số bước đi cụ thể như: trân trọng tài nguyên như giảm thiểu rác thải, sử dụng vật liệu thay thế; quản lý tác động như giảm thiểu cho vay các doanh nghiệp ảnh hưởng xấu tới môi trường; và tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về môi trường.

Vì sao ACB chọn năm 2023 để tiên phong công bố báo cáo riêng về Phát triển bền vững (ESG) tại Việt Nam? - Ảnh 1.

Ông Tăng Hoàng Quốc Thái, Giám đốc Truyền thông và Thương hiệu Ngân hàng ACB.

Đề cập đến vấn đề Green Washing, gần đây được nhắc đến nhiều trong câu chuyện phát triển xanh. Theo vị lãnh đạo ACB, khái niệm này có thể hiểu là doanh nghiệp hô hào nhưng thực tế không làm như thế. Tuy nhiên, bên cạnh khái niệm Green Washing thì còn có khái niệm Green Hushing, tức cũng có nhiều doanh nghiệp khác làm nhiều nhưng lại ít lên tiếng. Đó là hai thái cực về tuyên bố phát triển xanh hiện nay. “Theo tôi, sự hài hòa giữa nói và làm sẽ giúp doanh nghiệp tránh được vấn đề Green Washing. Những doanh nghiệp nào làm tốt thì có thể chia sẻ thông tin nhiều hơn thay vì ít lên tiếng”, ông Thái nói.

Ông cũng chia sẻ thêm: “Đối với ACB, vì sao mà sau 10 năm chúng tôi mới chính thức công bố báo cáo phát triển bền vững? Thực tế đó cũng là tính thận trọng của ACB trong mọi hành động. Như đã nói, các hoạt động chúng tôi làm đều cân nhắc xem có bị “Green Washing” hay không. Chúng tôi cũng thường xuyên quan sát các doanh nghiệp trên thế giới để có thêm thông tin về Green washing, ví dụ như gần đây là “case study” về fast fashion (thời trang nhanh) của một thương hiệu thời trang có khủng hoảng rất lớn. Ở góc độ người làm truyền thông, chúng tôi cũng lưu ý đến các vấn đề như vậy".

Theo ông Thái, ACB đang xây dựng khung tài trợ xanh để khi triển khai các sản phẩm hoặc chương trình tín dụng xanh thì sẽ có một “tấm lưới xanh” để sàng lọc. Chẳng hạn, trong đó có “xanh dương” (liên quan đến các dự án sử dụng nước bền vững, xử lý nước thải...). và “xanh lá” (liên quan đến các dự án năng lượng tái tạo, giao thông sạch, tòa nhà xanh, quản lý sử dụng tài nguyên hiệu quả..). “Đầu năm 2024, chúng tôi sẽ đẩy mạnh tín dụng xanh để gia tăng tỷ trọng giải ngân/ cấp vốn cho các doanh nghiệp có tác động tốt với môi trường”.

Được biết, vừa qua, ngày 27/10/2023, ACB đã chính thức phát hành Báo cáo Phát triển bền vững 2022, trở thành ngân hàng tiên phong tại Việt Nam công bố báo cáo riêng về Phát triển bền vững (ESG). Báo cáo Phát triển bền vững 2022 của ACB bao gồm các thông tin liên quan đến định hướng, cách tiếp cận đối với các vấn đề về phát triển bền vững, phương thức quản trị các lĩnh vực trọng yếu và kết quả ACB đã đạt được.

Báo cáo ghi nhận các dự án, các cải tiến hệ thống, các sản phẩm dịch vụ xét trên các khía cạnh môi trường và xã hội có thể nâng cao hiệu quả, mang đến lợi ích cho hoạt động kinh doanh của ACB. Trên hành trình tiên phong thực hiện ESG, cam kết về phát triển bền vững nhận được sự đồng lòng từ 93% nhân viên ACB và được lồng ghép vào chiến lược của ngân hàng, bao gồm việc tăng trưởng đều đặn và bền vững để đáp ứng kỳ vọng của cổ đông, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, xây dựng và duy trì môi trường làm việc có sức thu hút, động viên và giữ chân nhân tài. Đồng thời, với mục tiêu hướng tới Net Zero, ACB hiện đang quyết tâm và nỗ lực thực hiện những hành động xanh, làm thay đổi nhận thức, hành vi bảo vệ môi trường và lan tỏa các hoạt động này đến khách hàng, đối tác, cổ đông và cộng đồng.

Kim Ngân

Nhịp sống thị trường

Các tin khác
ACB: Nghị quyết HĐQT ngày 16/05/2024
ACB: Thông báo thay đổi giấy chứng nhận ĐKDN
Ông Trần Mộng Hùng - Người sáng lập ACB đã qua đời ở tuổi 72
ACB: Điều lệ công ty 2024
ACB: Biên bản họp và Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2024
ACB: Nghị quyết HĐQT triển khai phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2023
Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy: KQKD của ACB quý I/2024 đạt khoảng 4.900 tỷ đồng, tín dụng tăng trưởng cao hơn gấp đôi toàn ngành
ĐHCĐ Ngân hàng ACB: Chốt mục tiêu lợi nhuận 22.000 tỷ đồng trong năm 2024, chia cổ tức tỷ lệ 25%
ACB: Báo cáo về sở hữu nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan là cổ đông lớn, nhà đầu tư nắm giữ từ 5% trở lên cổ phiếu Trương Ngọc Phượng
Một quỹ ngoại bán sạch cổ phiếu ACB sau 6 năm đầu tư, thu về gần 5.500 tỷ đồng
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.