MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 6, 15/09/2023, 13:40
PVS

 Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX)

Giá hiện tại: PVS 33.8 -0.5(-1.46%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Cổ phiếu PVS lập đỉnh lịch sử
Cổ phiếu PVS lập đỉnh lịch sử

Với kết quả kinh doanh khởi sắc, cổ phiếu PVS liên tục tăng giá và đạt mức cao nhất kể từ khi niêm yết.

Liên tục tăng giá trong 1 tháng qua, cổ phiếu PVS của Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) trong phiên 15/9 đã vượt qua 40.000 đồng/cp, vùng giá cao nhất kể từ khi niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Xét trong 1 tháng qua, cổ phiếu này tăng 28%.

Cổ phiếu PVS lập đỉnh lịch sử - Ảnh 1.

Diễn biến cổ phiếu PVS từ khi niêm yết đến nay, nguồn: TradingView

Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam là công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với tỷ lệ sở hữu 51,38%. Lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp là cung cấp các loại hình dịch vụ kỹ thuật cho các ngành dầu khí, năng lượng, công nghiệp như tổng thầu EPCI công trình biển, tổng thầu EPC công trình công nghiệp, kho chứa, dịch vụ dầu khí…

Ngoài ra, trong năm 2022, PVS cũng đã hoàn thiện cơ sở pháp lý và trở thành đơn vị duy nhất trong PVN có chức năng đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ngoài khơi. Doanh nghiệp cho biết đang phối hợp với các đối tác nước ngoài để triển khai mạnh các dự án năng lượng tái tạo ngoài khơi phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Hoạt động trong lĩnh vực dầu khí nên khi giá dầu phục hồi và duy trì trên 80 USD/thùng, doanh nghiệp cũng được hưởng lợi đáng kể nhờ hoạt động khai thác, thăm dò được đẩy mạnh. Công ty ghi nhận kết quả kinh tốt năm 2022 với doanh thu tăng 15% lên 16.372 tỷ đồng, lãi ròng tăng 47% lên 884 tỷ đồng.

Doanh nghiệp cho biết khối lượng công việc truyền thống giảm sút nhưng được bù đắp bởi mảng mới cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và đẩy mạnh thị trường nước ngoài như khu vực Trung Đông, Ấn Độ, Malaysia… Tỷ trọng doanh thu cung cấp dịch vụ ra nước ngoài năm qua đạt 40%. Lợi nhuận tăng mạnh hơn doanh thu nhờ hoạt động tài chính khởi sắc và lãi trong hoạt động liên doanh, liên kết cải thiện.

Đến nửa đầu năm nay, kết quả kinh doanh tiếp tục tăng trưởng. Doanh thu tăng 11% đạt 8.416 tỷ đồng và lãi ròng gần gấp đôi lên 439 tỷ đồng. Bên cạnh doanh thu tăng thì doanh thu tài chính cũng tăng 70 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm gần 100 tỷ đồng đã thúc đẩy lợi nhuận.

Doanh thu tài chính tăng nhờ môi trường lãi suất cao. Doanh nghiệp có khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn lên đến 5.077 tỷ đồng, đây là khoản tiền gửi kỳ hạn trên 3 tháng dưới 1 năm hưởng lãi từ 3,1% đến 10,3%/năm. Đồng thời, khoản tiền, tương đương tiền ghi nhận 5.671 tỷ đồng, trong đó có 1.409 tỷ đồng gửi kỳ hạn không quá 3 tháng hưởng lãi 0,5% đến 6%/năm. Tổng tiền đạt hơn 10.000 tỷ đồng, chiếm gần 40% tổng tài sản.

Cổ phiếu PVS lập đỉnh lịch sử - Ảnh 2.

Cùng với kết quả kinh doanh tốt thì PVS còn được các chuyên gia đánh giá cao về triển vọng hoạt động kinh doanh. Chứng khoán PSI cho rằng dự án Lô B Ô Môn sẽ là động lực tăng trưởng của PVS. Dự án được kỳ vọng có quyết định đầu tư cuối cùng trong năm 2023 nhờ việc Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển chủ đầu tư dự án Nhà máy điện Ô Môn 3 và 4 từ EVN sang PVN. Theo đó, phần công việc cho PVS có giá trị 1 tỷ USD, đảm bảo khả năng tăng trưởng dài hạn cho doanh nghiệp.

Với lĩnh vực điện gió ngoài khơi, doanh nghiệp thông báo sẽ sản xuất 4 trạm biến áp 375 MW cho trang trại gió ngoài khơi lớn nhất tại Ba Lan – Baltica 2, hợp tác liên doanh với PGE, Orsted và Semco Maritime. Thỏa thuận diễn ra trong bối cảnh nhu cầu đối với các tháp turbine ngoài khơi được dự báo sẽ vượt qua khả năng sản xuất vào 2028, có thể ảnh hưởng đến xu hướng phát triển năng lượng gió ngoài khơi trong kế hoạch chuyển đổi năng lượng của châu Âu. Thêm vào đó, về dài hạn, nhu cầu xây dựng các trang trại điện gió ngoài khơi tại châu Âu cũng rất đáng nể. PSI đánh giá việc thâm nhập vào thị trường này cho thấy PVS đã sẵn sàng để tận dụng các cơ hội mới để mở rộng quy mô, nâng cao năng lực thi công.

Ngoài ra, Luật Dầu khí sửa đổi quy định rõ hơn về thẩm quyền, quyền hạn, trách nhiệm của PVN. Là công ty con dẫn đầu trong mảng M&C của tập đoàn, PVS có thể có thêm cơ hội từ các hợp đồng dầu khí trong tương lai.

Trong mảng kho nổi chứa, xử lý và xuất dầu thô (FSO/FPSO) – mảng đóng góp doanh thu lớn thứ 2, PVS đã ký gia hạn hợp đồng cho thuê FSO PTSC Biển Đông 01 đối với Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông, đồng thời gia hạn hợp đồng FPSO Ruby II đến hết năm 2023 với giá thuê ngày là 92.500 USD. Đặc biệt, việc liên doanh với các đơn vị đối tác trong mảng cung cấp dịch vụ này cũng đem lại nguồn thu lớn, dưới dạng thu nhập từ công ty liên doanh, liên kết. PSI kỳ vọng việc cho thuê các kho chứa nổi FSO/FPSO vẫn sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định, đảm bảo nguồn thu nhập cho PVS trong nhiều năm tới.

Theo Mỹ Hà

Nhà Đầu Tư

Các tin khác
Việt Nam trúng nhiều gói thầu chế tạo chân giàn dự án điện gió ngoài khơi
PVS: Vietnam Investment Property Holding Limited đăng ký bán 8.000.000 cổ phiếu
PVS: Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Kinh tế Hiện đại VinaCapital đã mua 400.000 cổ phiếu
PVS: Quỹ đầu tư Cổ phiếu tiếp cận thị trường VinaCapital đã mua 300.000 cổ phiếu
PVS: Ông Lê Chiến Thắng làm Phó TGĐ, ông Tạ Đức Tiến không làm Phó TGĐ từ 12.11.2024
PVS: 13.11.2024, ngày GDKHQ trả cổ tức năm 2023 (700 đ/cp)
PVS: Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Kinh tế Hiện đại VinaCapital đăng ký mua 400.000 cổ phiếu
PVS: Quỹ đầu tư Cổ phiếu tiếp cận thị trường VinaCapital đăng ký mua 300.000 cổ phiếu
PSI: Dự báo giá dầu giảm trong năm 2025, các DN dầu khí ra sao?
PVS: 14.11.2024, chốt DS trả cổ tức năm 2023 (700 đ/cp)
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.