MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

VNF1Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc

Ngành Lương thực Việt Nam có bề dày truyền thống xây dựng và phát triển kể từ khi thành lập Nước năm 1945 đến nay. Trong suốt hơn 60 năm qua, tổ chức của Ngành có nhiều thay đổi phù hợp với bối cảnh đất nước trong từng giai đoạn.

Giới thiệu

Loại hình
Thành lập
Trụ sở chính
Sản phẩm

Lịch sử

Lịch sử hình thành: 

Ngành Lương thực Việt Nam có bề dày truyền thống xây dựng và phát triển kể từ khi thành lập Nước năm 1945 đến nay.

Tổng công ty Lương thực Miền Bắc là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt được thành lập theo Quyết định số 312/TTg ngày 24/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Lương thực Trung ương I và các doanh nghiệp Lương thực thuộc các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế trở ra.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 1995 phê chuẩn Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty. Theo các văn bản trên, Tổng công ty có nhiệm vụ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh các mặt hàng lương thực, nông sản và chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Lương thực miền Bắc in dấu nhiều thăng trầm, biến động; cũng được đổi bằng biết bao mồ hôi, nước mắt và cả máu xương của nhiều thế hệ CBCNV - lao động trong Ngành. 15 năm, không phải là thời gian dài trong cuộc đời mỗi người, mỗi tổ chức và lại còn ngắn ngủi so với chiều dài lịch sử dựng Nước và giữ Nước của Dân tộc. Để có được một Tổng công ty Lương thực miền Bắc, với thương hiệu VINAFOOD Inhư ngày hôm nay, nhiều thế hệ CBCNV-lao động trong đơn vị đã trải qua những thời khắc gian khó, song cũng rất đỗi hào hùng...

Kể từ khi thành lập đến nay, Tổng công ty luôn hoạt động ổn định, sản xuất kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước. Khi thành lập, vốn chủ sở hữu của Tổng công ty chưa tới 200 tỷ đồng, trong đó lỗ và công nợ khó đòi gần 100 tỷ đồng. Sau 20 năm Tổng công ty đã bổ sung vốn bằng nguồn lợi nhuận sau thuế, đưa tổng số vốn chủ sở hữu và các quỹ dự phòng tăng hàng chục lần so với thời điểm mới thành lập. Các chỉ tiêu chính về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, thu nhập bình quân của người lao động... đều có sự tăng trưởng ổn định, vững chắc qua từng năm; tình hình tài chính của Tổng công ty lành mạnh, không có nợ đọng, nợ xấu.

Cơ sở vật chất - kỹ thuật của Tổng công ty không ngừng được cải thiện, việc đầu tư kho tàng, cơ sở xay xát chế biến không chỉ trên địa bàn miền Bắc mà còn vươn đến các tỉnh vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long, thiết thực tiêu thụ lương thực hàng hóa cho nông dân, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.

Kế thừa lợi thế về đất đai của Ngành do các thế hệ đi trước giao lại, nhằm tạo thế và lực mới trong xu thế cạnh tranh để hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Tổng công ty đã đề ra chiến lược đầu tư và đang xúc tiến việc thực hiện để sớm hình thành "chuỗi" phân phối - bán lẻ qua hệ thống các Trung tâm thương mại - Siêu thị - Cửa hàng tiện ích...; trước mắt tập trung vào các tỉnh, thành phố, các địa bàn trọng điểm, khu vực đông dân cư.

Nếu như trong quá khứ, Ngành lương thực đã “phủ sóng” hệ thống kho tàng, cửa hàng bán lương thực đến mọi vùng, miền của đất nước, thì thế hệ hiện nay ở Tổng công ty Lương thực miền Bắc đã kế thừa, phát triển có chọn lọc để nâng hoạt động phân phối - bán lẻ lương thực - thực phẩm lên một vị thế mới.

Mục tiêu phấn đấu từ có “cơm ăn - áo mặc” đến “ăn no - mặc ấm” và cao hơn “ăn ngon - mặc đẹp” là một tất yếu khách quan mà các thế hệ CBCNV-lao động trong các tổ chức lương thực đã xác định, đã và đang thực hiện, đảm bảo các tiêu chí an ninh lương thực, an toàn vệ sinh thực phẩm, văn minh thương mại và dịch vụ...

Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững của Đảng, Chính phủ; nhiều năm qua Tổng công ty lương thực miền Bắc đã có những đóng góp thiết thực vào các chính sách an sinh xã hội, qua các công trình xây dựng trường học, xóa nhà tạm... để vừa cải thiện đời sống, nâng cao dân trí ở những vùng đặc biệt khó khăn và cũng là thể hiện văn hóa Doanh nghiệp trong kinh doanh - phục vụ.

Việc sắp xếp, củng cố, kiện toàn tổ chức; bố trí lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo - quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp theo các Nghị quyết của Đảng, được quán triệt và thực hiện nghiêm túc ở Tổng công ty. Trong gần 15 năm lại đây, Tổng công ty đã tích cực và chủ động chuyển đổi tổ chức theo hướng đa dạng hóa hình thức sở hữu và quản lý; công tác quy hoạch, bồi dưỡng, tuyển dụng, bố trí sử dụng cán bộ được coi trọng; do đó theo thời gian các thế hệ lãnh đạo - quản lý Tổng công ty và các đơn vị cơ sở lần lượt được thay thế, song sự chuyển giao không có sự xáo trộn, nội bộ giữ được ổn định, đoàn kết, thống nhất cao từ trên xuống dưới...

Giai đoạn thứ năm (2010-2015)

Giai đoạn này đánh dấu sự thay đổi căn bản về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.

Theo đó,  ngày 25 tháng 6 năm 2010, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 982/QĐ- TTg chuyển Công ty mẹ- Tổng công ty Lương thực miền Bắc thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Tiếp đó, Ngày 25 tháng 4 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 609/QĐ- TTg về phê duyệt Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Bắc.

Sau 3 năm hoạt động theo mô hình mới, để đáp ứng yêu cầu hoạt động của Tổng công ty, ngày 25 tháng 02 năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2014/NĐ- CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Bắc (có hiệu lực từ ngày 15/4/2014) thay thế Quyết định số 609/QĐ- TTg ngày 24 tháng 04 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Bắc

Hiện nay, Tổng công ty có 30 đơn vị thành viên hạch toán độc lập đã được cổ phần hóa là các công ty con; 05 đơn vị là công ty liên kết và 03 liên doanh với nước ngoài. Phần lớn các đơn vị thành viên của Tổng công ty có trụ sở chính tại các tỉnh phía Bắc, tuy nhiên, để đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, Tổng công ty có 09 chi nhánh của Tổng công ty đóng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Những kết quả tích cực trong các mặt hoạt động của Tổng công ty đã được Đảng, Nhà nước và các tầng lớp nhân dân biểu dương, ghi nhận. Do chưa có điều kiện để thống kê đối với toàn Ngành, chỉ tính riêng ở phạm vi Tổng công ty Lương thực miền Bắc, trong chặng đường phấn đấu, trưởng thành của 20 năm qua, nhiều tập thể và các nhân đã được tặng các phần thưởng cao quý của Nhà nước, Chính phủ.

Từ năm 1995 đến nay, tập thể CBCNV - lao động Tổng công ty đã lần lượt được nhận Huân chương lao động hạng Ba, hạng Nhì, hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Ba và gần đây vinh dự được đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì của Nhà nước trao tặng.

Về cá nhân, một đồng chí được tuyên dương Anh hùng lao động thời kỳ Đổi mới, nhiều đồng chí đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua toàn quốc; nhiều đồng chí được tôn vinh là Doanh nhân tiêu biểu, xuất sắc qua các năm. Hàng trăm lượt CBCNV - lao động Tổng công ty được tặng thưởng Huân chương lao động các hạng, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều phần thưởng cao quý của các Bộ, Ngành, các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội v.v...

Tổng công ty Lương thực miền Bắc không thỏa mãn, bằng lòng với những gì đã đạt được, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra với Tổng công ty Lương thực miền Bắc những năm tháng tới là rất nặng nề. Tiềm năng, lợi thế của Tổng công ty còn nhiều khía cạnh có thể khai thác, phát triển ở mức cao hơn. Nhận thức rõ thuận lợi, khó khăn; biết mình, biết người, với tâm huyết gắn bó của đội ngũ CBCNV - lao động đối với sự phát triển của tổ chức, chặng đường 5 năm, 10 năm, 15 năm 20 năm tới... chắc chắn sẽ tiếp tục được ghi dấu về sự lớn mạnh và thành công của Tổng công ty Lương thực miền Bắc trên nhiều lĩnh vực./.


Lĩnh vực hoạt động: 


- Thu mua, bảo quản, chế biến, bán buôn, bán lẻ, dự trữ, lưu thông lương thực, nông sản, thực phẩm;
 
- Xuất nhập khẩu lương thực, nông sản và cung ứng các loại vật tư thiết bị chuyên dùng cho sản xuất, kinh doanh của ngành lương thực, thực phẩm;
 
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản, vật tư nông nghiệp, phân bón và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác;
 
- Nhập khẩu ngô, lúa mỳ, bột mỳ, đậu, đỗ và các mặt hàng tiêu dùng Việt Nam chưa có khả năng sản xuất đủ;
 
- Nuôi trồng, chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản và các hoạt động dịch vụ liên quan;
 
- Sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu các loại nguyên liệu, thành phẩm thức ăn nuôi gia súc, gia cầm;
 
- Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa;
 
- Kinh doanh, khai thác muối và chế biến các sản phẩm về muối;
 
- Xuất khẩu lao động;
 
- Các ngành, nghề khác theo Giấy đăng ký kinh doanh và quy định của pháp luật./.

 
 

 

 

 


Hồ sơ công ty

Hội đồng quản trị

Ban giám đốc

Bà Bùi Thị Thanh Tâm

Bà Bùi Thị Thanh Tâm

Tổng Giám đốc

Ban kiểm soát

(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.