Việc doanh nghiệp hủy niêm yết không phải là chuyện mới trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, nếu cách đây vài năm, việc doanh nghiêp tự nguyện rời sàn do hoạt hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ, nhưng một vài năm trở lại đây, lý do hủy niêm yết đã khá phong phú thậm chí trong đó có cả những doanh nghiệp xin hủy niêm yết có kết quả kinh doanh tương đối tốt…Kết thúc 6 tháng đầu năm 2015, hai sàn niêm yết đã phải nói lời chia tay 26 mã chứng khoán với tổng khối lượng lên tới hơn 438 triệu cổ phiếu, lý do các doanh nghiệp này phải hủy niêm yết cũng nên được tổng kết sau chặng đường nửa đầu năm 2015 khi các tín hiệu thị trường
3 doanh nghiệp hủy niêm yết tự nguyện
Sau hai năm chuẩn bị và ráo riết mua lại cổ phiếu từ các cổ đông nhỏ lẻ, CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) đã chính thức hủy niêm yết toàn bộ 70 triệu cổ phiếu trên HSX kể từ ngày 31/3/2015. Với giá khoảng 110.000 đồng/cp, tổng giá trị số cổ phiếu MPC rút ra khỏi thị trường đạt gần 7.700 tỷ đồng. Trước đó vào tháng 2/2015, CTCP Ngô Han (NHW) cũng đã hủy niêm yết tự nguyện gần 23 triệu cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP.HCM, được biết đến 5/10/2014, Ngô Han đã không đủ điều kiện là công ty đại chúng khi chỉ có 98 cổ đông và bà Ngô Thị Thông - Chủ tịch HĐQT công ty sẽ đứng ra mua toàn bộ cổ phiếu của cổ đông nhỏ lẻ mà không phải chào mua công khai. CTCP Vận tải và Giao nhận Bia Sài Gòn – Sabetran (SBC) cũng đã hủy niêm yết tự nguyện 8 triệu cp nhằm thích ứng với thực tế hoạt động hiện tại và phù hợp với định hướng tái cấu trúc của công ty trong thời gian sắp tới. Câu chuyện hủy niêm yết tự nguyện không còn mới trên thị trường niêm yết, trước đó vào năm 2013 đã có tới 12 doanh nghiệp xin hủy niêm yết tự nguyện,
Hủy do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ CBTT
AVF bị hủy niêm yết do doanh nghiệp đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, cổ phiếu này đã giao dịch ngày cuối cùng trên sàn HSX vào ngày 9/6 vừa qua.Trước đó, AVF đã nhiều lần bị HOSE nhắc nhở về việc chậm công bố báo cáo kiểm toán năm 2014. Hiện nay, công ty này vẫn chưa công bố báo cáo trên. Theo báo cáo nội bộ của doanh nghiệp, năm 2014, AVF đã lỗ tới tới 892 tỷ đồng, khiến vốn điều lệ cuối năm 2014 bị âm 368 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, MAX đã vi phạm nghiệm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, cổ phiếu MAX thuộc trường hợp bị hủy niêm yết theo quy định. MAX niêm yết trên HNX vào năm 2010, kể từ đó đến nay KQKD của doanh nghiệp này liên tục diễn ra theo chiều hướng đi xuống và đặc biệt năm 2013, công ty ghi nhận khoản lỗ gần 10 tỷ đồng. Hiện nếu vào website của doanh nghiệp này sẽ chỉ có các thông tin đến năm 2012.
Danh sách hủy niêm yết trên HSX tính đến 30/6/2015
Hủy do lỗ triền miên
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2015, tình trạng kinh doanh thua lỗ triền miên trong thời gian dài là lý do phổ biến khiến hàng loạt cổ phiếu niêm yết trên sàn bị buộc phải rời sàn chứng khoán sau nhiều năm góp mặt.
Trong đó đầu tiên phải nói đến Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (VST), doanh nghiệp này đã có nhiều quý thua lỗ liên tiếp. Với kết quả kinh doanh thua lỗ trong 3 năm liên tiếp, HoSE đã huỷ niêm yết cổ phiếu VST từ ngày 8/5. Năm 2015 mặc dù dự kiến sẽ bán 2 tàu nhưng lợi nhuận sẽ vẫn lỗ 109,04 tỷ đồng.
Hay như trường hợp của Hữu Liên Á Châu (HLA), với kết quả lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ thực góp, cổ phiếu HLA đã bị hủy niêm yết bắt buộc theo quyết định từ phía Sở GDCK TPHCM sau khoảng 6 năm niêm yết. Thương hiệu Hữu Liên chính thức có mặt trên thị trường vào năm 1978 với mô hình hoạt động của một cơ cở sản xuất các phụ tùng xe đạp, xe máy. Hữu Liên Á Châu chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần kể từ 20/01/2001 với vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng với sản phẩm chủ lực của HLA khi đó là ống thép. Giai đoạn 2009-2011, tốc độ gia tăng doanh thu của HLA khoảng 13% nhưng đến năm 2012 thì nhảy vọt lên 54%, thời kỳ được coi là đỉnh cao của HLA kể từ khi thành lập với doanh thu đạt gần 5.000 tỷ đồng. Sự sụt giảm mạnh trong nhu cầu và giá thép biến động lớn đã khiến doanh nghiệp này liên tục thua lỗ sau đó và phải chịu án hủy niêm yết. Theo BCTC quý 3/2015 (niên độ 01/04 đến 30/6), HLA tiếp tục báo lỗ 47 tỷ đồng (kết thúc quý 2/2015, HLA đã lỗ lũy kế lên tới 916 tỷ đồng).
Một doanh nghiệp thép khác là thép Bắc Việt (BVG) cũng có tình hình kinh doanh khá bi đát, doanh số sụt giảm, chi phí tài chính vẫn cao, hoạt động liên doanh không đem lại hiệu quả, dẫn đến kết quả lỗ 3 năm liên tiếp và phải hủy niêm yết trên HNX. Trong vòng 5 năm trở lại đây, nền kinh tế suy thoái nên bất động sản và các công trình xây dựng... là nguồn tiêu thụ sắt thép, kết cấu, các sản phẩm cơ khí... đầu ra của BVG gần như đóng băng và hoạt động cầm chừng.
Ngoài ra còn có tới 17 doanh nghiệp khác cũng đã bị hủy niêm yết do kinh doanh thua lỗ trong 3 năm niêm yết.
Danh sách hủy niêm yết trên HNX tính đến 30/6/2015
Hậu hủy niêm yết là những băn khoăn về vấn đề lợi ích của cổ đông và đối với 26 doanh nghiệp trên sau khi rời sàn niêm yết, nhiều cổ phiếu đã kịp thời chuyển sang niêm yết trên UpCOM. AVF đã 'nhảy' sang sàn UpCOM với giá khởi điểm 1.200 đồng/cổ phiếu. Ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu AVF trên sàn UpCOM là 18/6/2014 chỉ sau 8 ngày kể từ khi cổ phiếu này bị hủy niêm yết bắt buộc trên sàn HSX. Hay trường hợp của Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (VST) đã được HNX chấp thuận đăng ký giao dịch 58.999.337 cp trên sàn UpCOM với giá khởi điểm 1.700 đồng/CP. HLA trở lại thị trường UpCOM vào 30/03, giá tham chiếu 1.100 đồng. Ngoài ra các cổ phiếu khác như MTG, VNI, HSI, LM3, PFL, PID, PPG, PTM, SD1, SSG, V15, VNN, VPC cũng đã chuyển sang niêm yết và giao dịch trên sàn UpCOM.
Thanh Tú