MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 5, 13/04/2023, 00:01
NSC

 Công ty cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (HOSE)

Giá hiện tại: NSC 77.1 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Xuất khẩu gạo đạt gần 1 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm, nhóm cổ phiếu liên quan âm thầm bứt phá
Xuất khẩu gạo đạt gần 1 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm, nhóm cổ phiếu liên quan âm thầm bứt phá

Hầu hết các cổ phiếu nhóm ngành này đều khởi sắc trong vài tháng trở lại đây, tăng trưởng vài chục phần trăm về thị giá.

Theo số liệu được Tổng Cục Hải quan công bố, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam quý 1/2023 giảm 12%, đạt hơn 79,3 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng nông sản vẫn là điểm sáng khi mức giảm trong 3 tháng đầu năm đều thấp hơn mức giảm chung, thậm chí một số cái tên còn ngược dòng tăng trưởng tốt. Đặc biệt, gạo là cái tên hiếm hoi vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm 2023 tới nay.

Sau 3 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo Việt Nam ghi nhận sản lượng gần 1,9 triệu tấn, trị giá hơn 981 triệu USD, tương ứng tăng tới 34% so với cùng kỳ năm trước.

Đây cũng là kim ngạch xuất khẩu gạo cao nhất trong vòng 6 quý gần nhất, qua đó đưa gạo trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn nhất trong tháng 3 và lớn thứ 3 trong quý 1/2023 của nhóm nông sản.

Xuất khẩu gạo đạt gần 1 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm, nhóm cổ phiếu liên quan âm thầm bứt phá (1)

Đi cùng với thông tin tích cực trên, diễn biến các cổ phiếu ngành gạo cũng có nhiều khởi sắc trong vài tháng trở lại đây. Cổ phiếu TAR của Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An tăng 28% từ đầu năm lên ngưỡng 13.900 đồng/cp; LTG của Lộc Trời hiện đạt 29.500 đồng/cp, tăng 26% từ đầu năm; mã PAN của PAN Group tăng 19% lên 17.800 đồng/cp.

Tương tự, NSC của Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam tăng nhẹ khoảng 3% lên mức 73.700 đồng/cp.

Xuất khẩu gạo đạt gần 1 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm, nhóm cổ phiếu liên quan âm thầm bứt phá (2)

Nhiều cổ phiếu ngành gạo tăng tốt từ đầu năm 2022

Diễn biến tích cực các cổ phiếu ngành gạo được ghi nhận khi kết quả kinh doanh năm 2022 của các doanh nghiệp trong ngành mang nhiều gam màu đối lập.

Cụ thể, Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) ghi nhận doanh thu thuần năm 2022 hơn 3.798 tỷ đồng, tăng gần 22% so với năm 2021 và cũng là mức doanh thu cao nhất của TAR kể từ năm 2016. Tuy nhiên, chi phí tăng cao khiến lãi sau thuế cả năm giảm gần 28% xuống còn 70 tỷ đồng và mới chỉ hoàn thành được 63,6% kế hoạch lợi nhuận.

Lộc Trời đạt doanh thu hơn 11.690 tỷ đồng trong năm trước, tăng 14%. Đây cũng là mức doanh thu cao nhất lịch sử hoạt động của Công ty nhờ mảng lương thực tăng trưởng tới 60%. Tuy nhiên, gánh nặng chi phí cũng khiến lãi ròng năm 2022 vẫn đi lùi 1% so với cùng kỳ, đạt 413 tỷ đồng.

“Trầy trật” hơn, Xuất Nhập khẩu An Giang (Angimex, mã: AGM) ghi nhận doanh thu đạt 3.454 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ. Kết quả, Angimex lỗ sau thuế 139 tỷ đồng trong khi năm 2021 đang lãi 45 tỷ đồng. Đây là mức lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của Angimex.

Bứt phá hơn, Tập đoàn PAN ghi nhận doanh thu 13.655 tỷ đồng trong năm 2022, tăng 48% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 794 tỷ đồng, tăng 55% so với thực hiện trong năm trước và vượt 5% kế hoạch lợi nhuận đã đề ra.

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong năm 2023

Trong báo cáo triển vọng ngành gạo vừa cập nhật, VnDirect cho rằng nhu cầu gạo thế giới sẽ duy trì ở mức cao trong năm 2023 do những bất ổn về chính trị và kinh tế cùng với xung đột chưa được giải quyết giữa Nga và Ukraine, đẩy nhu cầu dự trữ gạo lên cao.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu vẫn đang ảnh hưởng đến nguồn cung gạo tại nhiều quốc gia, đặc biệt như Philippines (bão lũ) hay Trung Quốc (hạn hán). Năm 2023, do ảnh hưởng của hạn hán, sản lượng gạo của Trung Quốc được dự báo giảm hơn 3 triệu tấn so với năm 2022, xuống còn khoảng 145,5 triệu tấn. Đây là cơ hội cho các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam.

Giá xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trong năm 2023do 1) nhu cầu dự trữ lương thực ở nhiều quốc gia tăng, 2) Ấn Độ chưa có kế hoạch dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm hay bỏ áp thuế 20% xuất khẩu gạo trắng trong năm 2023 khi họ vẫn đang nỗ lực kiềm chế đà tăng giá gạo trong nước, 3) Việt Nam đang tập trung sản xuất gạo chất lượng cao để phù hợp với xu hướng tiêu dùng toàn cầu, và 4) nhiều vùng trồng lúa đã chuyển sang các loại cây trồng khác có lợi hơn, điều này có thể dẫn đến giảm sản lượng gạo trong năm 2023.

Xuất khẩu gạo đạt gần 1 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm, nhóm cổ phiếu liên quan âm thầm bứt phá (3)

Tuy nhiên,gạo Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với gạo Thái Lantrong năm 2023. Theo Hiệp hội doanh nghiệp xuất khẩu gạo Thái Lan, xuất khẩu gạo của Thái Lan sang Philippines dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2023 do Việt Nam đang phải đối mặt với những hạn chế về năng lực xuất khẩu gạo.

Ngoài ra, rủi ro ngành là việcẤn Độ hủy bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo sẽ gây áp lực cạnh tranh cho gạo Việt Nam và làm giảm giá gạo xuất khẩu. Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng và xâm nhập mặn có thể ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa. Giá phân bón tăng cao ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân, điều này cũng có thể dẫn đến giảm diện tích trồng lúa khi họ chuyển sang các loại cây trồng khác.


Phương Linh

Nhịp Sống Thị Trường

Các tin khác
NSC: Nghị quyết HĐQT về việc giải thể Chi nhánh Kinh doanh nông sản
NSC: 24.6.2024, ngày GDKHQ trả cổ tức đợt 1 năm 2023 bằng tiền (2.000 đ/cp)
NSC: Nghị quyết HĐQT về việc chi trả cổ tức đợt 1 năm 2023
Campuchia làm kênh đào Funan Techo 1,7 tỷ đô và giải pháp 'thuận thiên' của Vinaseed, Sao Ta
NSC: Biên bản họp và Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2024
NSC: Tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024
NSC: Giải trình chênh lệch KQKD năm 2023 so với năm trước
NSC: 22.3.2024, ngày GDKHQ tham dự ĐHĐCĐ thường niên 2024
NSC: CBTT ngày ĐKCC để thực hiện quyền tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2024
NSC: Nghị quyết HĐQT về chương trình họp ĐHĐCĐ thường niên 2024
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.