MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 2, 17/06/2024, 07:14
AU

 

Giá hiện tại: AU 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
FPT bị khối ngoại bán ròng rã hơn 2.500 tỷ vẫn vượt đỉnh gần 30 lần, giá trị Viettel Global vượt 300.000 tỷ: Câu chuyện của DN công nghệ bao giờ kết thúc?
FPT bị khối ngoại bán ròng rã hơn 2.500 tỷ vẫn vượt đỉnh gần 30 lần, giá trị Viettel Global vượt 300.000 tỷ: Câu chuyện của DN công nghệ bao giờ kết thúc?

Ngành công nghệ đã được xếp nhóm tăng trưởng thì giá cổ phiếu sẽ luôn tăng nhanh hơn kết quả hay câu chuyện kinh doanh mà bản thân doanh nghiệp đó tạo ra.

Kể từ đầu năm cho đến nay, nhóm ngành công nghệ đã trở thành một trong những điểm sáng lớn trên TTCK Việt Nam khi nhiều cổ phiếu ghi nhận mức tăng trưởng mạnh. Trong đó nổi bật có thể kể đến VGI (tăng 287%), FOX (tăng 115%), FPT (tăng 58%), CTR (tăng 71%)... 

Đà tăng của cổ phiếu cũng giúp vốn hóa của các công ty công nghệ tăng vọt từ đầu năm tới nay. Vốn hóa của Viettel Global cũng đã vượt cột mốc 300.000 tỷ đồng trong phiên 14/6, giành được vị trí thứ hai trên sàn chứng khoán Việt Nam. Còn FPT vẫn tiếp tục là tập đoàn tư nhân lớn nhất trên sàn chứng khoán. Các công ty trong ngành cũng đã tăng vài chục nghìn tỷ vốn hóa kể từ đầu năm.

FPT bị khối ngoại bán ròng rã hơn 2.500 tỷ vẫn vượt đỉnh gần 30 lần, giá trị Viettel Global vượt 300.000 tỷ: Câu chuyện của DN công nghệ bao giờ kết thúc?- Ảnh 1.

NGUYÊN NHÂN BỨT PHÁ

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phát triển khách hàng cá nhân của Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết đầu tiên nhà đầu tư cần phải biết ngành công nghệ là một nhóm ngành được xếp vào nhóm tăng trưởng. Đà tăng trưởng của nhóm cổ phiếu ngành công nghệ có thể đến từ một vài nguyên nhân như sau. 

Nguyên nhân đầu tiên lý giải cho sự tăng trưởng của các cổ phiếu công nghệ phải kể đến là năm 2024 nền kinh tế vĩ mô bắt đầu có sự phục hồi. Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đã thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ và Việt Nam đã bắt đầu thực hiện việc này kể từ năm 2023, tạo động lực tăng trưởng cho nhóm ngành công nghệ. 

Thứ hai là việc ngành công nghệ đang bước vào một chu kỳ mới. "Ví dụ như cách đây vài năm chúng ta vẫn nói về những công nghệ đã phát triển trong đợt dịch Covid-19, phục vụ sức khỏe và đời sống con người. Tuy nhiên, đến cuối năm 2023 câu chuyện về công nghệ đã bắt đầu chuyển sang chủ đề về trí tuệ nhân tạo (AI). Đây có thể gọi là một kỷ nguyên mới của công nghệ thế giới. Trên thực tế AI đã có mặt từ rất lâu trước đó nhưng trong 1-2 năm gần đây nhiều công ty tập đoàn lớn trên thế giới đầu tư vào lĩnh vực này, không chỉ riêng các công ty công nghệ mà còn ở nhiều lĩnh vực khác", ông Thế Minh cho biết. 

Ông Thế Minh còn chia sẻ thêm rằng hiện nay rất nhiều công ty, tập đoàn sử dụng AI để có thể tối ưu được chi phí, vận hành doanh nghiệp. Vì vậy nhu cầu về AI là rất lớn khiến nhiều công ty công nghệ bước vào thời kỳ phát triển AI, tạo ra động lực tăng trưởng mới. Việt Nam cũng là một nước được hưởng lợi từ xu hướng này. 

FPT bị khối ngoại bán ròng rã hơn 2.500 tỷ vẫn vượt đỉnh gần 30 lần, giá trị Viettel Global vượt 300.000 tỷ: Câu chuyện của DN công nghệ bao giờ kết thúc?- Ảnh 2.

AI đang là câu chuyện chung của thế giới.

Tuy nhiên, trước đà tăng chóng mặt của nhóm cổ phiếu công nghệ, nhiều người cho rằng đây có thể là một sự tăng ảo, vượt giá trị thật. Chia sẻ quan điểm về vấn đề này này, ông Thế Minh cũng cho biết nhà đầu tư có thể nhìn vào sự tăng giá của cổ phiếu của các công ty công nghệ Mỹ, rồi nhìn lại về các doanh nghiệp Việt để xem sự tăng này có hợp lý hay không. 

Ông Minh cho rằng những nhóm ngành như công nghệ đã được xếp nhóm tăng trưởng thì giá cổ phiếu sẽ luôn tăng nhanh hơn kết quả hay câu chuyện kinh doanh mà bản thân doanh nghiệp đó tạo ra. 

"Chúng ta có thấy định giá của các cổ phiếu công nghệ lúc nào cũng cao cả. Ví dụ như P/E của nhóm ngành công nghệ lúc nào cũng cao. Tuy nhiên cá nhân tôi cho rằng nhiều nhà đầu tư sẽ nhìn vào câu chuyện tương lai của doanh nghiệp. Việc này cũng mang tính quyết định đến định giá của các doanh nghiệp đó", ông Thế Minh giải thích. 

Vị chuyên gia này cũng phân tích thêm rằng nhà đầu tư có thể nhìn vào kết quả kinh doanh của các công ty trong ngành. Nhiều doanh nghiệp ghi nhận sự tăng trưởng đều đặn, thậm chí liên tục phá kỷ lục doanh thu và lợi nhuận. Vì vậy, các cổ phiếu công nghệ sẽ không giữ nguyên mức định giá mà sẽ liên tục được định giá lại dựa trên kết quả kinh doanh. 

"Chúng ta có thể thấy rằng một số công ty trong nhóm công nghệ trong thời gian gần đây liên tục công bố kết quả kinh doanh tăng trưởng, thậm chí liên tục phá kỷ lục lợi nhuận. Điều này giúp cho các cổ phiếu này sẽ luôn được định giá lại, có lúc nào đó tưởng là cao nhưng thực tế lại khá thấp. Nhà đầu tư khi đầu tư vào nhóm ngành này đang phản ứng theo xu thế của tương lai", ông Thế Minh giải thích. 

Ông Thế Minh cũng đánh giá định giá của các doanh nghiệp công nghệ chỉ cao bất hợp lý khi doanh thu, lợi nhuận không tăng nhưng giá cổ phiếu thì cứ tăng "phi mã". Tuy nhiên trên thực tế kết quả kinh doanh của các công ty công nghệ Việt lại tăng trưởng đều đặn. Vị chuyên gia này cũng cho rằng khi nào kết quả kinh doanh của nhóm này có dấu hiệu chững lại thì lúc đó nhóm cổ phiếu công nghệ mới dừng lại đà tăng của mình. 

FPT bị khối ngoại bán ròng rã hơn 2.500 tỷ vẫn vượt đỉnh gần 30 lần, giá trị Viettel Global vượt 300.000 tỷ: Câu chuyện của DN công nghệ bao giờ kết thúc?- Ảnh 3.

ÁP LỰC

Có nhiều người cũng đặt ra câu hỏi rằng bao giờ đà tăng của các cổ phiếu công nghệ sẽ dừng lại. Về vấn đề này, ông Nguyễn Thế Minh cho rằng AI, bán dẫn hay chip... vẫn đang là "trend" của thế giới và chu kỳ này sẽ chưa sớm kết thúc. 

Hiện nay làn sóng đầu tư vào AI vẫn đang nở rộ. Trước đây AI chỉ có trên PC tuy nhiên hiện tại một số thiết bị khác như điện thoại, đồ điện tử cũng đã được ứng dụng AI. Đây sẽ là động lực chính để các cổ phiếu công nghệ tiếp tục tăng trưởng. 

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng cho rằng trong ngắn hạn các cổ phiếu công nghệ có thể gặp sự điều chỉnh lớn. "Trong quãng thời gian gian qua một số cổ phiếu công nghệ đã tăng trưởng nhanh thì có thể nhóm này sẽ chuẩn bị gặp những đợt điều chỉnh lớn trong ngắn hạn. Đây là một điều không thể tránh khỏi vì chẳng có gì có thể tăng mãi được", ông Thế Minh cho biết thêm. 

Giám đốc phân tích cổ phiếu của Yuanta lấy ví dụ như cổ phiếu FPT là một cổ phiếu rất hấp dẫn với các quỹ. Tuy nhiên khi cổ phiếu này liên tục tăng sẽ khiến tỷ trọng của FPT trong danh mục đầu tư của các quỹ tăng lên, một lúc nào đó có thể vượt mức quy định. Vì vậy về nguyên tắc các quỹ sẽ phải bán ra. Đây cũng là một trong những lý do cổ phiếu FPT bị khối ngoại bán ròng 2.500 tỷ đồng trong hơn một tháng vừa qua. Vì vậy đây cũng có thể là một áp lực lên giá cổ phiếu của nhóm ngành công nghệ. 

Việc khối ngoại bán ròng FPT không đồng nghĩa với việc công ty này tệ đi, mà đó là một số nghiệp vụ mà họ sẽ phải thực hiện.
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phát triển khách hàng cá nhân của Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư khi có một mức sinh lời cao với cổ phiếu công nghệ thì họ cũng có thể bán ra để chốt lời. Điều này cũng có thể khiến giá cổ phiếu của nhóm ngành này giảm trong ngắn hạn. Một số nhà đầu tư cũng có thể phân vân trong việc có nên tiếp tục trả giá hay không vì một số cổ phiếu đã có mức định giá quá cao. 

Ông Thế Minh cũng chia sẻ rằng nhà đầu tư cũng đang đặt kỳ vọng quá lớn vào nhóm ngành công nghệ, nhưng đây cũng chỉ là câu chuyện ngắn hạn. Điều này cũng là nguyên nhân chính khiến cổ phiếu nhóm ngành này tăng nhanh hơn những gì mà các doanh nghiệp này đang thực tế làm được và nhanh hơn cả sự tăng trưởng trong kết quả kinh doanh. 

Ngoài ra, ông Nguyễn Thế Minh cũng cho rằng khi nền kinh tế phục hồi các nhóm ngành khác cũng sẽ tăng trưởng trở lại, điều này có thể vô hình chung thu hút dòng tiền từ phía công nghệ đầu tư vào. Các doanh nghiệp sản xuất hay bán lẻ bắt đầu hồi phục thì cũng sẽ thu hút một dòng tiền cực lớn. Khi dòng tiền giảm bớt cũng có thể khiến cổ phiếu ngành công nghệ có sự điều chỉnh trong ngắn hạn. 

CÂU CHUYỆN KÉO DÀI ĐẾN BAO GIỜ?

Trái ngược với những nhận định trong ngắn hạn, nhìn về dài hạn ông Nguyễn Thế Minh cho rằng nhóm ngành này vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng. Vị chuyên gia này cho rằng kỷ nguyên của AI, bán dẫn vẫn sẽ còn kéo dài và vẫn sẽ xu thế của công nghệ thế giới. 

Ngoài ra, ông Thế Minh cũng phân tích thêm rằng FED cũng đang có một số tín hiệu về việc hạ lãi suất. Khi tỷ giá hạ nhiệt thì các cổ phiếu tăng trưởng sẽ được hưởng lợi đầu tiên, trong đó có nhóm công nghệ. 

Vị chuyên gia này cũng cho rằng các công ty công nghệ Việt Nam có thế mạnh về phần mềm, chứ không phải phần cứng. Phần mềm của Việt Nam vượt trội hơn rất nhiều nước trên thế giới, có thể cạnh tranh sòng phẳng trên trường quốc tế. 

"Câu chuyện của Việt Nam sắp tới là nước ta đang đặt vấn đề về việc phát triển phần cứng. Chúng ta hiện chưa có một doanh nghiệp nào để sản xuất chip, chúng ta cũng chưa có công ty nào phụ trợ cho ngành công nghiệp bán dẫn. Vì vậy Việt Nam đang bắt đầu bước vào một "trend" mới của công nghệ thế giới", ông Thế Minh nhận định. 

Từ những phân tích trên, vị Giám đốc này cho rằng Việt Nam có thể thu hút FDI ở lĩnh vực bán dẫn, sản xuất chip. Ông cũng kỳ vọng Việt Nam có thể có một doanh nghiệp sản xuất chip trong tương lai. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải đi mua phần cứng và việc này làm cho chi phí đội lên rất cao. Nếu có thể tự sản xuất, làm chủ công nghệ thì lợi nhuận của các công ty công nghệ Việt Nam có thể còn tăng trưởng mạnh hơn nữa, tối ưu được chi phí đầu vào. 

Bước đi này Việt Nam có thể học hỏi Trung Quốc khi nước này đã thu hút rất nhiều ông lớn đến đầu tư về công nghệ. Ngay sau đó họ đã có thể làm chủ công nghệ và tư sản xuất. Đến giờ đất nước tỷ dân cũng đã có những tập đoàn công nghệ không thua kém gì Mỹ hay Châu Âu. 

Ngoài ra, ông Minh cũng kỳ vọng vào việc Nvidia có thể xây nhà máy sản xuất chip tại Việt Nam. Từ đó, các doanh nghiệp Việt có thể mua chip với giá rẻ hơn là mua từ Trung Quốc hay Hàn Quốc. Vì vậy, việc hút được những "ông lớn" như Nvidia sẽ là một nước đi quan trọng với ngành công nghệ Việt Nam. 

Một xu thế mới của công nghệ mà các doanh nghiệp Việt có thể nắm bắt đó chính là điện toán đám mây (Cloud). Hiện nay, xu hướng dịch chuyển lưu trữ dữ liệu trên Cloud đang rất phổ biến. Các công ty chứng khoán và các ngân hàng đang đẩy nhanh quá trình lưu trữ thông tin và dữ liệu lên Cloud. Vì vậy đây cũng sẽ là một cơ hội dành cho các công ty công nghệ của Việt Nam. 

AI và Cloud còn lâu mới hết thời
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phát triển khách hàng cá nhân của Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Trọng Hiếu

An ninh tiền tệ

Các tin khác
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.