MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 3, 04/06/2024, 09:44
AU

 

Giá hiện tại: AU 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Lo giá vàng giảm, SJC trích lập dự phòng hàng tồn kho tăng đột biến trong năm 2023
Lo giá vàng giảm, SJC trích lập dự phòng hàng tồn kho tăng đột biến trong năm 2023

Tại BCTC kiểm toán năm 2023 của SJC, số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho của SJC tại thời điểm cuối năm là 83,9 tỷ đồng, cao gấp hơn 3 lần so với năm 2022, trong khi giá trị hàng tồn kho chỉ tăng 248 tỷ đồng. Cũng tại báo cáo này, đơn vị kiểm toán đã đưa ra ý kiến ngoại trừ liên quan đến khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho của công ty.

Lo giá vàng giảm, SJC trích lập dự phòng hàng tồn kho tăng đột biến trong năm 2023- Ảnh 1.

Một trung tâm vàng bạc đá quý của SJC. Ảnh: SJC.

Theo BCTC kiểm toán năm 2023 của Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn – SJC, năm 2023, SJC ghi nhận doanh thu thuần đạt 28.408 tỷ đồng, tăng 4,6% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng 24,5%, đạt xấp xỉ 61 tỷ đồng, chủ yếu nhờ được hoàn nhập chi phí tài chính.

Tại thời điểm cuối năm 2023, tổng tài sản của SJC đạt 1.898,4 tỷ đồng, tăng 9,1% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, riêng hàng tồn kho chiếm tới 71,8% tổng tài sản với 1.363 tỷ đồng. Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại thời điểm cuối năm 2023 là 83,9 tỷ đồng, cao gấp hơn 3 lần so với năm 2022, trong khi giá trị hàng tồn kho chỉ tăng 248 tỷ đồng (tương đương 20%).

Đáng chú ý, tại BCTC kiểm toán năm 2023 của SJC, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C đã đưa ra ý kiến ngoại trừ liên quan đến khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho của công ty.

Theo đó, báo cáo nêu rõ công ty thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho dựa trên cơ sở ước tính giá trị hàng hóa có thể thu hồi theo biên bản lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vàng và hàng nữ trang tại ngày 31/12/2023 do công ty tự đánh giá. Bằng những tài liệu công ty cung cấp, kiểm toán viên không có cơ sở để xác định tính đúng đắn của khoản dự phòng giảm giá với số tiền lũy kế tính đến cuối năm 2023 là gần 84 tỷ đồng (số cuối kỳ trước 25,9 tỷ, số tiền hoàn nhập 10,7 tỷ đồng và số trích lập dự phòng trong năm 68,7 tỷ đồng).

Do vậy, kiểm toán viên không đủ cơ sở để xác minh ảnh hưởng (nếu có) của vấn đề trên bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2023 cũng như báo cáo kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ.

Được biết, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C là đơn vị kiểm toán cho báo cáo tài chính của SJC từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, năm 2023 không phải là năm đầu tiên đơn vị này có các ý kiến ngoại trừ liên quan đến cách SJC trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Tại BCTC kiểm toán năm 2017 và 2018, SJC từng ghi nhận ý kiến ngoại trừ của A&C liên quan đến đánh giá lại giá trị hàng tồn kho. Như năm 2017, kiểm toán cho rằng công ty đánh giá lại giá trị vàng tồn kho thực tế trên thị trường vàng trong nước và ghi nhận trực tiếp vào giá trị hàng tồn kho thay vì ghi nhận vào chỉ tiêu giảm giá hàng tồn kho.

Năm 2018, kiểm toán cho biết công ty đánh giá lại giá trị vàng tồn kho theo giá vàng được quy đổi từ giá vàng trong nước có xem xét đến xu hướng biến động dự kiến. Chênh lệch tăng, giảm được ghi nhận trực tiếp vào giá trị vàng tồn kho. Việc ghi nhận như vậy là không tuân thủ các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Chế độ Kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành.

Theo thuyết minh, vào 2017 - 2018, tại cuối mỗi kỳ kế toán, công ty đánh giá lại giá trị vàng tồn kho theo giá vàng được quy đổi từ giá vàng trong nước có xem xét đến xu hướng biến động dự kiến. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập cho từng mặt hàng tồn kho có giá trị gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được. Tuy nhiên, đến 2019, công ty thay đổi cách đánh giá lại hàng tồn kho theo hướng xác định giá trị vàng tồn kho theo giá vàng bình quân gia quyền của vàng nhập trong tháng, thay đổi này tiếp tục được duy trì cho 2023.

Sau thay đổi, trong 4 năm liên tiếp (2019 – 2022), BCTC của SJC không có ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán về hàng tồn kho.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2024, SJC cho biết sẽ tập trung đầu tư sản xuất kinh doanh nữ trang. Bên cạnh mảng cốt lõi sản xuất và kinh doanh nữ trang, công ty sẽ cho ra mắt thêm sản phẩm mới được chế tác từ trầm hương, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồng hồ và kính mắt. Doanh nghiệp kết hợp với công ty du lịch, lữ hành áp dụng mô hình kinh doanh mới, mở rộng chuỗi sản phẩm thương hiệu SJC đến du khách trong nước và quốc tế.

Căn cứ theo Quyết định số 184/QĐ-TTg ngày 20/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước trực thuộc Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương đến hết năm 2025), SJC thuộc danh mục doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đến hết năm 2025. Do đó, SJC không thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn cho đến hết năm 2025.

Năm 2024, SJC đặt mục tiêu doanh thu đạt 30.145 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 70,2 tỷ đồng, lần lượt tăng 6,1% và 15% so với thực hiên năm 2023.


Theo Hà Anh

An ninh tiền tệ

Các tin khác
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.