MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 5, 23/05/2013, 16:42
VVFINANCE

 Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex-Viettel (OTC)

Giá hiện tại: VVFINANCE 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Kiểm toán Nhà nước “điểm mặt” sai sót của một số công ty tài chính
Kiểm toán Nhà nước “điểm mặt” sai sót của một số công ty tài chính

Việc cân đối giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn không phù hợp tại một số công ty tài chính đã khiến cho một số thời điểm đã không đảm bảo tỷ lệ an toàn theo quy định.

Báo cáo kiểm toán năm 2012 do Kiểm toán Nhà nước trình Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 5 đã có chuyên đề về Huy động vốn và sử dụng vốn tại các công ty tài chính năm 2010 và năm 2011.

Kết quả kiểm toán tại 8 công ty tài chính (công ty) thuộc 8 tập đoàn, tổng công ty cho thấy, cơ bản các công ty thực hiện huy động vốn theo quy định của nhà nước và đơn vị.

Tuy nhiên, năm 2011 các công ty chủ yếu huy động vốn ngắn hạn, không đúng quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 và Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 01/10/2002 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính.

“Các công ty tài chính thực hiện hoạt động nhận ủy thác quản lý vốn nhưng thực chất là nghiệp vụ nhận tiền gửi do không xác định mục đích ủy thác cụ thể, không xác định bên chịu rủi ro, khách hàng hưởng lãi suất cố định trên số vốn ủy thác và được các công ty tàu chính trả gốc, lãi theo thỏa thuận” – Báo cáo nhận định.

Cũng theo Báo cáo, trên 60% vốn huy động của các công ty từ các tổ chức tín dụng; hầu hết các công ty không thực hiện được chức năng đầu mối tập trung nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các đơn vị trong tập đoàn, tổng công ty.

Cụ thể, trong tổng số vốn huy động từ thị trường I, số vốn huy động của các đơn vị trong nội ngành cuối năm 2010 là 6.823 tỷ đồng, chiếm 17,16% và cuối năm 2011 là 6.008,69 tỷ đồng, chiếm 9,41% tổng nguồn vốn huy động.

Cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng cao so với nguồn vốn huy động trung, dài hạn. Tại thời điểm 31/12/2010 chiếm 37,42%, thời điểm 31/12/2011 chiếm 41,48%, trong khi vốn huy động trung, dài hạn năm 2010 là 8,8% và năm 2011 là 6,3%.

Công ty tài chính CP Vinaconex – Viettel, công ty tài chính CP Sông Đà, công ty tài chính CP Xi măng… chưa xây dựng quy chế miễn, giảm lãi suất cho hoạt động tiền gửi khi giảm lãi suất cho các tổ chức tín dụng để thu hồi các khoản tiền gửi bị quá hạn.

Kiểm toán nhà nước cho rằng, nhiều khoản cho vay tiềm ẩn rủi ro và gặp khó khăn trong thu hồi vốn như trường hợp của Công ty tài chính CP Sông Đà cho vay đối với CTCP Xi măng Hạ Long, CTCP Điện Việt Lào, CTCP Someco, CTCP Sông Đà Thăng Long; CTCP Vinaconex – Viettel cho vay đối với CTCP vận tải Vinaconex, CTCP xi măng Yên Bình, CTCP xây dựng số 16, CTCP Vinaconex 34; hay như trường hợp của công ty tài chính cổ phần Hadico cho vay đối với CTCP Thương mại Dược Nhật Tân, công ty Sao Sáng, công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 30.

Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010 là 0,13%, năm 2011 là 0,84%.

Hiệu quả các khoản đầu tư còn thấp

Theo báo cáo, công ty tài chính CP Dệt may Việt Nam đầu tư vào Quỹ đầu tư chứng khoán Hà Nội, năm 2011 Quỹ này thua lỗ 87,3 tỷ đồng; hầu hết các công ty tài chính được kiểm toán đầu tư cổ phiếu niêm yết năm 2011, 2011 đều thua lỗ và phải trích lập dự phòng; trong đó, hoạt động đầu tư chứng khoán niêm yết của công ty tài chính CP Sông Đà lỗ 41 tỷ đồng.

Các khoản đầu tư trái phiếu còn chứa đựng nhiều rủi ro

Đầu tư trái phiếu của CTCP Cơ khí điện tử T&T (CT tài chính CP Sông Đà 150 tỷ đồng, công ty tài chính CP Vinaconex – Viettel 250 tỷ đồng): Sử dụng 150 tỷ đồng trái phiếu ngắn hạn huy động từ công ty tài chính CP Sông Đà để đầu tư dài hạn góp vốn liên doanh liên kết vào CTCP tập đoàn T&T, hiện tại số tiền đã đến hạn trả nợ nhưng phải gia hạn nợ; số tiền 250 tỷ đồng huy đông từ công ty tài chính CP Vinaconex – Viettel  không được phản ánh trên BCTC và không có tài liệu chứng minh việc sử dụng số tiền này.

Đầu tư trái phiếu của CTCP Sông Đà Thăng Long (Công ty tài chính CP Sông Đà 250 tỷ đồng, công ty tài chính CP điện lực 250 tỷ đồng, công ty TNHH một thành viên tài chính than – khoáng sản Việt Nam 100 tỷ đồng): Dự án đầu tư bị chậm tiến độ, không có nguồn trả nợ, hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Sông Đà Thăng Long đang gặp nhiều khó khăn.

Quyết định đầu tư sai sót, không tuân thủ đúng quy định của nhà nước

Công ty tài chính CP Xi măng chuyển tiền góp vốn 6,6 tỷ đồng vào CTCP Khoáng sản Vật liệu xây dựng Long Sơn Phú trước khi có Nghị quyết của Hội đồng quản trị, chất lượng thẩm định phương án đầu tư còn chưa tốt, hồ sơ đầu tư trái phiếu chưa đầy đủ theo quy định, không có bản cáo bạch, thiếu báo cáo tài chính để thẩm định trước khi quyết định đầu tư.

Công ty tài chính CP Sông Đà đầu tư trái phiếu CTCP Sông Đà Thăng Long 250 tỷ đồng vượt quá 25% vốn điều lệ, mua trái phiếu của Sudico 500 tỷ đồng thông qua việc đặt cọc mua trái phiếu Chính phủ đối với CTCP Quản lý quỹ SME để tránh giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng theo quy định (thực tế vượt giới hạn 299 tỷ đồng)

Công ty tài chính CP Hadico chưa thu thập đầy đủ hồ sơ để phân tích, làm rõ mục đích phát hành trái phiếu, nguồn trả nợ khi đầu tư vào trái phiếu của công ty Đâu tư Bắc Trường Tiền…

Bên cạnh đó, kiểm toán nhà nước còn cho rằng bộ phận nghiệp vụ của công ty tài chính CP Sông Đà chưa tuân thủ quy định của công ty về nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, một số nghiệp vụ mua – bán ngoại tệ không bình thường, gây lỗ lớn (năm 2010 có 5 cặp giao dịch mua – bán phát sinh trong cùng ngày với cùng đối tác và cùng số tiền lỗ 7,5 tỷ đồng, năm 2011 có 10 cặp giao dịch mua – bán phát sinh trong cùng ngày với cùng đối tác và cùng số tiền lỗ 13,3 tỷ đồng)

Vốn huy động và sử dụng vốn không phù hợp

Theo nhận định của Kiểm toán nhà nước, việc cân đối giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn không phù hợp tại một số công ty tài chính đã khiến cho một số thời điểm các công ty này đã không đảm bảo tỷ lệ an toàn theo quy định.

Cụ thể, Công ty TNHH một thành viên Tài chính than – khoán sản Việt Nam, công ty tài chính CP Hadico, công ty tài chín CP Sông Đà thường xuyên không đạt tỷ lệ khả năng chi trả ngay trong năm 2011.

Đặc biệt, công ty tài chính Hadico thường xuyên vi phạm tỷ lệ khả năng chi trả 7 ngày đói với VND, công ty tài chính CP Sông Đà thường xuyên vi phạm tỷ lệ khẳng định chi trả 7 ngày trong các tháng 1, 2, 3, 9, 10, 11, 12 năm 2011.

Khánh Linh

Các tin khác
Nhận VVF, SHB kỳ vọng gì trong 2 năm tới?
"Sức khỏe" của Tài chính Vinaconex trước ngày sáp nhập vào SHB
SHB muốn miễn toàn bộ thuế TNDN từ 2013 đến 2018
SHB chốt quyền dự ĐHCĐ bất thường thông qua việc sáp nhập Vinaconex-Viettel
VVF được gì khi sáp nhập vào SHB?
F.I.T và Tài chính Vinaconex - Viettel ký Hợp đồng cổ đông chiến lược
Kiểm toán Nhà nước “điểm mặt” sai sót của một số công ty tài chính
Vụ bảo lãnh trái phiếu Megastar của VVF: Ngân hàng Bảo Việt sẽ tham gia
VVF đặt mục tiêu tăng hơn 80% lợi nhuận trong năm 2013
VVF sẽ tìm kiếm đối tác để M&A, đặt mục tiêu năm 2015 trở thành ngân hàng
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.