MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 4, 12/10/2016, 07:31
VISSAN

 

Giá hiện tại: VISSAN 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Vissan được chấp thuận đăng ký giao dịch trên UpCOM
Vissan được chấp thuận đăng ký giao dịch trên UpCOM

Hiện Satra và Masan là 2 cổ đông lớn nắm giữ gần 93% vốn điều lệ của Vissan.

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội vừa có quyết định chấp thuận cho CTCP Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản (Vissan) được đăng ký giao dịch toàn bộ hơn 80,91 triệu cổ phiếu trên sàn giao dịch UpCOM với mã chứng khoán VSN. Giá trị chứng khoán đăng ký hơn 809 tỷ đồng. Vissan có nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định.

CTCP Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản tiền thân là một doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) được thành lập tháng 11/1970 và đi vào hoạt động SXKD năm 1974. Lĩnh vực hoạt động chuyên về sản xuất kinh doanh thịt tươi sống, đông lạnh và thực phẩm chế biến từ thịt, trong đó thịt heo và xúc xích là 2 nguồn thu chính của Vissan.

Tháng 3/2016, phiên IPO bán đầu giá cổ phần lần đầu ra công chúng được tiến hành. Có 11,32 triệu cổ phần Vissan được đưa ra đấu giá, chiếm 14% vốn điều lệ dự kiến sau cổ phần hóa của công ty, giá khởi điểm 17.000 đồng/cổ phiếu. Phiên IPO đã thu hút được 142 nhà đầu tư tham gia, số lượng cổ phần đặt mua lên đến 63,6 triệu đơn vị, gấp 6 lần lượng chào bán, giá đặt mua cao nhất đến 102.000 đồng/cổ phần. Toàn bộ lượng cổ phần sau đó được bán cho 5 nhà đầu tư với giá trúng thầu bình quân hơn 80.000 đồng/cổ phần, thu về trên 900 tỷ đồng.

Tháng 7/2016, Vissan chính thức chuyển thành công ty cổ phần với vốn điều lệ hơn 809 tỷ đồng. Từ khi cổ phần hóa đến nay công ty chưa tiến hành tăng vốn điều lệ. Hiện có 11,39 triệu cổ phiếu của Vissan đang thuộc diện bị hạn chế giao dịch, đó là lượng cổ phiếu ESOP, cổ phiếu chào bán cho cổ đông chiến lược (11,32 triệu) và cho công đoàn công ty.

Tính đến 25/8/2016, Vissan có tổng cộng 1.199 cổ đông, trong đó có 2 cổ đông lớn là Tổng công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH MTV (Satra – nắm 67,76% vốn điều lệ) và CTCP Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế (Anco – nắm 24,94% vốn điều lệ). Riêng 2 cổ đông lớn này đã nắm đến 92,7% vốn điều lệ công ty, trong đó Satra là công ty mẹ của Vissan.

Anco là một thành viên của Tập đoàn Masan - MSN (do Masan nắm 100% vốn), do vậy, Masan chính là cổ đông lớn nắm giữ gián tiếp 24,94% vốn điều lệ của Vissan. Anco mua cổ phần của Vissan trong đợt chào bán cho cổ đông chiến lược và tranh mua trong phiên đấu giá. Tổng số tiền Anco bỏ ra lên đến 2.130 tỷ đồng.

Thạch Lâm

HNX

Các tin khác
Vissan được chấp thuận đăng ký giao dịch trên UpCOM
Đây là lý do khiến Vissan, Đức Việt trở thành “món xúc xích” hấp dẫn với các nhà đầu tư lớn
Masan đã chi hơn 2.100 tỷ chỉ để sở hữu 25% cổ phần Vissan
Vissan thành công ty cổ phần, sắp đăng ký giao dịch trên UPCoM
80 con heo ăn chất cấm được nhập vào Công ty Vissan
Thị trường xúc xích: Cuộc so găng của các ‘ông lớn’
Masan lý giải nguyên nhân chấp nhận mua Vissan với giá "siêu đắt"
CJ chắc hẳn sẽ rất hối tiếc khi thị trường thịt 18 tỷ USD rơi vào tay Masan
CEO Vissan: Khái niệm giá rẻ sẽ dừng lại, chỉ có giá hợp lý
Kịch tính cuộc đua trở thành cổ đông chiến lược của Vissan: Masan đã thắng
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.