MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 3, 24/09/2013, 08:32
VFMVF1

 Quỹ Đầu tư Chứng khoán Việt Nam

Giá hiện tại: VFMVF1 16.5 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Chứng chỉ quỹ: "Mỏ vàng" của tự doanh HSC trong năm 2013
Chứng chỉ quỹ: "Mỏ vàng" của tự doanh HSC trong năm 2013

Nhờ chiến lược đầu tư vào chứng chỉ quỹ, tổng lợi nhuận các chứng chỉ quỹ mang về cho HCM có thể lên tới trên 160 tỷ, trong đó riêng VFMVF1 mang về khoảng 139 tỷ (ước tính).

Cơ hội xuất hiện từ các chứng chỉ quỹ

Kể từ đầu năm 2013, các quỹ đóng niêm yết trên thị trường có nhiều sự thay đổi lớn, như việc quỹ PRUBF1 quyết định đóng quỹ, các quỹ VFMVF1, VFMVF4, VMFVFA đã và đang làm thủ tục chuyển đổi thành quỹ mở.

Hôm nay (24/9) là ngày giao dịch cuối cùng của 100 triệu chứng chỉ quỹ VFMVF1 trên sàn HoSE để chuyển thành quỹ mở

· Ngày 11/03/2013, quỹ VFMVFA hủy niêm yết tại HSX và chính thức chuyển thành quỹ mở vào ngày 26/04/2013;

· Ngày 25/09, quỹ VFMVF1 hủy niêm yết và 7/11/2013 sẽ là ngày đầu tiên giao dịch trở lại sau khi chuyển đổi thành quỹ mở;

· Ngày 6/9/2013, Đại hội cổ đông bất thường của VFMVF4 đã thông qua chuyển đổi quỹ VFMVF4 thành quỹ mở, dự kiến tháng 1/2014 thủ tục sẽ hoàn tất;

· Ngày 3/10/2013, quỹ PRUBF1 dừng hoạt động, chuyển trả tiền cho nhà đầu tư.

Động thái đóng quỹ, hay chuyển đổi hình thức hoạt động đã tạo ra cơ hội mang lại thêm giá trị cho nhà đầu tư, bởi trước đây, nhiều nhà đầu tư không thực sự quan tâm tới NAV của các quỹ đóng nên tỷ lệ chiết khấu giữa giá và NAV của các CCQ thường ở mức lớn (quanh 50%).

Khi chuyển sang quỹ mở, khả năng chuyển đổi từ CCQ sang tiền mặt đã nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều, điều này khiến chênh lệch giữa giá của CCQ và NAV không còn lớn.

Nắm bắt được cơ hội, nhiều nhà đầu tư tổ chức như Dragon Capital, Intereffekt Investment Funds N.V, SSIAM, Công ty chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HCM) đã mạnh tay đầu tư, nắm giữ các CCQ và kỳ vọng thu được lợi nhuận lớn từ những thương vụ đầu tư này.

Chứng chỉ quỹ:
Đồ thị giao dịch 1 năm trở lại đây của VFMVF1 (xanh da trời), PRUBF1 (đỏ), VFMVF4 (nâu), VN-Index (xanh lá cây)

Kiên định đầu tư, chờ ngày “hái quả”

Theo dõi giao dịch cổ đông lớn của các CCQ, có thể dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện với tần suất lớn các giao dịch từ Công ty chứng khoán TP Hồ Chí Minh, khi cả 05 CCQ niêm yết đều được HCM tích cực mua vào kể từ đầu năm 2013. Với riêng VFMVF1, lợi nhuận CCQ này mang lại cho HCM có thể lên tới 139 tỷ. Nhờ chiến lược đầu tư vào CCQ, tổng lợi nhuận các CCQ mang về cho HCM có thể lên tới trên 160 tỷ. Trong điều kiện thị trường biến động khá lớn và rủi ro, việc có được những khoản lợi nhuận này là thành công lớn với HCM.

Không nhiều nhà đầu tư có được thành công khi đầu tư vào CCQ như HCM, phải chăng bên cạnh một số blue chips thì các CCQ chính là cơ hội lớn và an toàn mà nhiều nhà đầu tư đã bở lỡ trong năm 2013.

· Quá trình đầu tư, lợi nhuận dự kiến từ CCQ VFMVF1

Sau 2,5 năm đầu tư vào VFMVF1, HCM có thể có được khoản lợi nhuận 139 tỷ, với tỷ suất lợi nhuận đạt 66,2%.

Chứng chỉ quỹ:
Ước kết quả từ hoạt động đầu tư VFMVF1 của HSC

· Quá trình đầu tư, lợi nhuận dự kiến từ CCQ VFMVF4

Sau khoảng 1 năm đầu tư, VFMVF4 có thể mang về cho HCM 15,2 tỷ đồng lợi nhuận với tỷ suất lợi nhuận đạt 41.5%.

Chứng chỉ quỹ:
Ước kết quả từ hoạt động đầu tư VFMVF4 của HSC

· Quá trình đầu tư, lợi nhuận dự kiến từ CCQ PFRUBF1

Sau khoảng 1 năm đầu tư, PRUBF1 có thể mang về cho HCM 9,5 tỷ đồng lợi nhuận với tỷ suất lợi nhuận ở mức 18,7%.

Chứng chỉ quỹ:
Ước kết quả từ hoạt động đầu tư PRUBF1 của HSC

Vướng thông tư 210

Ngày 25/09/2013, VFMVF1 sẽ chính thức hủy niêm yết để làm thủ tục hoạt động như quỹ mở. Khi hủy niêm yết, ngoài việc phải tham chiếu lại quy định giới hạn về sở hữu, thì giá trị thị trường của các khoản đầu tư cũng sẽ được tính toán lại, dựa trên NAV.

Trong trường hợp này, VFMVF1 đang từ quỹ niêm yết thành không niêm yết. Điều này sẽ khiến HSC "vướng" phải quy định giới hạn tỷ lệ đầu tư của Thông tư 210 khi CTCK không được đầu tư quá 20% cổ phiếu lưu hành của công ty đang niêm yết và không được sở hữu quá 15% cổ phiếu lưu hành của công ty chưa niêm yết. Hiện tại HCM đang nắm giữ hơn 19% vốn của VFMVF1 và khả năng sau khi VFMVF1 hủy niêm yết HCM sẽ phải điều chỉnh lại tỷ lệ đầu tư tại quỹ này.

Thời hạn cơ cấu lại danh mục đầu tư của các CTCK cho phù hợp với thông tư 210 là ngày 14/1/2014.

Giang Linh

Các tin khác
Nhóm Dragon Capital và VFM mua vào 12,5 triệu cổ phiếu NT2
Ông Trần Thanh Tân–TGĐ đốc VFM: "Cổ phần hóa DNNN là cơ hội lớn nhưng hạn hẹp cho quỹ mở"
TGĐ VFM: Chu kỳ tăng trưởng 5 năm có thể bắt đầu từ năm 2014
NAV của quỹ mở VFMVF1 giảm 650 tỷ trong tháng 11 do nhà đầu tư rút ròng 36% vốn
Cổ phiếu nào ấn tượng nhất năm 2013
NAV của VFMVF1 vượt 19.330 đồng/ccq, hồi hộp chờ kỳ giao dịch đợt 3 ngày 12/12
Nhà đầu tư đã rút 20% vốn khỏi quỹ VF1 trong đợt đầu chuyển sang quỹ mở
KQKD của các quỹ VFM: 9 tháng VF1 lãi ròng gần 360 tỷ, tăng 133% cùng kỳ năm trước
8/10: VF1 được cấp giấy chứng nhận chuyển đổi thành quỹ mở
VFMVF1: Giá trị tài sản ròng trong kỳ từ 19/09/2013 đến 26/09/2013
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.