MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 6, 25/07/2014, 07:51
NUTIFOOD

 Công ty cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Đồng Tâm (OTC)

Giá hiện tại: NUTIFOOD 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Nutifood đã chi ra gần 600 tỷ đồng để sở hữu 3% cổ phần của Eximbank
Nutifood đã chi ra gần 600 tỷ đồng để sở hữu 3% cổ phần của Eximbank

Trong năm 2013, Nutifood đã chi hơn 900 tỷ để mua cổ phần Eximbank và mua cổ phiếu quỹ.

Nutifood đang có rất nhiều động thái để gia tăng thị phần trên thị trường sữa. Kết quả đạt được rất khả quan khi doanh thu đã tăng 32% trong năm 2012 và tăng 77% trong năm 2013, đạt gần 2.800 tỷ đồng. Kế hoạch đạt ra cho năm 2014 là tăng trưởng 60% lên 4.500 tỷ đồng.

Tuy vậy, điều bất ngờ nhất với Nutifood không phải là sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu mà ở việc trong năm công ty đã chi gần 600 tỷ đồng để 37,4 triệu cổ phiếu Eximbank, tương đương 3% cổ phần của ngân hàng này.

Điều đáng nói là khoản đầu tư trên tương đương với ¼ tổng tài sản của công ty. Bên cạnh đó, tại thời điểm 31/12/2013, Nutifood đang có các khoản vay ngắn hạn lên tới 1.470 tỷ đồng.

Số cổ phiếu Eximbank trên được dùng để thế chấp cho khoản vay trị giá 517 tỷ đồng tại ngân hàng Sacombank – chi nhánh Bình Dương. Khoản vay này đáo hạn vào ngày 8/5/2014.

Khoản đầu tư đã phải trích lập dự phòng giảm giá 127 tỷ đồng do giá cổ phiếu Eximbank giảm, đồng nghĩa với việc lợi nhuận giảm đi một khoản tương ứng.

Giá đầu tư của Nutifood là 15.870 đồng/cp trong khi giá cổ phiếu EIB cuối năm 2013 và hiện nay chỉ xoay quanh mức 12.500-12.900 đồng/cp.

Mua lại hơn 1/3 số cổ phiếu đang lưu hành

Cũng trong năm 2013, Nutifood đã chi ra 336 tỷ đồng để mua lại hơn 5,6 triệu cổ phiếu, tương đương 37,5% lượng cổ phiếu đang lưu hành (15 triệu cổ phiếu). Nhiều khả năng phần lớn số cổ phiếu này được mua lại từ quỹ đầu Nhật Bản DI Asian Industrial Fund (DIAIF).

Tháng 5/2011, DIAIF đã mua lại 25% cổ phần và cử 2 đại diện tham gia vào Hội đồng quản trị của Nutifood. Tuy nhiên, chỉ sau 2 năm, quỹ này đã “ra đi trong im ắng” vào đầu năm 2013.

Nếu như việc thoái vốn của Kinh Đô năm 2012 được giải thích là do sau 5 năm đầu tư chiến lược phát triển của Nutifood và Kinh Đô không còn nhất quán, thì việc thoái vốn của quỹ đầu tư Nhật vẫn chưa có thông báo chính thức nào.

Sau khi Kinh Đô và DIAIF lần lượt thoái vốn khỏi Nutifood thì quyền lực tại Nutifood tập trung vào gia đình bà Trần Thị Lệ, tổng giám đốc và là người đã chèo lái công ty từ ngày đầu thành lập.

Chồng bà Lệ, ông Trần Thanh Hải đã xác nhận trên Nhịp cầu Đầu tư về việc ông và gia đình đã mua lại số cổ phần mà Kinh Đô thoái vốn đồng thời tiếp quản chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị thay cho ông Trần Lệ Nguyên – Tổng giám đốc của Kinh Đô.

Doanh thu của Nutifood qua các năm
Lợi nhuận sau thuế của Nutifood
Kết quả kinh doanh 2008-2013 và kế hoạch 2014 của Nutifood

KAL

Các tin khác
QNS: CTCP Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood Bình Dương đã mua 4.000.000 cổ phiếu
Đầu tư hàng triệu USD vào Công ty Sâm Ngọc Linh lớn nhất Quảng Nam, Nutifood "tiến công" vào lãnh địa thảo dược
HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc đầu tiên tại ASEAN trị giá 31 triệu USD cho Nutifood
Chờ 2 năm mới khoe trang trại, NutiFood đang nuôi tham vọng gì?
Blue Point mua lại Sữa Quốc tế, Vinamilk thâu tóm Sữa Mộc Châu, Nutifood ra mắt thương hiệu Nutimilk…: Một cuộc chơi mới sắp xuất hiện trên ngành sữa?
CEO Nutifood kể chuyện vượt qua cơn khủng hoảng năm 2008: Công ty thua lỗ nặng, hàng tồn kho chất chồng, cạn tiền mặt nhưng vẫn có cách để vượt qua
Đến lượt NutiFood nhảy vào cà phê
Sau bò sữa, NutiFood và HAGL bắt tay làm sữa đậu nành
Tại sao các đại gia sữa đồng loạt chọn đối tác nuôi bò?
Nutifood đã chi ra gần 600 tỷ đồng để sở hữu 3% cổ phần của Eximbank
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.