MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 7, 25/06/2016, 16:12
MEKONGCAP

 Mekong Capital (OTC)

Giá hiện tại: MEKONGCAP 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Tại sao cổ phiếu Thế giới di động vẫn tăng dù cổ đông ngoại bán ra?
Tại sao cổ phiếu Thế giới di động vẫn tăng dù cổ đông ngoại bán ra?

CDH Electric Bee Limited gần đây bán 4,4 triệu cổ phiếu của MobileWorld cho 9 nhà đầu tư nước ngoài. Và cổ phiếu này đang tăng lên mức giá cao nhất kể từ khi niêm yết.

Giám đốc Quỹ Mekong Capital, ông Chris Freund giải thích, khi thoái vốn, các nhà đầu tư chiến lược, quỹ đầu tư ngoại thường sẽ không bán cổ phiếu của mình ra thị trường ở Việt Nam mà họ chỉ tìm các nhà đầu tư chiến lược, quỹ đầu tư khác ở nước ngoài để bán vì họ muốn bán số lượng lớn và có giá trị cao hơn giá trị của thị trường. Các giao dịch này thường diễn ra dưới hình thức thỏa thuận và chỉ giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau, do đó, sẽ không ảnh hưởng gì đến cổ phiếu được giao dịch trên sàn dưới hình thức khớp lệnh.

Không ít nhà đầu tư trong nước thường cho rằng giá cổ phiếu của các DN niêm yết trên sàn sẽ đi xuống khi các cổ đông chiến lược như các quỹ đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phiếu này sắp phải thoái vốn khỏi công ty. Ông đánh giá điều này như thế nào?

Ông Chris Freund: Khi giới hạn sở hữu nước ngoài tại các công ty niêm yết đã đầy thì các cổ phiếu được nắm giữ bởi nhà đầu tư nước ngoài sẽ được mua bán với mức giá cao hơn, giao dịch được thực hiện thông qua các bên môi giới và trên thị trường thỏa thuận. Ví dụ, CDH Electric Bee Limited gần đây bán 4,4 triệu cổ phiếu của MobileWorld cho 9 nhà đầu tư nước ngoài, giao dịch đó được thỏa thuận thông qua một bên môi giới và giao dịch ở mức giá cao hơn giá trên thị trường khớp lệnh.

Sẽ không có lí do gì để các cổ đông nước ngoài bán lẻ cổ phiếu của mình trên thị trường khớp lệnh cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước với mức giá 100.000 đồng/cổ phiếu trong khi họ toàn toàn có thể bán cho các nhà đầu tư nước ngoài khác ở mức giá 110.000 đồng/cổ phiếu hoặc thậm chí 125.000 đồng/cổ phiếu với khối lượng lớn. Nhờ có sự chênh lệnh giá cao hơn này, một lượng lớn cổ phiếu có thể được mua bán trên thị trường thỏa thuận.

Khi nhà đầu tư nước ngoài muốn bán cổ phiếu của một công ty mà đã đạt mức giới hạn cho sở hữu nước ngoài, họ hầu như luôn bán dưới hình thức thỏa thuận, và điều này không ảnh hưởng gì đến giá trên thị trường khớp lệnh. Đó là lí do tại sao CDH bán 4,4 triệu cổ phiếu MWG vào tháng 4/2016 và nó không có ảnh hưởng tiêu cực nào lên giá cổ phiếu.

Cổ phiếu MWG đã lên mức đỉnh từ khi niêm yết (giá đã điều chỉnh)
Cổ phiếu MWG đã lên mức đỉnh từ khi niêm yết (giá đã điều chỉnh)

Các quỹ đầu tư sẽ chỉ bán cổ phiếu của mình khi nó đến đỉnh cao hơn. Vậy theo ông, trong trường hợp này các nhà đầu tư của Việt Nam nên mua hay chờ các quỹ thoái vốn để có giá sẽ rẻ hơn?

Có thể sẽ có lý nếu mua bán cổ phiếu trước các quỹ hoán đổi danh mục (ETF), vì các quỹ này chỉ đầu tư vào những công ty còn chỗ cho sở hữu nước ngoài trong khi việc mua bán của họ có thể đoán biết trước.

Tuy nhiên, tôi không cho rằng việc mua bán cổ phiếu trước các quỹ đầu tư chủ động là nên làm. Tôi khuyến nghị các nhà đầu tư nên cân nhắc việc mua một cổ phiếu nếu họ cho rằng cổ phiếu đó đang rẻ, hoặc bán nếu họ thấy cổ phiếu đang đắt, mà không nên quan tâm đến phỏng đoán các quỹ sẽ làm gì. Vì nếu giới hạn sở hữu nước ngoài của công ty đó đã ở mức 49% rồi, việc mua bán của các quỹ sẽ không có ảnh hưởng gì đến giá cổ phiếu.

Thực tế các nhà đầu tư chiến lược, các quỹ đầu tư nước ngoài thường sẽ không bán cổ phiếu của mình ra thị trường ở Việt Nam mà họ chỉ tìm các nhà đầu tư chiến lược khác, quỹ đầu tư khác ở nước ngoài để bán vì họ muốn bán số lượng lớn và có giá trị cao hơn giá trị của thị trường. Do đó, điều này không ảnh hưởng gì đến diễn biến giá cổ phiếu được giao dịch trên thị trường khớp lệnh.

Có sự khác biệt nào nữa trong động thái bán mua cổ phiếu giữa một cổ đông lớn là quỹ đầu tư với một tổ chức hay doanh nghiệp thông thường không thưa ông?

Sự khác biệt chính là các quỹ nước ngoài giao dịch theo khối và thường ở mức giá cao hơn, nên việc mua bán sẽ được tiến hành qua thỏa thuận. Trong khi các nhà đầu tư lẻ trong nước sẽ gia dịch trên hệ thống khớp lệnh.

Ngoài ra, cũng có những sự khác biệt trong cách họ định giá các công ty. Các nhà đầu tư nước ngoài tập trung nhiều hơn vào chỉ số P/E và tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp, trong khi các nhà đầu tư trong nước quan tâm nhiều hơn đến giá cổ phiếu, những sự kiện dự kiến sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài cũng thường đầu tư dài hạn hơn nhà đầu tư lẻ trong nước.

Gần đây, Mekong Capital trong vai trò là cổ đông lớn liên tiếp có những khuyến nghị về giá của những cổ phiếu mà mình đang nắm giữ. Không phủ nhận là các khuyến nghị đó đều có cơ sở nhưng như thế có có khách quan không, nhất là những quan điểm chia sẻ về việc giá sẽ tăng cao, đang giao dịch dưới giá trị thực? Bởi thực tế, với tiềm lực tài chính không nhỏ, tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu lớn trong khi thanh khoản của cổ phiếu đó còn hạn chế thì các quỹ không khó để điều chỉnh giá theo ý mình.

Chúng ta đều có quyền với ý kiến của mình. Nhìn chung, tôi tin rằng một số công ty niêm yết mà chúng tôi đang nắm giữ cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn giá trị thật. Tôi cảm thấy là những công ty tăng trưởng đều trên 25%/năm nên có chỉ số P/E quanh mức 12.x (dựa trên lợi nhuận ròng của năm gần đây), và những công ty tăng trưởng nhanh hơn thì chỉ số P/E sẽ cao hơn nữa. Mặt khác, tôi thấy có những công ty niêm yết có chỉ số P/E cao ở mức 20.x nhưng mức tăng trưởng đều của các công ty này lại không hề nhanh. Với tôi việc định giá này là không có lý. Tuy nhiên, đây chỉ là ý kiến cá nhân của tôi, và mỗi nhà đầu tư đều có những ý kiến riêng của họ.

Xin cảm ơn ông!

Hà Phương

Các tin khác
CEO Mekong Capital: ‘Tôi từng có lúc tuyệt vọng, muốn từ bỏ cả công ty hoặc tìm một ai khác thay thế’
Vì sao Mekong Capital “nói không” với startup công nghệ?
Thoái vốn xong thì giá cổ phiếu PNJ tăng vù vù lên gấp 3, CEO Mekong Capital ngậm ngùi chia sẻ về bài học từ những cuộc chia tay vội vàng
Mekong Capital sẽ gọi vốn quỹ IV hơn 112,5 triệu USD
Trong khi Dragon Capital miệt mài 'gom', vì sao Mekong Capital lại quyết định bán toàn bộ cổ phiếu Thế Giới Di Động?
Chad Ovel, Tổng giám đốc Mekong Capital: "Đây là thời điểm tốt để thoái vốn"
Được Mekong Capital chống lưng, thương hiệu nữ trang mới ra đời nửa năm được dự báo sẽ là tay chơi nặng ký trên thị trường nữ trang
Mekong Capital lần đầu tiên công bố tỷ suất lợi nhuận khi thoái vốn khỏi Thế giới di động, Lộc Trời và Quốc tế Việt Úc
Tổng giám đốc Mekong Capital: Thành tích của ngành quỹ PE Việt Nam tốt hơn nhiều người tưởng
Mekong Capital lại vừa đầu tư vào Nhất Tín - một công ty logistics mới 2 năm tuổi
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.