MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 3, 16/07/2024, 15:17
HVN

 Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (HOSE)

Giá hiện tại: HVN 22.8 +1.2(+5.56%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Vietnam Airlines giảm sàn trắng bên mua sau khi được báo ngoại đánh giá là cổ phiếu hàng không tăng mạnh nhất thế giới
Vietnam Airlines giảm sàn trắng bên mua sau khi được báo ngoại đánh giá là cổ phiếu hàng không tăng mạnh nhất thế giới

Trong 6 tháng đầu năm Vietnam Airlines đã vận chuyển gần 11,3 triệu khách, tăng xấp xỉ 11% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch 16/7 đã chứng kiến một phiên biến động mạnh. Nếu buổi sáng có lúc thị trường đã tăng hơn 11 điểm thì càng dần về cuối phiên chỉ còn tăng hơn 2 điểm về quanh vùng 1.280 điểm. 

Trong đó, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đã giảm sàn còn 31.250 đồng/cp với khối lượng dư bán hàng trăm nghìn đơn vị. Trước đó, thị giá của HVN đã có giai đoạn tăng nóng từ mức 13.500 đồng hồi đầu cuối tháng 4/2024 lên mức đỉnh 5 năm 36.350 đồng/cp vào hồi cuối tháng 6/2024, tương ứng mức tăng 170% chỉ sau 3 tháng. 

Vietnam Airlines giảm sàn trắng bên mua sau khi được báo ngoại đánh giá là cổ phiếu hàng không tăng mạnh nhất thế giới- Ảnh 1.

Cổ phiếu của hãng hàng không lớn nhất Việt Nam giảm sàn bất chấp thời gian gân đây vẫn có những thông tin tích cực được ra. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm Vietnam Airlines đã vận chuyển gần 11,3 triệu khách, tăng xấp xỉ 11% so với cùng kỳ năm trước. Vận chuyển hàng hóa đạt gần 141.000 tấn, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 27,4% so với kế hoạch 2024.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Đặng Ngọc Hòa cho biết, doanh thu và lợi nhuận hợp nhất Vietnam Airlines đạt mức cao nhờ sự kiên quyết đàm phán với các chủ nợ quốc tế và yếu tố thị trường thuận lợi. Vietnam Airlines cho biết, trong bối cảnh số tàu bay thiếu hụt khoảng 14% so với năm 2019, hãng đã triển khai nhiều chương trình, trong đó có cả bay đêm để giảm giá vé cho hành khách. 

Trước đó, trong quý đầu năm, Vietnam Airlines ghi nhận lợi nhuận khác đạt 3.672 tỷ đồng. Kết quả, hãng bay này báo lãi ròng đạt 4.334 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 103 tỷ đồng. Đây cũng là khoản lãi kỷ lục mà doanh nghiệp này ghi nhận trong một quý kể từ khi thành lập.

Vietnam Airlines giảm sàn trắng bên mua sau khi được báo ngoại đánh giá là cổ phiếu hàng không tăng mạnh nhất thế giới- Ảnh 2.

Nhờ những tín hiệu tích cực trên, cổ phiếu HVN đã có một cú tăng gây ngỡ ngàng với giới phân tích. Hồi đấu tháng 7 vừa qua, một tờ báo nước ngoài cho biết "lợi nhuận bất ngờ đã đưa Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không có cổ phiếu tăng trưởng mạnh nhất thế giới, bất chấp nguy cơ phá sản, công ty đã phục hồi sau đại dịch, lấy lại đà tăng trưởng".

Hãng tin này cũng cho biết hãng hàng không có cổ phần nhà nước Việt Nam đã tăng 179% cho đến nay vào năm 2024, nhờ nhu cầu đi lại phục hồi. Điều đó thúc đẩy công ty công bố lợi nhuận quý đầu tiên bội thu sau hơn bốn năm thua lỗ liên tiếp. Cổ phiếu của hãng hàng không này cũng đang “vượt mặt” đối thủ lớn trong khu vực là Singapore Airlines, khi hãng này chỉ ghi nhận mức tăng 7,8% trong năm nay. Thậm chí, một đối thủ khác của Vietnam Airlines là Air China còn ghi nhận cổ phiếu giảm 3,7%.

"Đây là một sự thay đổi ấn tượng đối với một hãng hàng không cho đến gần đây vẫn có nguy cơ phá sản và có nguy cơ bị hủy niêm yết khỏi Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM", hãng tin này nhận định. 

Các nhà phân tích Tim Bacchus và Eric Zhu nhận định: “Tham vọng thu hút du khách nước ngoài của Việt Nam đang trở thành động lực tăng trưởng chính cho các hãng hàng không trong nước như VietJet và Vietnam Airlines”. Với mục tiêu đạt 70 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2045, các nhà phân tích khẳng định: “Việt Nam có thể trở thành điểm đến du lịch lớn thứ hai ở Đông Nam Á, sau Thái Lan”.

Những khó khăn vẫn còn hiện hữu

Dù được đánh giá cao trong thời gian qua, trên thực tế Vietnam Airlines vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn còn đang hiện hữu. Đều tiên là về mặt tài chính, tại thời điểm 31/3, Vietnam Airlines còn lỗ lũy kế 36.742 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 12.556 tỷ đồng. Điều này khiến cổ phiếu HVN nằm diện kiểm soát, hạn chế giao dịch (chỉ được giao dịch trong phiên chiều) của HoSE và đang đứng trước nguy cơ bị huỷ niêm yết bắt buộc.

Tại cuộc họp ĐHCĐ diễn ra cuối tháng 6/2024, Vietnam Airlines cũng cho biết tình hình dòng tiền năm 2024 dự kiến rất khó khăn do nhiều khoản nợ tái cơ cấu đến hạn thanh toán trong năm, đặc biệt là từ tháng 7/2024 khi các khoản vay tái cấp vốn bắt đầu đến hạn hoàn trả.

Theo ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines, công ty kỳ vọng đến năm 2025 có thể xóa bỏ được tình trạng âm vốn chủ sở hữu, dần xóa lỗ lũy kế và đưa bức tranh tài chính lành mạnh như trước dịch Covid-19. Ông Hòa chia sẻ rằng công ty đã có nhiều giải pháp để thực hiện điều này, trong đó có cả hỗ trợ từ Nhà Nước nhưng các giải pháp nội lực vẫn là quan trọng nhất. "Thời điểm khó khăn nhất của Vietnam Airlines và ngành hàng không Việt Nam đã qua. Bức tranh tài chính của công ty cũng ngày càng được cải thiện. Chúng tôi sẽ cân đối được thu cho vào năm nay", ông Đặng Ngọc Hòa khẳng định.

Không chỉ câu chuyện lỗ lũy kế, âm vốn chủ sở hữu, Vietnam Airlines vẫn còn có thể đối diện với tình trạng thiếu hụt máy bay đến hết năm 2025. Theo ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết việc thiếu hụt diễn ra khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy và một nhà sản xuất máy bay lớn là Boeing bị kiểm soát chặt chẽ. Ngoài ra, các máy bay đang sử dụng động cơ của Prad Whitney bị triệu hồi để kiểm tra.

Không chỉ các máy bay sử dụng động cơ Prad Whitney mà tàu bay khác cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên các hãng động cơ khác họ không triệu hồi máy bay để sửa chữa mà các tàu bay của họ bảo trì bảo dưỡng lâu hơn do chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Ngoài ra, việc thiếu hụt nguồn nhân lực cũng làm cho thời gian bảo dưỡng kéo dài. "Bình thường việc bảo trì, bảo dưỡng, theo dưỡng động cơ chỉ kéo dài khoảng 90 ngày nhưng nay có thể tăng lên đến 200 ngày", ông Lê Hồng Hà chia sẻ.

"Vietnam Airlines đang có 11 tàu Airbus320 và 2 tàu A350 đang phải nằm đất để đợi khắc phục các vấn đề liên quan đến động cơ. Hãng đang triển khao nhiều giải pháp đồng bộ nhưng ưu tiên hàng đầu là đảm bảo an toàn khai thác tuyệt đối trong mọi tình huống”, ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc Vietnam Airlines chia sẻ thêm.

Với những khó khăn trên, Vietnam Airlines vẫn đặt mục tiêm khiêm tốn là vừa giảm lỗ, vừa cân bằng thu và chi.

Trọng Hiếu

An ninh tiền tệ

Các tin khác
Vietnam Airlines quý thứ 3 liên tiếp lãi gần nghìn tỷ nhưng vẫn còn lỗ lũy kế 35.000 tỷ, cổ phiếu tăng liền 4 phiên
HVN: Giải trình biến động LNST BCTC quý 3/2024 và lộ trình khắc phục tình trạng bị kiểm soát
Vietnam Airlines nợ phải trả quá hạn chưa thanh toán 13.351 tỷ đồng
HVN: Giải trình biến động LNST BCTC soát xét bán niên năm 2024 và lộ trình khắc phục tình trạng bị kiểm soát
HVN: Ông Trịnh Hồng Quang thôi giữ chức Phó Tổng giám đốc từ 1.9.2024
HVN: Giải trình chênh lệch LNST Q2/2024 so với cùng kỳ năm trước và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị kiểm soát
Tiếp tục được xóa nợ, Vietnam Airlines lãi gần 1.000 tỷ trong quý 2/2024, vượt xa ước tính của lãnh đạo
Cổ phiếu Vietnam Airlines 'cất cánh' trở lại, tăng trần sau khi vốn hóa đã 'bay' hơn 30.000 tỷ trong chưa đầy một tháng
HVN: Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2024
Giảm sàn 4/5 phiên gần nhất, vốn hóa "bốc hơi" 1 tỷ USD trong vòng 3 tuần, điều gì đang xảy ra với cổ phiếu Vietnam Airlines?
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.