MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 3, 13/12/2016, 09:46
GPBANK

 Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (OTC)

Giá hiện tại: GPBANK 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Tương lai của ngân hàng Đông Á vẫn chưa được định đoạt
Tương lai của ngân hàng Đông Á vẫn chưa được định đoạt

Ngân hàng Đông Á đã và đang hoạt động ổn định dưới sự giám sát của NHNN trong hơn 1 năm qua. Tuy nhiên kết quả tái cơ cấu và khả năng thay đổi sở hữu tại Ngân hàng Đông Á vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Ngày 09/12/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đông Á.

Đồng thời, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh khám xét, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Trần Phương Bình, cựu Tổng giám đốc của Ngân hàng Đông Á (mã OTC: DAF) cùng với một số cựu lãnh đạo cao cấp khác.

Ông Bình bị bắt giữ do những vi phạm về quản lý tài chính, cấp tín dụng gây hậu quả nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đông Á.

Trong thông báo chính thức của mình, NHNN khẳng định Ngân hàng Đông Á sẽ tiếp tục hoạt động bình thường và quyền lợi của người gửi tiền cũng như quyền/nghĩa vụ của các bên liên quan sẽ được đảm bảo.

Sai phạm do đầu tư không hiệu quả vào lĩnh vực BĐS?

Ngân hàng Đông Á đã nằm trong diện giám sát đặc biệt của NHNN kể từ tháng 8/2015. Hơn 1 năm trước, một số lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Đông Á đã bị đình chỉ chức vụ và kể từ đó ngân hàng hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của NHNN.

Thông tin cụ thể về các sai phạm phát sinh tại Ngân hàng Đông Á chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, nhiều nguồn thông tin cho rằng đã có sai phạm do đầu tư không hiệu quả vào lĩnh vực BĐS và một số sai phạm khác liên quan đến thủ tục cấp tín dụng.

Trong thời gian gần đây Ngân hàng Đông Á đã không công bố rộng rãi các BCTC. Lần cuối Ngân hàng Đông Á công bố công khai BCTC là cuối 2014. Tại thời điểm này, ngân hàng có tổng tài sản là 87,10 nghìn tỷ đồng, tổng cho vay khách hàng là 51,84 nghìn tỷ đồng, tổng dự phòng trích lập lũy kế là 952 tỷ đồng. Ngân hàng có tổng vốn huy động khách hàng là 77,41 nghìn tỷ đồng và vốn điều lệ là 5 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế năm 2014 giảm đáng kể xuống chỉ còn 35,14 tỷ đồng, giảm 918% từ mức 430,19 tỷ đồng năm 2013.

Sau hơn 1 năm kiểm soát đặt biệt, ngân hàng công bố hoạt động đã đi vào ổn định và có những tiến triển đáng ghi nhận. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản hiện tại là 20% (so với quy định của Ngân hàng nhà nước là 10%); Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày tiếp theo đối với VND là 82% (so với quy định của Ngân hàng nhà nước là 50%); Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày tiếp theo đối với các loại ngoại tệ qui USD là 106% (so với quy định là 10%).

11 tháng đầu năm 2016 nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng trưởng với mức tăng bình quân mỗi tháng là 1,5% (tương đương +1.000 tỷ đồng/tháng). Cuối tháng 11/2016, nguồn vốn huy động tăng trưởng hơn 5% so cuối năm 2015. Dư nợ tín dụng có sự tăng trưởng trở lại từ tháng 8/2016 đến nay. Số lượng khách hàng DongA Bank đang phục vụ là hơn 7 triệu.

Về công tác thu hồi xử lý nợ xấu, tính từ thời điểm 13/8/2015 (thời điểm kiểm soát đặc biệt) đến 30/11/2016, Ngân hàng Đông Á đã xử lý và thu hồi được 3.655 tỷ đồng.

Theo CTCK HSC, vào năm 2014, Ngân hàng Đông Á có số lãi dự thu lớn - có 5.649 tỷ đồng lãi dự thu tại thời điểm cuối 2014 (tại thời điểm cuối 2013 là 4.062 tỷ đồng). Số lãi dự thu trên bằng 10,89% tổng dư nợ cho vay khách hàng ở cùng thời điểm, cao hơn nhiều so với mức 1-3% ở các ngân hàng niêm yết lớn. Lãi dự thu nói lên nhiều điều về sức khỏe của một ngân hàng vì lãi dự thu cho thấy chất lượng tài sản.

"Trong các trường hợp trước đây ở GPBank, VNCB, SCB, PNB và PVcomBank, tỷ lệ lãi dự thu/tổng dư nợ cho vay khách hàng cũng đều trên 10%. Trên thực tế, có lẽ dưới sự giám sát của NHNN thì tình hình của Ngân hàng Đông Á đã có sự cải thiện kể từ thời điểm kể trên", báo cáo HSC nhận định.

Cơ cấu cổ đông của Ngân hàng Đông Á “loãng”

Trong các cổ đông của Ngân hàng Đông Á có: CTCP Xây dựng Bắc Nam 79 nắm 10%; PNJ nắm 7,7% còn Văn phòng Thành ủy T.P Hồ Chí Minh nắm 6,87%. Ngân hàng không có đối tác chiến lược nước ngoài. Ngoài cổ phần do PNJ (Tổng giám đốc của PNJ là bà Cao Thị Ngọc Dung, vợ ông Bình) nắm giữ, thì ông Trần Phương Bình và gia đình nắm 7,06% cổ phần Ngân hàng Đông Á; tương đương 35,2 triệu cổ phiếu.

Cơ cấu cổ đông của ngân hàng Đông Á.
Cơ cấu cổ đông của ngân hàng Đông Á.

HSC cho rằng diễn biến mới nêu trên không ảnh hưởng đến hoạt động hiện tại của ngân hàng nhưng tương lai về lâu dài của ngân hàng vẫn chưa được định đoạt.

Ngân hàng Đông Á đã và đang hoạt động ổn định dưới sự giám sát của NHNN trong hơn 1 năm qua và thông tin trên sẽ không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên kết quả tái cơ cấu và khả năng thay đổi sở hữu tại Ngân hàng Đông Á vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Mai Ngọc

Các tin khác
PTT: GPBank đã bán toàn bộ 1.000.000 cổ phiếu
PVR: GPBank đã bán toàn bộ 3.000.000 cổ phiếu
PSB: GPBank đã bán toàn bộ 1.700.000 cổ phiếu
Ông Phạm Huy Thông làm chủ tịch GPBank
3 nhà đầu tư đăng ký mua hết 1,8 triệu cổ phần Du lịch Kim Liên do GPBank rao bán
GPBank sẽ được tăng cường cán bộ quản lý cấp cao
Kiểm toán kiến nghị xử lý 38 ngàn tỷ: Kỷ lục 22 năm qua
PVR: Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu - CĐL đã bán 1.350.000 cp
GPBank: ông Hồ Hữu Minh được giao quản lý Hội đồng thành viên
Nhiều ngân hàng sắp thay lãnh đạo cấp cao
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.